‘Đành phải chờ xem Trung Quốc làm gì tiếp với 4 giàn khoan khác’
Đó là nhận định của ông Gregory Poling, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS-Mỹ), trước phiên thảo luận kín về giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) diễn ra sáng nay 21.6 tại hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng.
Các tàu hộ tống của Trung Quốc tăng cường co cụm quanh giàn khoan trái phép Hải Dương-981 – Ảnh: Độc Lập
Ông Poling, đồng chủ trì phiên thảo luận, nói với Thanh Niên Online trước khi bắt đầu: “Việc Trung Quốc cho đang triển khai thêm 4 giàn khoan dầu xuống biển Đông không nên làm phân tán tập trung vào giàn khoan Hải Dương-981 vì mọi vấn đề chính đều xuất phát từ giàn khoan này. Hơn nữa, 4 giàn khoan này không xâm phạm chủ quyền các nước khác và chúng cũng không có công suất khai thác dầu như Hải Dương-981″.
Vị trí của giàn khoan Nam Hải 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc ( CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường
Video đang HOT
Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore)
Tuy vậy, ông Poling cho rằng cho tới bây giờ chỉ có thể biết được vị trí hiện tại của 4 giàn khoan trên. Trong tương lai, “thật không may là đành phải chờ xem Trung Quốc làm gì tiếp với chúng”, ông Poling nói.
Ngày 20.6, Reuters đưa tin Trung Quốc đang triển khai 4 giàn khoan dầu xuống biển Đông, gần 2 tháng sau khi nước này đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, giàn khoan Nam Hải 9 đến vị trí thăm dò tại vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa của Trung Quốc vào ngày 20.6. Hai giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ được đưa đến vùng biển nằm giữa phía nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa, còn giàn khoan Nam Hải 4 sẽ nằm gần bờ biển Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng đồng ý là những động thái hạ đặt giàn khoan như thế đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng nhằm phục vụ cho các động cơ chính trị chứ không phải kinh tế.
Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nói với Thanh Niên Online: “Vị trí của giàn khoan Nam Hải 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường”.
Trong cuộc họp báo ngày 20.6 của Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Jen Psaki cũng khẳng định nước này sẽ “theo dõi chặt chẽ” đường đi nước bước của các giàn khoan và nếu chúng đi vào vùng biển tranh chấp đồng thời có những “hành động hung hăng” xảy ra, khi đó Mỹ sẽ tiếp tục lên tiếng.
Theo VNE
Mỹ lên tiếng về 4 giàn khoan Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông
Theo Reuters, hôm 20/6, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tiếp đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông trong bối cảnh khu vực vốn đã căng thẳng vì giàn khoan Hải Dương 981 của nước này.
Reuters cho hay, tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vẫn chưa có đẩy đủ thông tin về vị trí của các giàn khoan nên chưa thể đưa ra bình luận gì cụ thể. Tuy nhiên, bộ này cảnh báo, Trung Quốc sẽ gây thêm căng thẳng nếu những giàn khoan này được đưa vào các vùng biển đang có tranh chấp.
Một trong nhiều chiếc tàu của Trung Quốc đi theo giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, nói: "Nếu giàn khoan được đặt trong vùng biển tranh chấp, đó sẽ là một điều rất đáng lo ngại. Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực này chắc chắn là lợi ích quốc gia của chúng tôi".
Bất chấp việc đang triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đưa thêm 4 giàn khoan khác vào Biển Đông trong thời điểm căng thẳng như hiện nay, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, vẫn biện minh: "Đối với các hoạt động bình thường như thế này, không cần phải nói quá nhiều hoặc đưa ra bất kỳ liên hệ cụ thể nào. Xin đừng lo lắng, sẽ không có vấn đề gì".
Tất cả 4 giàn khoan (bao gồm Nam Hải 2, Nam Hải 5, Nam Hải 4 và Nam Hải 9) mới được triển khai đều thuộc sự quản lý và sở hữu của Công ty Giàn khoan Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc Tổng công ty dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Theo hãng tin AP, hôm 19/6, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa Hải Nam 9 vào gần hơn bờ biển Việt Nam, một động thái rõ ràng cho thấy sự hung hăng, trắng trợn của Trung Quốc.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo VNE
Bộ Quốc phòng Mỹ: Vì lợi ích, Trung Quốc sẵn sàng gây hấn Phía Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục có các động thái phù hợp để giúp duy trì ổn định và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Theo Kyodo News, trong bản báo cáo hàng năm về hoạt động quân sự của Trung Quốc phát hành hôm 5/6, Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ lo ngại rằng, chiến lược của Bắc...