“Đánh liều” vay vốn đầu tư vườn táo, thu 12 tấn/vụ, lãi cả trăm triệu
Trong những năm qua, nhờ sự tiếp sức nguồn vốn kịp thời của Ngân hàng NNPTNT – Chi nhánh TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa (Agribank Cam Ranh) mà bà con nông dân ở xã Cam Thành Nam đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Đánh liều” vay vốn đầu tư cây táo
Qua lời giới thiệu của cán bộ Ngân hàng Agribank Cam Ranh, chúng tôi đến thăm mô hình trồng táo áp dụng công nghệ nhà lưới tại xã Cam Thành Nam, một trong những mô hình phát triển mạnh và cho thu nhập cao so với các cây trồng khác của địa phương.
Gia đình chị Trần Thị Thu Thúy đang thu hoạch vườn táo. Ảnh: Công Tâm
Tính đến ngày 31/7/2020, tổng dư nợ Agribank Cam Ranh đạt 1.068 tỷ đồng, trong đó dư nợ nông nghiệp nông thôn đạt 584 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng dư nợ.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Trần Thị Thu Thúy (đội 6, thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam) cho biết, gia đình chị có 4 sào trồng táo, do thiếu nguồn vốn đầu tư nên hiệu quả đem lại không cao, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Đến đầu năm 2020, khi những vườn táo đang trong giai đoạn ra hoa, nắng hạn kéo dài liên tục nên thiếu nước tưới, gia đình như ngồi trên đống lửa. Muốn đầu tư khoan giếng lấy nước tưới nhưng lại thiếu vốn.
Trước tình hình thực tế và những khó khăn đó, gia đình chị Thúy tìm đến Ngân hàng Agribank Cam Ranh và được cán bộ ở đây hướng dẫn chi tiết, tận tình về cách sử dụng vốn nên phần nào yên tâm. Không ngần ngại, chị Thúy đã vay số tiền 140 triệu đồng về đào giếng và mua vật tư để chăm sóc vườn táo.
Video đang HOT
Cán bộ Agribank Cam Ranh tìm hiểu việc sản xuất của nông dân. Ảnh: Công Tâm
Bao nhiêu công sức, cùng với quyết tâm làm ăn gia đình chị Thúy đã thu được thành quả. Hiện nay, vườn táo của gia đình chị đã cho thu hoạch trái, với giá bán dao động từ 6.000 – 8.000 đồng/kg, có lúc 10.000 đồng/kg. Năng suất bình quân đạt trên 10 – 12 tấn/vụ.
Trung bình mỗi năm gia đình thu hoạch 2 vụ táo, doanh thu khoảng 150 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn 100 triệu đồng.
Chị Thúy bộc bạch, để đạt được kết quả tốt sản xuất táo, gia đình đã học hỏi kỹ thuật của các hộ đi trước, đồng thời chăm chỉ làm ăn và nghiên cứu thị trường. Đặc biệt, có sự tiếp sức kịp thời của Ngân hàng Agribank Cam Ranh nên giúp cho việc sản xuất hiệu quả hơn, từ đó đời sống kinh tế của gia đình ổn định hơn trước.
“Hiện tại, vườn táo của gia đình áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống lưới và phía dưới có hệ thống tưới tiêu bàn bản nên gia đình không còn lo lắng mỗi khi có hạn hán…” – chị Thúy phấn khởi nói.
Luôn đồng hành tam nông
Một hộ khác cũng ở thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, đã vay vốn của Agribank Cam Ranh về đầu tư trồng táo và thu hiệu quả khá là bà Trần Thị Thanh. Bà Thanh cho hay, bà đã quyết định vay 300 triệu đồng để đầu tư trồng táo. Nhờ chuẩn bị tốt mọi khâu ngay từ đầu và nắm vững kỹ thuật nên vườn táo của gia đình bà Thanh phát triển thuận lợi, nhanh chóng ra hoa kết trái và cho thu hoạch.
“Nếu không có nguồn vốn đầu tư của ngân hàng thì chúng tôi không có được như ngày hôm nay. Chúng tôi cảm ơn Agribank nhiều lắm” – bà Thanh phấn khởi nói.
Ông Nguyễn Lộc – Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Cam Ranh cho biết, thời gian qua, với sự phối hợp đồng bộ của ngân hàng với các cấp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các đoàn thể và chính quyền địa phương đã góp phần phát triển nhanh và hiệu quả mô hình trồng táo của xã Cam Thành Nam. Người dân được vay vốn đã sử dụng đúng mục đích phát triển kinh tế, nhờ đó đã góp phần tăng số hộ khá giàu, giảm nhanh số hộ nghèo tại địa phương.
Ông Lộc cho biết thêm, ngân hàng luôn ưu tiên cho lĩnh vực tam nông với trên 50% tỷ trọng dư nợ của toàn chi nhánh. Agribank Cam Ranh đã đóng góp không nhỏ cho những đổi thay rõ nét của từng miền quê bằng những sản phẩm dịch vụ và chính sách ưu đãi cho khách hàng vay vốn tam nông.
Thời gian tới, Agribank Cam Ranh sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ vốn để bà con mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
“Quan điểm của ngân hàng, khi khách hàng cần là ngân hàng đến. Chỉ cần đó là những nhu cầu tài chính chính đáng để phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho gia đình và quê hương thì Ngân hàng Agribank Cam Ranh sẵn sàng” – ông Nguyễn Lộc khẳng định.
Bao giờ các tỉnh Nam Trung bộ mới hết khát?
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), các tỉnh Nam Trung bộ vẫn phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước đến hết tháng 8/2020.
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), từ 1-3/8, ở khu vực Bắc Trung bộ, mưa vừa đến mưa rất to phổ biến từ 100-250 mm (riêng tỉnh Hà Tĩnh một số điểm có mưa trên 300 mm) đã giúp giảm tình trạng hạn hán, thiếu nước.
Ở khu vực Nam Trung Bộ, do chỉ xuất hiện mưa cục bộ, nguy cơ hạn hán, thiếu nước vẫn tiếp diễn đến hết tháng 8/2020.
Nam Trung bộ vẫn trong tình trạng khô hạn, thiếu nước . Ảnh : IT
Trong tổng số 350.000 ha cây trồng của 6 tỉnh Bắc Trung bộ, có khoảng 25.800 ha cây trồng bị hạn hán, thiếu nước. Đợt mưa vừa đến rất to đã góp phần giải hạn cho khoảng 25.800 ha cây trồng bị hạn hán, thiếu nước tại khu vực Bắc Trung bộ.
Ngoài ra, đối với 6.300 ha diện tích phải điều chỉnh giãn, dừng hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng do thiếu nước (Thanh Hóa 2.300 ha, Nghệ An 4.000 ha) thì có khoảng 1.200 ha tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An đủ nước để tiếp tục sản xuất. Các diện tích còn lại thuộc vùng dễ bị ngập lụt, úng trong mùa mưa nên khả năng phải dừng sản xuất.
Trước khi có cơn bão số 2, Nghệ An là một trong các địa phương ở Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của đợt nắng nóng được đánh giá là kéo dài nhất trong vòng 50 năm qua. Nhiều vùng trồng lúa không có mưa gần hai tháng kể từ ngày gieo sạ khiến bà con như ngồi trên lửa. Hàng trăm hồ đập cạn nước, nguồn nước tưới từ các sông hồ cũng không đủ.
Sau đợt mưa, tình trạng hạn hán, thiếu nước tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chấm dứt. Dung tích các hồ tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình trung bình tăng khoảng 2-5%; từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế tăng không đáng kể.
Tại khu vực Nam Trung bộ, có tổng cộng 9.100 ha đang bị thiếu nước, phải tăng cường điều tiết, bơm nước bổ sung. Lượng mưa từ ngày 1-2/8 tại các tỉnh vùng Nam Trung bộ không đáng kể nên tiếp tục phải tăng cường biện pháp chống hạn.
"Do khu vực Nam Trung bộ thường bắt đầu mùa mưa từ đầu tháng 9, trường hợp còn xuất hiện nắng nóng và ít mưa đến cuối tháng 8/2020, tổng diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khoảng 4.500-8.000 ha, chiếm từ 1-3% diện tích gieo trồng lúa và rau màu" - Tổng cục Thủy lợi cho biết.
Tại khu vực Nam Trung bộ, vẫn còn khoảng 9.000 hộ thiếu nước, tập trung ở 2 tỉnh Quảng Ngãi 8.000 hộ, Phú Yên 1.000 hộ.
Phú Thọ: Ở đây dân nuôi loài ốc gì mà ai cũng bảo lãi gấp 10 lần so với cấy lúa? Nhưng năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả cao, trong đó nổi bật là mô hình nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm. Ông Nguyễn Công Chính - Chủ tịch Hội Nông dân xã là...