Danh sách ‘nguy cơ nhiễm COVID-19′ của Mỹ không có Việt Nam
Các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách cảnh báo đi lại đối với công dân Mỹ là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Ý, Iran và Hong Kong, không có Việt Nam.
Việt Nam không nằm trong danh sách cảnh báo đi lại của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ. Ảnh: THE VERGE
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) không đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ bị cảnh báo hạn chế đi lại đối với công dân Mỹ, trang tin Science Alert ngày 27-2 cho hay.
Theo đó, công dân Mỹ được cảnh báo hạn chế đến một số quốc gia và vùng lãnh thổ vì lo ngại họ có thể nhiễm bệnh COVID-19. Các nước này bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Ý, Iran và Hong Kong.
Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác có xuất hiện các ca bệnh nhưng không thuộc danh sách các điểm đến bị Mỹ cảnh báo đi lại.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng trên một xe buýt ở Việt Nam. Ảnh: BUSINESS INSIDER
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nước có số ca nhiễm virus COVID-19 cao nhất thế giới, bị liệt vào mức cảnh báo số 3: Tránh đi lại không cần thiết.
Nhật, Ý và Iran nằm trong nhóm cảnh báo số 2: Thực hiện phòng ngừa tăng cường và Hong Kong thuộc nhóm cảnh báo số 1: Thực hiện phòng ngừa thông thường.
Video đang HOT
Không có quốc gia nào bị liệt vào mức cảnh báo số 4: Không đi lại.
Cảnh báo chung của CDC đối với công dân khi đến nơi có nguy cơ lây nhiễm là tránh tiếp xúc với người bệnh, không chạm tay vào mắt, mũi, miệng nếu chưa rửa tay và rửa tay thường xuyên.
Theo PLO
Nên sàng lọc thông tin về Covid-19 trước khi đưa tin
Đại diện Bộ Y tế cho rằng, để công tác phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, truyền thông khi đưa tin nên nắm rõ và sàng lọc, khảo sát thông tin về Covid-19 trước khi đăng tin.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo do Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 25/2, nhằm cung cấp thông tin về dịch bệnh Covid-19 đến các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố.
Công khai minh bạch thông tin
Tại buổi họp báo, ông Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) - cho biết: Trong thời gian qua, công tác truyền thông Bộ Y tế đã được triển khai bằng nhiều cách khác nhau ở tất cả các cấp độ. Đặc biệt, trong đợt dịch lần này, Bộ Y tế đã áp dụng các nguyên tắc về truyền thông nguy cơ do WHO đưa ra.
Theo đó, truyền thông nguy cơ tức là truyền thông trong thời gian dịch, những thông tin, những khuyến cáo và ý kiến của các chuyên gia đến tất cả các nhóm công chúng, để họ có thể đủ thông tin và đưa ra các biện pháp, cách thức để bảo vệ mình.
Ông Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) phát biểu tại buổi họp báo
Theo ông Cường, hiện có tới 130 nhân viên thuộc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đang làm việc tại Việt Nam. CDC Hoa Kỳ đã mở 4 văn phòng đáp ứng tình trạng khẩn cấp y tế công cộng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Nha Trang. Các trung tâm này được kết nối trực tiếp với CDC Hoa Kỳ. "Vì thế, thông tin về dịch bệnh tại Việt Nam đều được cập nhật đến từng phút. Chúng ta có muốn giấu cũng không thể nào giấu được", ông Cường thông tin.
Ông Cường nhấn mạnh: Nguyên tắc xuyên suốt trong công tác phòng chống dịch là công khai, minh bạch và không giấu dịch. Ngoài minh bạch thông tin, Việt Nam cũng đang thực hiện phòng chống dịch bệnh cao hơn 1 mức so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Những nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng, hạn chế thấp nhất các ca tử vong và đặc biệt là không để lây lan sang đội ngũ y tế.
Đánh giá cao công tác phối hợp truyền thông của báo chí và các cơ quan ban ngành tại TP. Hồ Chí Minh trong công tác phòng chống dịch Covid-19, tuy nhiên ông Cường cũng lưu ý các cơ quan báo chí cần nâng cao tính chính xác trong thông tin, đặc biệt cần thận trọng trong việc khai thác thông tin tại các nguồn nước ngoài, các thông tin có hàm lượng khoa học về y khoa thấp...
"Ví dụ như thời gian qua xuất hiện các thông tin như: Covid-19 có thời gian ủ bệnh 28 ngày hay người đã chữa khỏi vẫn có thể lây bệnh trở lại, hoặc Covid-19 có thể lây lan trong không khí được phát ngôn bởi một người không có chuyên môn sâu về y tế... Các thông tin đó được truyền đi một cách "tam sao thất bản" gây hoang mang trong dư luận", ông Cường chia sẻ.
Trường học phải là nơi an toàn nhất
Ông Bùi Hữu Toàn - Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) thông tin: Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về các vấn đề phòng, chống dịch và công tác đảm bảo vệ sinh môi trường ở trường học, trong đó phải đảm bảo môi trường ở nhà trường an toàn hơn ở nhà.
Đặc biệt đối với những trẻ nhỏ, mầm non, các giáo viên cần phải chăm sóc kỹ, phối hợp với cha mẹ bảo vệ trẻ. Khi bé bị sốt, ho cần báo ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Liên quan đến phòng chống dịch ở trường học, ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (thuộc Bộ Y tế) - cho hay: Trường học cũng phải tham gia phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Theo đó, nhà trường cần sàng lọc trước để biết được em nào có nguy cơ cao như đi nước ngoài, đi qua vùng dịch hay tiếp xúc với người ho sốt thường xuyên.
Ông Lương Ngọc Khuê (trái) - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thăm hỏi sức khỏe của bệnh nhân Li Zichao người Trung Quốc ,1 trong 2 bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam phát hiện nhiễm bệnh covid -19 (đã được xuất viện)
Về khâu kiểm soát và giám sát, nhà trường nên chuẩn bị nhiều lớp bảo vệ như đo thân nhiệt học sinh, trong lớp thì giáo viên chủ nhiệm quan sát kỹ các dấu hiệu của dịch bệnh Covid-19; đồng thời vệ sinh môi trường, bố trí đầy đủ xà phòng và nước sạch để các em vệ sinh cá nhân.
Khi học sinh có dấu hiệu nhiễm bệnh phải đưa đi kiểm tra y tế, nếu kết quả học sinh không bị nhiễm bệnh thì phải thông tin ngay để các bạn trong lớp không kỳ thị. Ông Hải cho biết, nếu chuẩn bị tốt thì trong trường hợp Chính phủ quyết định cho đi học trở lại thì các trường cũng yên tâm hơn vì đã chuẩn bị từ trước.
Người đến từ vùng dịch Hàn Quốc phải cách ly, không có chuyện tự chọn khách sạn
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Đức Khoa - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) -cho biết: Đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành áp dụng khai báo y tế đối với tất cả khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc, phát hiện sớm những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở và những người đến hoặc đi qua khu vực Daegu, khu Bắc Gyeongsang để tổ chức cách ly y tế kịp thời.
"Tất cả những người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua khu vực Daegu và Bắc Gyeongsang bắt buộc phải cách ly tập trung theo văn bản của Bộ Y tế, không có chuyện thương lượng ở khách sạn" - ông Khoa nhấn mạnh.
Cụ thể, những người nhập cảnh đến hoặc đi qua khu vực Daegu và khu Bắc Gyeongsang trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh, phải được cách ly tại khu cách ly tập trung của tỉnh, thành phố.
Đối với những người trở về từ khu vực khác ngoài Daegu và khu Bắc Gyeongsang thì khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe và phải đến ngay cơ sở y tế để được cách ly, điều trị nếu có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
Hoàng Tỷ
Theo congthuong.vn
Các chuyên gia: Quét thân nhiệt ở sân bay là vô dụng? Mỹ tới nay không phát hiện ca nhiễm COVID-19 nào từ máy quét ở các sân bay và các chuyên gia nói rằng biện pháp này là vô dụng, vì nhiều người nhiễm virus không bị sốt. Hành khách được kiểm tra thân nhiệt ở sân bay Hong Kong - Ảnh: REUTES 11 sân bay tại Mỹ đang áp dụng biện pháp kiểm...