Đánh nhau bằng gậy
Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh.
Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha. Bức tranh mang tên “ Đánh nhau bằng gậy“.
Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì sắp xảy đến. Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.
Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh bảo tồn sinh mạng”. Sinh viên khác: “Bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh”. Sinh viên khác nữa lại phân tích: “Bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy”.
Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ăng ắng. Mãi một lúc sau ông mới chậm rãi nói: “Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết”.
Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: “Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau.
Video đang HOT
Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.
Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này”.
Theo Guu
Chuyện bức tranh
Cuộc đời này rất ngắn. Bản thân luôn biết mình muốn gì, hiểu rõ những gì nhất.
Bức tranh trong phòng triển lãm vẽ một hình tròn xanh bao quanh bởi hình chữ nhật đỏ. Rồi người xem tranh bắt đầu bàn luận về nó.
- Bầu trời và mặt đất.
- Quốc kì của một đất nước nào đó.
- Hòn bi trên bàn
- Đó là bức tranh vẽ một hình tròn trong hình vuông thôi và nó được treo trên tường
...
Rồi người ta chỉ trỏ, bàn luận về nó.
Nhiều khi nhận định xung quanh lại quyết định đến đến bản chất sự vật sự việc. Tất nhiên con người thường có thói quen phán xét, thường dùng cái nhìn trực quan để rồi bảo nó đúng nó sai, nó thế này nó thế kia.
Cuộc đời chưa bao giờ là bằng phẳng hay nói đúng hơn là cuộc đời luôn có những lúc tạo ra tình huống khiến người ta phải trăn trở, phải tìm cách để vượt qua. Và cách duy nhất để vượt qua là hành động, chon lấy lối đi riêng cho mình. Như việc xem một bức tranh.
Rồi đôi lúc bạn phải đau đầu trăn trở trước việc người này người kia bảo bạn làm như vậy là đúng sai là hay dở. Nhưng ruốt cuộc chỉ có bạn mới thật sự có câu trả lời cho chính mình. Miễn mình làm như vậy trong hoàn cảnh đó là phù hợp, không ảnh hưởng đến ai. Điều mình làm khiến bản thân thoải mái có khi lại tốt hơn thì ắt hẳn nó đã thực sự là tốt rồi.
Có bao giờ bạn nghe người ta nói: "Mi/em/anh thay đổi quá nhiều" ?
Trước câu nói đó bản thân thường hoang mang, đau đầu rồi trở nên khó xử và mệt mỏi.
Thực tế thời gian là dòng chảy vô tận, ai trải qua nó mà không có sự thay đổi? Người ta chỉ là đang thích nghi hơn với dòng chảy đó. Mà muốn thích nghi thì bản thân phải hòa nhập cùng nó. Nói đúng hơn là bạn đang trưởng thành và bạn sống không như người khác mong muốn. Tất nhiên nếu mình thấy thoải mái với những điều như vậy thì hà cớ gì phải bận tâm.
Cuộc đời này rất ngắn. Bản thân luôn biết mình muốn gì, hiểu rõ những gì nhất. Nên hãy sống là chính mình, đừng bận tâm nhiều về sự thay đổi. Đừng nên vì một vài đánh giá mà sống theo cách của người khác trên cuộc sống của chính mình.
Theo Guu
Cát mang niềm vui đến Cô bé đó mới 6 tuổi khi tôi gặp cô ở bãi biển gần nhà. Tôi lái xe tới bãi biển mỗi khi cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi. Một lần, cô bé đang ngồi xây lâu đài trên cát hay cái gì đó, bỗng ngẩng lên mắt cô bé xanh như màu biển: "Chào chú" Tôi gật đầu, không muốn bị...