Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhà nước chỉ có thể có các chính sách, đầu tư kinh phí đối với một số ngành, nghề đào tạo đặc thù chứ không thể bao cấp toàn bộ các ngành, nghề đào tạo.
Đề xuất danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh. Ảnh: TTXVN
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
Theo điểm c Khoản 2 Điều 62 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, người học được miễn học phí khi học các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo Khoản 19 Điều 15 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đối tượng được miễn học phí là “Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.”
Video đang HOT
Theo Điều 10 của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại. Danh mục này cũng nằm trong nhóm các ngành, nghề đặc thù.
Các Nghị định này đều đề cập tới các yêu cầu, điều kiện hỗ trợ chính sách của nhà nước đối với đầu tư, người học và nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp có liên quan tới danh mục ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, hiện nay danh mục này chưa được ban hành. Vì vậy, để nhà nước có thể đầu tư trọng tâm, trọng điểm và có những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, khuyến khích việc học tập, giảng dạy thì cần phải xác định được danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù.
Việc ban hành Danh mục ngành, nghề đặc thù sẽ khuyến khích người học tăng cường vào học các ngành, nghề có tính đặc biệt, riêng biệt, có tính phức tạp cao, đòi hỏi chuyên môn sâu ở lĩnh vực ngành, nghề; có tính chất quan trọng, trọng điểm, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội; ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người học; ngành nghề xã hội có nhu cầu hoặc cần bảo tồn nhưng khó tuyển sinh; ngành, nghề đòi hỏi đào tạo chuyên sâu trong thời gian dài, người học phải có năng khiếu hoặc năng lực chuyên biệt… Các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo những ngành, nghề này sẽ góp phần tăng thu nhập của người lao động, ổn định cuộc sống.
Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù, bao gồm:
1. Mã số (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
2. Tên gọi ở trình độ trung cấp (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), bao gồm 454 ngành, nghề.
3. Tên gọi ở trình độ cao đẳng (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), bao gồm 257 ngành, nghề.
Sinh viên trường nghề có thể thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp
Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp năm cuối của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.
Sinh viên, học sinh trường nghề có thể thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa có văn bản gửi các trường trung cấp, cao đẳng về việc liên kết đào tạo và đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới. Để duy trì ổn định hoạt động đào tạo trong các nhà trường, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp cho phục hồi kinh tế, Tổng cục GDNN đề nghị các trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến doanh nghiệp thực hành, thực tập và tham gia vào các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng cục GDNN đưa ra các giải pháp cụ thể gồm: Các trường lựa chọn doanh nghiệp đối tác có các điều kiện phù hợp về nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho việc thực hành, thực tập để phối hợp liên kết đào tạo, đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến thực hành, thực tập theo hình thức vừa học, vừa làm.
Việc tổ chức thực hành, thực tập tại doanh nghiệp được thực hiện linh hoạt nhưng phải đảm bảo đúng quy định và bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Các nội dung lý thuyết được thực hiện ở trường, thực hiện trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến và trực tiếp hoặc thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện cho giảng dạy; thời gian thực hành, thực tập sản xuất tại doanh nghiệp do nhà trường thống nhất với doanh nghiệp trong hợp đồng liên kết đào tạo. Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.
Đối với chương trình đào tạo được thực hiện theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ, trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, khi học sinh, sinh viên đã tích lũy đủ số mô đun, tín chỉ theo quy định của chương trình, các trường tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ngay cho người học để đảm bảo quá trình làm việc của học sinh, sinh viên tại doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Đề xuất tạm thời 'bỏ trần' giờ làm thêm tháng, tăng giờ làm thêm năm Nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất không áp dụng giới hạn giờ làm thêm mỗi tháng (40 giờ) và tăng tối đa thời gian làm thêm lên 300 giờ/năm là cần thiết nhưng chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn. Nhiều công ty sản xuất cầm chừng do thiếu hụt nhân lực và vật lực - Ảnh: HÀ QUÂN "Bỏ trần" giờ...