“Đánh rơi trái tim” ở Hà Nội 25 năm trước, người phụ nữ gốc Anh tâm sự: “Nhiều người Việt không thể hiểu nổi, vì sao tôi sang đây và muốn sống trọn đời”
“Việt Nam chính là tương lai của tôi. Tôi muốn sống ở đây mãi mãi” – Stella Ciorra – Phó chủ tịch Hội những người bạn di sản Việt Nam tâm sự.
Stelle Ciorra hẹn gặp phóng viên báo Trí Thức Trẻ ở một quán cóc nhỏ ven bờ hồ Tây, gần nơi chị đang sống với một gia đình 3 thế hệ người Việt. Chị gọi một chai Bia Hà Nội, thức uống chị rất yêu thích và bắt đầu câu chuyện.
Ngay từ cuộc gọi đầu tiên, Stella bày tỏ mong muốn được trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt, dù chị vẫn còn gặp khó khăn trong cách diễn đạt và nói rất chậm. Màn hình laptop của người phụ nữ này là lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.
Chị cười và nhắc đi nhắc lại: “Ước mơ lớn nhất đời tôi là sống ở đây, mãi mãi”.
- 25 năm trước, khi lần đầu đặt chân tới Việt Nam, điều gì khiến chị thấy ấn tượng nhất?
- Tôi biết tới Việt Nam qua những bộ phim về chiến tranh nhưng chưa hiểu nhiều về mảnh đất này. Tôi thực sư tò mò và muốn tới Việt Nam. Năm 1995, Việt Nam chưa có nhiều khách du lịch, kể cả tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người ở đây, từ thành phố đến nông thôn, đều rất tò mò, thích thú và chào đón khi nhìn thấy người nước ngoài. Tôi cảm thấy rất ấm áp. Đó cũng là lần đầu tiên tôi đi du lịch bụi.
Đối với tôi, con người luôn là điều ấn tượng nhất. Tôi tin rằng chính con người tạo nên sự khác biệt, làm nên tinh thần và hình ảnh của mỗi quốc gia. Lần đầu tới, tôi đã thấy người Việt Nam luôn muốn cố gắng làm mọi thứ tốt nhất, dù trong hoàn cảnh khó khăn. Và bây giờ vẫn vậy. Đó là điều mà tôi không thấy rõ ở nơi mình sinh ra.
- Kỷ niệm nào trong chuyến đi đó khiến chị nhớ mãi?
- Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên tôi ghé thăm, thành ra có rất nhiều điều mới mẻ. Mảnh đất này lúc đó rất khác so với bây giờ, còn nhiều hoang sơ. Tôi nghĩ mình giống như người đi khám phá.
Tôi không bao giờ quên khi ghé thăm Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam. Gần như chưa có khách du lịch. Xe buýt phải dừng lại trước một cái hố lớn trên con đường lầy lội. Sau đó, tôi phải đi xe ôm để tới điểm đến. Đó là lần đầu tiên tôi ngồi trên xe máy ở Việt Nam và cũng là lần thứ hai trong đời.
- Từ khi nào, chị quyết định sẽ gắn bó với Việt Nam, chứ không đơn thuần chỉ là khách du lịch?
- Ngay khi lên máy bay về Anh sau chuyến đi. Khi ấy, tôi nhận ra mình không muốn rời Việt Nam. Hơn cả một kì nghỉ tuyệt vời, nơi đây là một đất nước thú vị với con người đáng mến. Tôi về Anh và 6 tháng sau đó, tất cả những gì tôi nghĩ tới là Việt Nam.
Mỗi ngày khi thức dậy tôi đều muốn chạy tới sân bay để tới Việt Nam. Khi tiếng chuông báo thức reo lên, tôi đã nghĩ, đó chính là tiếng chuông đánh thức bản thân nhanh chóng quay trở lại mảnh đất này.
Tôi nói với gia đình và bạn bè là tôi muốn sống ở Việt Nam. Mẹ tôi cảnh báo, sống ở một đất nước mới rất khác với đi du lịch. Tôi hiểu điều đó nhưng cũng biết rằng, đó thực sự là những gì bản thân muốn. Tôi không muốn có cảm giác là một người đi du lịch ở Việt Nam.
Sau đó, tôi đã chọn Hà Nội là nhà vì có nhiều người bạn ở đây. Tôi sống, làm việc, đi chơi với bạn bè hằng ngày và trở thành một phần trong cuộc sống của họ.
- Mẹ chị khi ấy đã phản ứng thế nào?
- Ồ, bà rất háo hức. Mẹ nói rằng sẽ rất nhớ tôi nhưng tôn trọng quyết định của con gái. Mẹ tôi cũng rất thích khám phá. Bà luôn tiếc nuối vì đã không chuyển tới Australia để sinh sống và bỏ lỡ giấc mơ của mình. Vì vậy, mẹ muốn ước mơ được sống tại Việt Nam của tôi thành hiện thực.
Giờ đây bà ghé thăm tôi mỗi năm hai tháng. Mẹ biết tất cả những người bạn Việt Nam và rất tự hào về cuộc sống của tôi ở nơi đây.
Tôi cũng nhận được sự ủng hộ của bạn bè. Họ rất háo hức, xen chút ghen tị và vẫn luôn nói rằng tôi thật dũng cảm.
- Khi mới sinh sống và làm việc ở Việt Nam, khó khăn lớn nhất của chị là gì?
Video đang HOT
- Mọi thứ đều mới mẻ nhưng tôi không nghĩ có điều gì quá khó khăn. Có chăng chỉ là ngôn ngữ. Lúc đầu, tôi không biết nói tiếng Việt. Hồi đó, cũng không có nhiều người nói tiếng Anh như bây giờ.
Từ 2015 đến nay, tôi thuê chung nhà với một gia đình người Việt Nam 3 thế hệ. Tôi và họ là một gia đình lớn, gồm hai cặp vợ chồng, mẹ của họ, ba đứa trẻ, hai con mèo và tôi.
Giờ đây, tôi có rất rất rất nhiều niềm vui. Tôi vui khi nói được tiếng Việt dù không tốt lắm, vui khi có nhiều người bạn tuyệt vời.
Nhiều người hỏi tôi về sự thích nghi với giao thông và thời tiết khác biệt. Tôi thấy giao thông chưa tốt lắm vì có quá nhiều xe cộ nhưng không có vấn đề gì cả. Đó là một phần của Việt Nam.
Vấn đề có lẽ là cái nóng của mùa hè Hà Nội vì trời nóng ẩm. Tôi không nghĩ là mình có thể quen được. Vì vậy, tôi hay về Anh vào thời điểm này để thăm gia đình.
- Chị đã khắc phục vấn đề ngôn ngữ thế nào?
- Tôi quyết định học tiếng Việt từ năm 1996, khi còn đang ở Anh. Một tuần hai giờ trong suốt một năm vào tối thứ 2 hàng tuần.
Khi tới Việt Nam, tôi cố gắng luyện tập tiếng Việt và kết bạn. Tôi viết tiếng Việt ra giấy để giao tiếp với họ và tự học thêm.
Điều dễ nhất với tôi là dịch từ văn bản viết tiếng Việt sang tiếng Anh. Điều khó nhất với là nghe người Việt Nam nói tiếng Việt. Mọi người nói được khoảng 20 câu, tôi mới hiểu xong được 1 câu.
- Suốt quãng thời gian hòa nhập ấy, có bao giờ chị muốn trở lại nước Anh?
- Không bao giờ. Trái tim tôi đã ở Hà Nội. Sự kết nối của tôi với người Việt mạnh mẽ vô cùng. Tôi có những người bạn thực sự.
Người trẻ Việt rất tôn trọng người già và sẵn sàng giúp đỡ. Thậm chí, gia đình mà tôi đang sống cùng đã nói rằng, họ sẽ chăm sóc tôi khi về già. Điều đó khiến tôi cảm thấy hạnh phúc.
Ở đây, tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn. Rất nhiều người Việt Nam không hiểu tại sao tôi rời nước Anh và muốn sống ở đây đến suốt đời. Và tôi cũng không hiểu tại sao luôn (cười lớn).
Thật ra cuộc sống của tôi ở Anh trước đây rất tốt, cho tới khi tới Việt Nam. Tôi có cảm giác thực sự kỳ lạ và gắn kết với mảnh đất và con người nơi đây. Nhiều người muốn đến Việt Nam vì sẽ có cuộc sống tốt hơn ở đây với mức thu nhập của họ, nhưng tôi thì không.
- Thu nhập ở Việt Nam có giúp chị có một cuộc sống tốt hơn không?
- Nếu chỉ duy trì công việc ở Việt Nam như hiện tại, có lẽ là vừa đủ sống. Tuy nhiên, tôi làm thêm một công việc từ xa ở nước ngoài nên có điều kiện sống thoải mái hơn một chút.
Tôi yêu thích công việc ở Việt Nam hiện tại vì nó không chiếm hết toàn bộ thời gian. Quỹ còn lại tôi sẽ dành để tìm hiểu về văn hoá và con người nơi đây. Tôi theo đuổi lối sống đơn giản và không mua sắm nhiều nên mọi thứ rất dễ chịu.
- Sau nhiều năm gắn bó với mảnh đất này, chị cảm thấy điều hài lòng nhất về bản thân là gì?
- Tôi dũng cảm hơn, tự tin hơn nhiều so với khi mới tới Việt Nam. Sự tự tin đó đến từ hội Những người bạn của di sản Việt Nam.
Khi chuyển tới một đất nước mới, khá là khó để có những bạn thực sự vì rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Kết bạn tại Việt Nam rất dễ, nhưng để duy trì tình bạn thì khó hơn nhiều. Tôi tự hào vì giữ được tình bạn tốt với hai người bạn Việt Nam, dù từng làm họ thất vọng vì hiểu nhầm trong văn hóa và ngôn ngữ.
Thật kì lạ là ở Anh, tôi không thích nói chuyện với mọi người. Tôi thích ở một mình. Nhưng nhiều năm qua ở Hà Nội, tôi sống cùng rất nhiều người trong cùng một căn nhà. Mẹ tôi cũng thấy khó hiểu. Còn tôi thì thấy hạnh phúc vô cùng.
- Nhắc tới Hội những người bạn di sản Việt Nam (FVH), điều gì đã đưa chị tới và trở thành Phó chủ tịch?
- FVH đã được thành lập cách đây hơn 20 năm, vào tháng 10/1999 bởi một nhóm người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Vì muốn hiểu hơn về văn hóa về truyền thống của Việt Nam, họ đã hợp tác với những học giả hàng đầu trong nước và FVH được thành lập.
Dù tới Hà Nội từ năm 1995 nhưng phải rất lâu sau tôi mới biết tới FVH và gia nhập hội với tư cách là một thành viên bình thường. Hiện tại, với vai trò Phó chủ tịch, tôi hỗ trợ John – Chủ tịch ủy ban – và ra quyết định, sát sao công việc khi Chủ tịch vắng mặt.
Ngoài ra, trách nhiệm của tôi là đối chiếu chương trình hàng tháng, cập nhật lịch và phát hành thư. Tôi cố gắng tham dự hầu hết các sự kiện vì nghĩ điều quan trọng là có sự hiện diện của Ủy ban tại mỗi sự kiện.
Tôi yêu thích cơ hội hợp tác với các nghệ nhân ở nhiều làng nghề truyền thống, giúp quảng bá nghề của họ đến với nhiều đối tượng hơn và góp phần duy trì các ngành nghề truyền thống quan trọng của Việt Nam.
- Vì sao chị lại chọn Việt Nam chứ không phải là bất cứ một nước Đông Nam Á nào khác để tìm hiểu văn hóa?
- Đây là một câu hỏi rất hay. Tôi thường tự hỏi mình, nếu thay vì đến Việt Nam bằng đến Ấn Độ, Campuchia, Lào… thì tôi có chọn một trong những quốc gia đó làm nhà của mình không. Tôi cũng tự hỏi mình rằng nếu lần đầu tiên tôi đến Việt Nam vào năm 2020 thì liệu tôi có yêu nó nhiều như năm 1995 không?
Có một sự thật thú vị rằng tôi mang trong mình một nửa dòng máu người Ý vì bố tôi là người nước này. Văn hóa Ý và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, gần gũi hơn nhiều so với người Anh và người Việt.
Ở Ý, tầm quan trọng của gia đình, trẻ em, truyền thống của các ngôi làng được đề cao. Mọi người cùng ngồi quây quần quanh mâm cơm. Những con đường cũng hỗn loạn và ồn ào. Có lẽ tôi cảm thấy gần gũi với đất nước Việt Nam thông qua một nửa dòng máu ý chảy trong người.
Đối với văn hóa Việt Nam, tôi yêu cách truyền thống ăn sâu vào xã hội, con người. Ngay cả khi Việt Nam hiện đại hóa, những truyền thống cũ vẫn là kim chỉ nam của đất nước. Bạn có thể thấy được điều đó thông qua tầm quan trọng của lịch âm.
- Khi nghiên cứu sâu, chị hiểu thêm những gì nét tốt đẹp gì trong văn hóa và con người Việt?
- Càng tìm hiểu tôi càng đặt ra nhiều câu hỏi. Có những thứ chuyên sâu đến mức tôi sẽ không bao giờ thực sự hiểu. Nhưng tôi càng đánh giá cao tính cách đặc biệt của người Việt Nam. Giá trị gia đình rất quan trọng và giữ cho các truyền thống tồn tại tạo nên một quốc gia đặc biệt. Nếu mất đi truyền thống văn hóa, Việt Nam sẽ bị hòa tan trong bất kỳ quốc gia châu Á nào.
Trong FVH, chúng tôi tạo ra các chuyến tham quan tuyệt vời, đưa ra ý tưởng cho các bài giảng và sự kiện, lên kế hoạch và tạo ra các chuyến du ngoạn. Chúng tôi mong muốn giới thiệu những điều mới lạ, ngạc nhiên cho các thành viên – bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam.
- Chị đánh giá thế nào về sự hiểu biết, nghiên cứu, ý thức bảo tồn và truyền bá văn hóa của giới trẻ Việt hiện nay?
- Tôi thấy hiểu biết của các bạn trẻ Việt Nam về việc bảo tồn và truyền bá văn hoá ngày càng tốt hơn. Ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam tham gia và cống hiến cho FVH. Tôi nghĩ là họ hiểu được tầm quan trọng của văn hoá. Độ khoảng 10 năm trước, tôi không thấy rõ điều này.
Gần đây, trong những hoạt động của FVH, có sự tham gia của nhiều gia đình Việt Nam. Những thế hệ người Việt Nam về sau đang quan tâm nhiều hơn về việc bảo tồn và giáo dục trẻ từ khi còn nhỏ. Tôi tự hào về điều này.
Có thể là các bạn trẻ chưa biết nhiều về văn hóa nhưng tôi thấy mong muốn học hỏi của họ rất lớn. Vì vậy, chúng tôi cố gắng tìm hiểu những thông tin có giá trị để đưa vào các tour đi bộ để người tham gia có thể hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá.
Mỗi tuần một lần, tôi gặp nhà nghiên cứu về văn hoá Hà Nội – Nguyễn Việt Dũng. Ông ấy có rất nhiều sách để tôi có thể học về văn hoá Hà Nội. Đó là cách tôi tìm những thông tin hữu ích cho các hoạt động của FVH.
- Sau nhiều năm gắn bó với Việt Nam và FVH, ước mơ của chị trong thời gian tới là gì?
- Sống ở đây, mãi mãi. Việt Nam chính là tương lai của tôi. Tôi muốn sống ở đây đến hết cuộc đời. Cũng như luôn luôn là một phần trong cuộc sống của những người bạn của tôi và FVH. Tôi còn một mong muốn khác nữa là cho dù Việt nam phát triển đến đâu, mọi người vẫn giữ được những nét văn hoá. Đó là điều khiến Việt Nam trở nên đặc biệt và độc đáo trong mắt bạn bè quốc tế.
Có một điều đặc biệt là năm nay sẽ là năm đầu tiên tôi ăn Tết ở Việt Nam. 24 năm qua, tôi chưa từng có một cái Tết trọn vẹn với nơi đây. Khoảng thời gian đó, tôi thường phải hoàn thiện công việc ở nước ngoài.
Năm nay, tôi quyết định sẽ gác lại tất cả để ăn Tết âm đúng nghĩa như một người Việt. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để tôi khám phá bởi những ngày này, thủ đô sẽ vắng vẻ hơn ngày thường. Cảm giác gần hơn với Hà Nội mà tôi biết trong lần đầu tiên tôi tới Việt Nam. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn thực sự yêu, rất yêu nơi này.
Cảm ơn những chia sẻ của chị.
Bài: Hồng Đăng
Thiết kế: Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ
Nghẹn lòng trước câu chuyện cậu em trai từ bỏ giấc mơ Đại học để nuôi chị gái học đến ngày thành danh
"Không biết ở thiên đường có trường Đại học không, thế nhưng hàng năm, tôi vẫn sẽ đốt cho em trai tôi một ít tài liệu thi vào đại học, tôi muốn cho em ấy ở trên thiên đường được học đại học như ước nguyện...", đó là một câu chuyện vô cùng xót xa.
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng luôn mặc định cho mình một tình yêu thương vô điều kiện đối với gia đình, chấp nhận hy sinh mọi thứ mà chẳng bon chen, toan tính hay đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào bao giờ. Đó là mối gắn kết tự nhiên, bền bỉ giữa cha mẹ, giữa anh chị em dưới cùng 1 mái nhà. Đương nhiên rồi, chúng ta sẽ không bao giờ vì cha mẹ lam lũ, vất vả mà oán trách, cũng chẳng vì anh em nghèo khó mà khinh miệt, chối bỏ. Chính sợi dây tình cảm đã gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau như một điều thiêng liêng, kỳ diệu. Thậm chí ta có thể đánh đổi cả tương lai, ước mơ và tuổi trẻ của mình để những người thân yêu được bình an, vui vẻ.
Như mới đây, câu chuyện về cậu em trai quyết từ bỏ ước mơ, công danh, sự nghiệp để nuôi chị gái đến ngày tốt nghiệp Đại học đã khiến cộng đồng mạng phải nghẹn ngào, rưng rưng rần rần truyền tai nhau trên khắp các diễn đàn. Cậu em trai tuy chịu nhiều thiệt thòi mà vẫn thương mẹ, thương chị hết mực, cố gắng chắt chiu từng đồng tiền mồ hôi nước mắt ở xứ người để nuôi chị học Đại học. Nhưng trớ trêu thay sau đó không lâu một điều đau đớn đáng tiếc đã xảy ra...
Nguyên văn câu chuyện nghẹn lòng về chàng trai ấy như sau:
Em trai à, ở thiên đường có đại học không?
Năm ấy tôi 3 tuổi, bố tôi mắc bệnh nặng, không chịu được bao lâu thì qua đời. Năm ấy, em trai tôi hai tuổi và mẹ tôi từ ấy về sau cũng không tái hôn nữa. Lúc tôi lên 6, mẹ đưa tôi cùng em trai cùng nhau vào tiểu học. Từ ấy trở đi tôi với em tôi lúc nào cũng như hình với bóng. cấp hai hay cấp ba chúng tôi đều học cùng một lớp, tôi với em tôi luôn cổ vũ học tập lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
Mùa hè năm 1994, nhà tôi đều nhận được hai giấy báo trúng tuyển đại học, cả thôn làng đều phấn khởi, người trong nhà tôi lại càng phấn khích hơn. Nhưng hưng phấn không được bao lâu, mẹ tôi liền buồn rầu. Học phí gần một vạn, đối với nhà tôi mà nói, đấy chính là một con số trên trời. Mẹ tôi bán hết tất cả lợn, gà, lương thực, lại trèo đèo lội suối đến nhà ông chủ phía Tây mượn tiền. Mãi cho đến trước hôm báo danh mấy hôm, cộng lại tất cả cũng chỉ có 4000 tệ.
Buổi tối hôm ấy, mẹ gọi tôi với em tôi vào, còn chưa mở miệng, nước mắt đã chảy ra: "Con à, hai con đều cùng vào đại học mẹ rất vui, nhưng mà trong nhà kinh tế không có, cho dù mẹ có đi bán máu, cũng chỉ có khả năng đưa một đứa đi học". Tôi và em trai ngồi lẳng lặng nghe một bên, im lặng không lên tiếng. Một lúc sau, em trai tôi thấp giọng nói:"Chị đi đi", tôi nhìn em tôi mặt nó đỏ hồng, nhưng vẫn cố tỏ ra như không có gì. Mẹ tôi dùng ống tay áo lau nước mắt, không nói gì.
Tôi quay lại nói với mẹ: "Mẹ hãy để cho em đi đi, con trước sau gì chẵng phải lấy chồng". Tôi biết bản thân đang nghĩ một đằng nói một nẻo. Học đại học là lối thoát duy nhất của những đứa trẻ trong thôn chúng tôi, tôi nằm mơ cũng muốn mình được bước ra khỏi cửa "nông" này. Em trai tôi nói: "Vẫn là chị nên đi thì hơn, em ở nhà ít nhiều gì vẫn có sức lao động, vẫn có thể giúp mẹ làm việc ở trên đồng, tạo điều kiện tốt cho chị đọc sách. Nếu như em đi, thì hai người có thể cung cấp cho em sao?".
Tranh luận thật lâu, cuối cùng vẫn không có quyết định. Vào đêm hôm ấy, bên ngoài rất yên tĩnh, yên tĩnh đến mức có thể nghe âm thanh trở mình không ngủ của mỗi người ở trên giường. Ngày hôm sau, em trai tôi rời giường từ rất sớm, em đứng ở nhà chính thảo luận với mẹ: "Mẹ, mẹ hãy cho chị đi học đi, chị ấy đi học đại học rồi, tương lai mới có thể gả cho gia đình tốt". Tuy thanh âm của em ấy không lớn nhưng cũng đủ để cho những người trong phòng nghe phải rơi lệ.
Mẹ vào tôi sau khi ngủ dậy mới biết, ở trên bàn là một đống giấy vụn, là bức thư thông báo trúng tuyển đại học của em trai, đã bị xé tan thành từng mảnh. Em ấy đã đưa ra quyết định cuối cùng cho gia đình tôi. Lúc tiễn tôi ra xe lửa, mẹ và tôi đều khóc, chỉ có em trai tôi là cười ha ha nói: "Chị, chị nhất định phải học thật giỏi nhé!". Nghe thấy em tôi nói, tôi lại cảm thấy dường như em tôi mới là người lớn hơn tôi vài tuổi.
Năm 1995, nạn châu chấu hiếm thấy hoành hành ở quê tôi, lương thực đều không thu hoạch được. Em trai viết thư cho tôi, nói là phải đi làm công. Em tôi đi theo một người quen tới Quảng Châu. Vừa mới bắt đầu, nên rất khó tìm việc, em ấy phải đi tới bến tàu làm lao động, giúp người ta khiêng bao tải cùng rương hàng hóa. Sau đấy em ấy tìm được một việc làm ở một xưởng bật lửa, bởi vì là lương theo sản phẩm, nên em tôi lao vào công việc, mỗi ngày đều muốn làm mười mấy tiếng đồng hồ, thậm chí là lâu hơn. Đây là do người đồng hương cùng làm việc với em ấy nói cho tôi biết. Ở trong thư em ấy từ đầu đến cuối chỉ nói những chuyện tốt, không nói chuyện xấu cho tôi.
Mỗi tháng em tôi đều sẽ đúng hẹn gửi tiền tới trường học cho tôi, cho tôi làm phí sinh hoạt. Sau đó em ấy dứt khoát muốn tôi làm một cái thẻ ngân hàng, để em ấy trực tiếp gửi tiền tiết kiệm vào thẻ cho tôi. Mỗi lần tiền từ trong thẻ đi ra, tôi đều cảm thấy rất ấm áp, cũng cảm thấy hổ thẹn và tự trách vì sự ích kỷ trong lòng của mình.
Cái tết đầu tiên sau khi em trai tôi rời quê hương, em không về nhà, em ấy nói trước với chúng tôi rằng, vì ngày tết nên vé xe rất khó mua, có rất nhiều người về quê, lười chen, hơn nữa vì là tết nên tương đối bận rộn, thu nhập cũng sẽ cao hơn một chút. Tôi biết, em ấy đâu phải là lười chen xe, em ấy ít nhiều gì cũng suy nghĩ rằng phải tiết kiệm một ít tiền, kiếm nhiều tiền một chút, để cung cấp tiền cho tôi đi học.
Sau này em tôi lại đi làm ở một xưởng tiện (gỗ), em nói lương ở bên ấy cao hơn một chút. Tôi nhắc nhở: "Nghe nói xưởng tiện rất dễ xảy ra chuyện, em nhất định phải cẩn thận một chút. Chờ chị học xong đại học đi làm rồi, em nhất định phải đăng kí danh sách người quá tuổi thi vào trường đại học, sau đó chị sẽ kiếm tiền tạo điều kiện cho em đi học".
Cuối cùng tôi cũng thuận lợi tốt nghiệp đại học. Tôi rất nhanh tìm được một công việc yêu thích ở trong thành phố. Em trai gọi điện thoại đường dài tới chúc mừng tôi, cũng căn tôi phải làm việc thật giỏi. Tôi bắt em mình bỏ việc về nhà ôn lại bài vở, chuẩn bị cho kì thi đại học dành cho người quá tuổi vào năm nay. Em tôi lại nói, tôi vừa mới đi làm khẳng định thu nhập không nhiều lắm, em ấy muốn làm việc thêm nửa năm, kiếm nhiều thêm một ít tiền thì sẽ trở về. Tôi muốn em mình ngay lập tức bỏ việc, nhưng em tôi vẫn kiên trì với ý kiến của mình, cuối cùng tôi cũng đành phải thỏa hiệp với nó.
Tôi nằm mơ cũng không nghĩ tới lần thỏa hiệp này của tôi chính là mạng của em trai mình. Em tôi gặp chuyện không may lúc tôi đang ở trong phòng làm việc xử lý văn kiện thì chuông điện thoại reo, một giọng Quảng Đông đặc xịt vang lên, tôi nghe được loáng thoáng đầu dây bên kia hỏi tôi: "Cô có phải là chị của Lê Binh không?". Tôi đáp: "Phải ạ, có chuyện gì không ạ?"
- Em trai cô xảy ra chuyện rồi, mời cô lập tức qua đây một chuyến!
Đâu tôi oang một cái, vội vàng hỏi đã xảy ra chuyện gì. Thì bên kia nói, máy móc khống chế không nhạy, Lê Binh bị bánh răng bên cạnh cán nát thân trên, đang ở bệnh viện cấp cứu. Tôi với mẹ của mình ngồi xe lửa suốt đêm đi tới Quảng Châu. Lúc chúng tôi chạy tới bệnh viện, cũng là lúc mà bác sĩ phụ trách chăm sóc em tôi nói cho chúng tôi biết, em tôi đã không cứu được, đã rời xa nhân thế. Mẹ tôi lúc ấy nghe xong liền ngất.
Ở phòng giữ xác, nhìn thấy di thể của em trai. Nhìn thấy bả vai bên trái, bộ ngực hay cả cánh tay đều đã mất, gương mặt đen gầy, bởi vì đau đớn mà biến đổi nghiêm trọng, cái bộ dáng thảm hại này khiến người ta nhìn vào chỉ có đau xót. Đồng nghiệp của em ấy đã nói cho chúng tôi biết, lúc còn sống, khi được bệnh viện cấp cứu, em ấy đã không muốn đồng nghiệp nói cho chúng tôi biết rằng em ấy xảy ra chuyện, em ấy không muốn chúng tôi phải lo lắng.
Lúc thu dọn di vật của em ấy, tôi phát hiện ra trong ngăn kéo có hai bảo hiểm tai nạn cá nhân tử vong ngoài ý muốn, người được lợi ích sẽ là mẹ tôi và tôi. Mẹ tôi cầm hợp đồng nức nở khóc, nói:"Binh Nhi à, mẹ không cần tiền của con, mẹ muốn nhiều tiền như vậy để làm gì. Mẹ muốn con trở về, con trở về cơ.." Trong ngăn kéo còn một bức thư đã được dán thật chặt, là viết cho tôi :"Chị ơi, mua xuân đến nhanh thật, đã 3 năm em chưa về nhà, em thực sự rất nhớ mọi người. Hiện tại, rốt cuộc chị cũng tốt nghiệp được đi làm, em cuối cùng cũng có thể giải ngũ về quê được rồi.
Em tôi ra đi cũng đã lâu, nhưng tôi và mẹ đều không thoát ra được nỗi đau này, Không biết ở thiên đường có trường đại học không, thế nhưng hàng năm, tôi vẫn sẽ đốt cho em trai tôi một ít tài liệu thi vào đại học, tôi muốn cho em ấy ở trên thiên đường được học đại học như ước nguyện...
Dịch: Tô Bà Bà - Nguồn: Fanpage Tô Bà Bà -
Theo helino
Hoá ra bé Sa là "bản sao thất lạc" lúc nhỏ của Sơn Tùng M-TP: Con mẹ Quỳnh Trần JP sau này không hot boy cũng cực phẩm "vạn người mê"! Dân tình đang chờ đợi ngày 2 cực phẩm xuất hiện cạnh nhau lắm đây. Sơn Tùng M-TP là nam ca sĩ nổi tiếng nhất hiện nay. Anh chàng không chỉ nhận được sự yêu mến bởi tài năng ca hát, gout thời trang "ăn tiền" mà còn bởi diện mạo cực kì điển trai. Ngay khi Sơn Tùng khoe ảnh hiếm thưở...