Danh sách cán bộ điều tra gây ra vụ án oan
Một vụ án khi đưa ra xét xử thì bắt buộc phải trải qua khâu đầu tiên là công tác điều tra.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trao quyết định tạm hoãn thi hành án cho ông Nguyễn Thanh Chấn
Những tài liệu chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được hầu như có tác dụng quyết định đến việc truy tố, xét xử của Viện Kiểm sát và Tòa án. Chả thế mà người ta đã có câu “án tại hồ sơ”.
Trong vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn thì rõ ràng cái sai đầu tiên là thuộc về công tác điều tra. Chưa bàn đến chuyện các điều tra viên đã dùng nhục hình bức cung, mớm cung, dụ cung với bị can mà ngay trong khâu thu thập chứng cứ, đánh giá tài liệu, giám định dấu vết… cũng đã có quá nhiều sai sót. Vậy những ai đã tham gia điều tra vụ án này từ đầu?
Đó là các ông:
1. Ông Thái Xuân Dũng, khi đó là Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Phó phòng Cảnh sát điều tra (PC16 ngày ấy). Ông Dũng là người ký kết luận điều tra vụ án để chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Thái Xuân Dũng đã đeo hàm Đại tá và là Chánh thanh tra Công an tỉnh.
Video đang HOT
2. Ông Lê Văn Dũng, ngày ấy là Phó phòng Cảnh sát điều tra trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dũng là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47).
3. Ông Nguyễn Đình Dung là điều tra viên chính của vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dung là Thượng tá, Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
4. Ông Trần Nhật Duật là điều tra viên, nay là Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
5. Ông Đào Văn Nghiên, điều tra viên, nay là Phó trưởng phòng PC45.
6. Ông Nguyễn Trung Thành, điều tra viên, trực tiếp hỏi cung Nguyễn Thanh Chấn. Nay là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng.
7. Một điều tra viên tên là Tân, đã mất.
Được biết, chiều ngày hôm qua (7/11/2013), Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Minh đã yêu cầu các cán bộ điều tra trực tiếp điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn phải làm bản tường trình báo cáo lại toàn bộ quá trình điều tra vụ án này.
Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang cũng sẽ kiên quyết xử lý những ai đã gây nên vụ án oan sai này.
Theo Xahoi
TS-LS Phan Trung Hoài - thành viên Tổ biên tập sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS năm 2003: Bộc lộ khiếm khuyết trong mô hình tố tụng
"Vụ án 10 năm oan sai của công dân Nguyễn Thanh Chấn đã lộ diện những điểm yếu cốt tử của nền tư pháp hình sự nước ta, trong đó không chỉ thể hiện những khiếm khuyết trong mô hình tố tụng hình sự (TTHS), trong đó sự vận hành của các chủ thể thực hiện các chức năng cơ bản trong TTHS chưa được thông suốt, bình đẳng và minh bạch, mà còn thiếu vắng những định chế giám sát và phản biện, dẫn đến nguy cơ oan sai cao, có khả năng xâm phạm quyền con người trong hoạt động tư pháp".
Luật sư Phan Trung Hoài.
Đó là ý kiến chia sẻ của TS-LS Phan Trung Hoài - người được Liên đoàn Luật sư Việt Nam phân công phụ trách Tiểu ban Luật TTHS và là thành viên Tổ biên tập sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS năm 2003. Ông nói:
- Rồi đây, sau quyết định tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, trách nhiệm công vụ, hành chính, dân sự hay hình sự của các cơ quan, cá nhân gây ra sự oan sai này sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, mấu chốt nhất vẫn là vấn đề khả năng tiếp cận, giám sát và phản biện của các chủ thể thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS, vấn đề đánh giá và thu thập chứng cứ, cũng như nhận thức, trách nhiệm của những người được Nhà nước và nhân dân tin cậy thực hiện và bảo đảm công lý.
Có thể nhận rõ sự hạn chế vai trò và sự hiện diện của người bào chữa ngay từ khi vụ án được khởi tố. Những chi tiết mà ông Chấn kể lại với báo chí cho thấy, các cơ quan tố tụng có thể đã không quan tâm vấn đề bảo đảm quyền được tiếp cận với người bào chữa ngay từ khi bắt tạm giam và các buổi hỏi cung, thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường không có mặt người bào chữa. Cần lưu ý là ngay từ đầu, ông Chấn bị khởi tố về hành vi giết người mà mức hình phạt cao nhất có thể là tử hình thì cơ quan điều tra bắt buộc phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật TTHS. Quan trọng nhất là những chứng cứ buộc tội ông Chấn không được thu thập và đánh giá theo đúng trình tự, thủ tục chặt chẽ theo luật định, dẫn đến vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
- Vậy theo ông, để góp phần hạn chế những trường hợp oan sai như vụ án này, nhìn từ góc độ TTHS, cần quan niệm và hướng hoàn thiện pháp luật như thế nào?
- Theo suy nghĩ của tôi, một trong những định hướng căn bản trong việc hoàn thiện mô hình TTHS và sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo đảm quyền bào chữa phải góp phần nâng cao vị thế và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư trong đời sống và trong hoạt động tố tụng; gia tăng phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người bào chữa trong quá trình TTHS. Trên cơ sở đó, cần quy định các trình tự, thủ tục một cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, đảm bảo tính khả thi, tạo điều kiện cho việc hành nghề được thuận lợi, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của luật sư trong quá trình TTHS. Trong điều kiện mô hình TTHS của nước ta hiện nay, việc đảm bảo cho ba chủ thể có trách nhiệm buộc tội, bào chữa và xét xử thực hiện tốt chức năng của mình cần được quán triệt và thực thi đầy đủ, nếu thiếu đi bất cứ yếu tố nào, phá vỡ sự cân bằng trong TTHS thì đều dẫn đến không thực hiện được mục tiêu cơ bản của Bộ luật TTHS đề ra.
Muốn vậy, người bị tạm giữ, bị can có quyền tiếp xúc ngay từ đầu với người bào chữa nhằm đảm bảo tính khách quan của lời khai, loại bỏ các hình thức mớm cung, bức cung, nhục hình. Quyền gặp mặt một cách riêng tư của người bào chữa là cơ sở triển khai hoạt động bào chữa của luật sư trong TTHS. Về bản chất, đây là quyền lợi của các chủ thể tham gia tố tụng và của người bào chữa, nhưng trong quy định của Bộ luật TTHS hiện hành và trong thực tế, đây là quyền lợi bị xâm hại nhiều nhất, đặc biệt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chỉ khi nào cơ quan điều tra và các điều tra viên chia sẻ quan niệm coi người bào chữa là người phản biện, đóng góp vào quá trình tiếp cận với sự thật khách quan của vụ án, cũng như tòa án trở thành người trọng tài phân định và bảo đảm việc tranh tụng dân chủ giữa bên buộc tội và gỡ tội, thì khi đó các tổ chức, cá nhân mới có cơ hội tiếp cận với công lý.
Trong kiến nghị lần này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề xuất một trình tự để tòa án tiến hành đánh giá về tính hợp pháp của quá trình điều tra, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của các bên tranh tụng, loại bỏ các chứng cứ buộc tội được thu thập không hợp pháp, từ đó việc tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội liên quan đến việc đánh giá chứng cứ có cơ hội được thực hiện ngay trước khi tiến hành tranh tụng. Bởi lẽ, suy cho đến cùng, để lọt những chứng cứ buộc tội giả tạo, bị dàn dựng hoặc không đủ căn cứ xác thực dẫn đến xét xử oan sai là trách nhiệm của hội đồng xét xử các cấp.
- Xin cảm ơn luật sư!
Theo Laodong
Án oan chấn động: Điều tra viên giờ đã là một lãnh đạo Một trong những điều tra viên bị nghi là ép cung ông Chấn theo lời ông Chấn cung cấp, hiện là một lãnh đạo của công an huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (phải) thăm hỏi, động viện ông Chấn Ngày 7/11, trả lời phóng vấn phóng viên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang...