Dành nhiều ưu tiên cho các dân tộc rất ít người
Với quyết tâm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển của nhóm DTTS ít người, dân tộc còn nhiều khó khăn với đồng bào các dân tộc khác, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đã xây dựng Dự án số 9 “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”.
Trong số 54 dân tộc của nước ta, có 16 dân tộc rất ít người (khoảng hơn 16.000 hộ), hiện đang sống rải rác tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tập trung nhiều ở 93 xã của 12 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum.
Đồng bào dân tộc Chứt (huyện Minh Hoa, tỉnh Quảng Bình) vệ sinh thôn bản
Có dịp lên công tác tại các bản đồng bào dân tộc rất ít người như: người Cống, Mảng, La Hủ ở Lai Châu; người Phù Lá, Bố Y, Cờ Lao ở Hà Giang; người Chứt ở Hà Tĩnh; người Brâu ở Kon Tum… dễ dàng nhận thấy khoảng cách không nhỏ trong phát triển kinh tế – đời sống của các dân tộc này với các dân tộc phát triển khác.
Bên cạnh một bộ phận đồng bào rất ít người đã biết vận dụng các chính sách của Nhà nước để lao động, sản xuất, vẫn còn không ít những người đàn ông La Hủ đang tuổi lao động nhưng sáng say chiều xỉn; nhiều phụ nữ dân tộc Mảng sinh con khi mới 14 – 15 tuổi và sinh tới 4 -5 con; nhiều hộ gia đình người Chứt, người Brâu mòn mỏi vì hết gạo trợ cấp là đói… Đây đó vẫn còn những đứa trẻ con em dân tộc rất ít người bụng ỏng, đít beo vì suy dinh dưỡng; nhiều thầy cô vẫn phải chủ động khai sinh cho học sinh vì cha mẹ chỉ nhớ con sinh vào mùa nào trong năm; đến nay chữ nghĩa vẫn là cái gì đó xa xỉ với nhiều bà con dân tộc rất ít người…
Thực tế những năm qua, Nhà nước đã có không ít các chính sách dành cho các dân tộc ít người. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, sinh sống ở những địa bàn xa xôi, khó khăn… nên dẫu có nhiều cải thiện so với những năm trước, nhưng khoảng cách chênh lệch của nhóm các DTTS rất ít người với các dân tộc khác vẫn rất lớn.
Nhiều phụ nữ người dân tộc Mảng (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) vẫn lấy chồng rất sớm
và sinh nhiều con
Video đang HOT
Đây chính là nguyên nhân để Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đã xây dựng một dự án đầu tư (Dự án số 9) dành riêng cho nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Với dự án này, mục tiêu đặt ra là xóa đói nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS rất ít người; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các thôn, bản – nơi sinh sống tập trung của đồng bào DTTS rất ít người. Thực hiện được mục tiêu này cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường, rừng đầu nguồn, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh phên dậu.
Theo đó, dự án sẽ tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2021 – 2025; phát triển kinh tế – xã hội các dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao; hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội bền vững người thiểu số Đan Lai; đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc – gia cầm cho hộ DTTS rất ít người và DTTS còn nhiều khó khăn; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi… Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 – 2025 ước tính khoảng gần 14.000 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này cùng việc đầu tư đồng bộ cho các lĩnh vực như: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc… hy vọng rằng, khi Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 triển khai thực hiện – tư duy, cách thức sản xuất, đời sống của các dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn sẽ có những chuyển biến tích cực – từng bước nâng cao vị thế của các DTTS rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Xây dựng nông thôn mới ở Quế Hiệp: Sức bật từ trồng rừng, chăn nuôi
Xã Quế Hiệp (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp.
Nhưng với sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cùng cách làm sáng tạo và hiệu quả, diện mạo Quế Hiệpđã có nhiều đổi thay, tươi mới hơn.
Đời sống được nâng cao
Đến xã Quế Hiệp vào những ngày này, chúng tôi có thể cảm nhận rõ được những đổi thay của địa phương này. Hạ tầng cơ sở nông thôn được đầu tư ngày một hoàn thiện, kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng lên, nhà nhà cùng thi đua xây dựng đời sống văn hóa, tích cực tăng gia sản xuất nâng cao thu nhập.
Hệ thống GTNT ở Quế Hiệp ngày càng được đầu tư đồng bộ đã giúp cho người dân đi lại và sản xuất hiệu quả. Ảnh: T.H
Đến nay, Quế Hiệp đạt 14/19 tiêu chí, còn 5 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm. Địa phương đang tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn thiện và hướng đến xã NTM.
Ông Trần Anh Toàn - Chủ tịch UBND xã Quế Hiệp cho biết, trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ từ cấp trên; cùng với sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và toàn thể người dân đã giúp nền kinh tế địa phương có những thay đổi rõ rệt; tỷ trọng phát triển công nghiệp - nông nghiệp - thương mại - dịch vụ đã có những thay đổi tích cực; thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể và tính đến cuối năm 2019 đã đạt 35 triệu đồng.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững và Chương trình xây dựng NTM, thời gian qua Quế Hiệp đã xây dựng và triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo hỗ trợ bò cái sinh sản cho các hộ thoát nghèo...
Đối với nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất nếp đắng tại thôn Lộc Thượng và dự án hỗ trợ giống lúa PC6 tại thôn Lộc Thượng và thôn Trung Hạ, với kinh phí hỗ trợ là 250.000.000 đồng.
Hoạt động của hợp tác xã có bước chuyển biến tích cực, sản phẩm nếp đắng Lộc Đại đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận 3 sao theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)...
Đường giao thông nông thôn tại xã Quế Hiệp được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.
"Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng", Chương trình xây dựng NTM ở Quế Hiệp đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần nâng cao đời sống người dân".
Ông Trần Anh Toàn - Chủ tịch UBND xã Quế Hiệp
Ông Toàn cho biết thêm, hiện nay, toàn xã có diện tích tự nhiên gần 4.000ha, trong đó có gần 2.800ha diện tích đất rừng, hơn 1.100 hộ tham gia trồng rừng, chiếm hơn 2/3 số hộ trong xã có rừng. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ kinh tế rừng...
"Nhờ khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt thế mạnh về trồng rừng và chăn nuôi mà kinh tế của xã tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Xã đã xây dựng được nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao, như: Mô hình trồng rừng, trồng nấm rơm, nuôi heo, nuôi bò, nuôi gà..." - ông Toàn chia sẻ.
Từ các chính sách phát triển kinh tế, an sinh - xã hội được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Đến cuối năm 2019 hộ nghèo theo chuẩn NTM mới giảm còn 4,26%...
Vùng quê thay áo mới
Ông Trần Anh Toàn cho biết thêm, xác định xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, đảng ủy, chính quyền xã luôn phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhằm động viên, khích lệ cho cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM.
Với sự đồng lòng của người dân và nguồn kinh phí từ Chương trình NTM, thời gian qua, nhiều công trình, dự án trường học, đường giao thông... ở Quế Hiệp đã được triển khai xây dựng. Trong đó, xây dựng hoàn thành 10 tuyến đường giao thông nông thôn, với tổng chiều dài 1.530m và đang triển khai thực hiện 4 tuyến bổ sung với tổng chiều dài 590m, tổng kinh phí 436.530.000 đồng. Nhất là công trình cầu Bìn Nin đã xây dưng hoàn thiện với tổng kinh phí 1.255.000.000 đồng, giúp cho việc đi lại của bà con nhân dân thuận lợi...
"Thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, trên địa bàn xã đã bêtông hóa được 20/25km đường trục thôn, liên thôn; đường giao thông nông thôn, ngõ xóm. Các tuyến đường ĐH đã được bêtông hóa và nhựa hóa 100%..." - ông Toàn cho hay.
Trên địa bàn xã, các trường THCS, trường tiểu học, trường mẫu giáo cũng được đầu tư, nâng cấp khang trang đảm bảo phục vụ nhu cầu dạy và học. Ngoài ra, hàng loạt các công trình phúc lợi khác được xã quan tâm đầu tư, như sân vận động, trạm y tế, điện, nhà văn hóa... đã tạo nên diện mạo mới cho địa phương.
Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban Chỉ đạo. Ông Đỗ Văn Chiến,...