Đánh liều gọi điện xin chủ trọ giảm tiền phòng giữa mùa dịch COVID- 19, nam sinh đành nhận cái kết bẽ bàng
Câu chuyện phòng trọ sinh viên mới đây lại trở thành chủ đề khiến cư dân mạng dậy sóng một lần nữa, thế nhưng lần này thì cái kết có phần khác đi đôi chút!
Trước những diễn biến vô cùng phức tạp của dịch COVID-19, nhiều chủ nhà trọ, căn hộ mới đây đã đồng loạt giảm giá thuê nhằm hỗ trợ phần nào cho sinh viên, giúp các bạn trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn. Người thì giảm 10 – 20%, người thậm chí còn giảm tận 50% hay giá điện, nước, các phí dịch vụ đi kèm.
Những hình ảnh ấm áp, đầy tình người nêu trên đã ngay lập tức trở thành chủ đề được nhiều người chia sẻ, đăng tải trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Và sau khi đọc được những bài viết nêu trên, một nam sinh đã học hỏi làm theo, thế nhưng cái kết quả thực không như là mơ…
Những thông báo giảm tiền nhà trọ, tiền nhà cho sinh viên ít ngày gần đây đã trở thành chủ đề chiếm sóng nhiều diễn đàn mạng xã hội. Ảnh minh họa
Nguyên văn bài chia sẻ của cậu bạn này như sau:
“Gọi xin chủ nhà giảm giá trọ mà bị chửi…!
Ở đây có ai liều mạng như em, tự dưng đọc được bài viết một bạn chia sẻ là chủ nhà trọ giảm giá cho với lại một số nơi cửa hàng được chủ cho thuê nhà giảm giá thuê cửa hàng vì đóng cửa suốt. Em liền nghĩ hay gọi xin bác chủ nhà xem như thế này vì phòng em là 3 triệu chứ không rẻ gì…
- Alo ạ, bác T ạ?
- Có việc gì thế cháu?
Video đang HOT
- Bác ơi, đợt này dịch, cháu về quê suốt không ở đấy ấy bác. Bác giảm giá nhà trọ cho cháu được không ạ? Vì giờ tính ra cháu cũng chỉ để đồ không sinh hoạt gì… mà giờ nếu cháu thôi không trọ nữa lên tìm cũng vất vả. Chưa kịp nói gì thêm thì bác bảo là:
- Nhà trọ tao không tăng giá thì thôi còn giảm cho mày, có mỗi 1, 2 đứa về chứ có nhiều đứa về đâu, mà không đứa nào kêu có mỗi mình mày gọi cho tao. Tao đầu tư cái nhà hơn chục tỉ tiền cho thuê nhà trọ còn chẳng đủ tiền lãi ngân hàng ấy mà đòi giảm giá. Không ở thì ra chỗ khác.
*tút tút tút*
Ngẫm nó chán, trong khi các chủ nhà trọ khác cho đồ ăn, tốt bụng, tốt tính thì chủ nhà trọ mình nhiều khi…như xã hội đen ấy… vì thuận việc đi học, đi làm thêm, nhiều thứ nên mình mới ở đây,… thôi chịu chung số phận vậy chứ biết làm sao”.
Câu chuyện của nam sinh được chia sẻ
Câu chuyện “số nhọ” ngay sau khi được chia sẻ đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ cư dân mạng. Không ít các bạn trẻ rơi vào cùng cảnh ngộ cũng để lại những bình luận hóm hỉnh nhằm an ủi anh chàng. Số khác thậm chí còn trêu đùa nam sinh bằng cách để lại những câu chuyện mình được chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà.
- “Nhà người ta do tình hình dịch bệnh nên giảm giá trọ, chủ nhà mình không những không giảm mà còn tăng giá điện”.
- “Mình thì hai tháng nay được giảm hẳn 1 triệu tiền thuê nhà, quá xui cho bạn đi mà”.
- “Tính ra thì bác chủ trọ nhà mình cũng dễ thương, tháng rồi giảm 50%, tháng này còn chẳng chịu lấy tiền trọ, cứ bảo khi nào lên học rồi tính sau”.
- “Khoe chút chủ trọ nhà mình, khẩu trang thì mang cho 1 đợt vài chục cái, tiền thì giảm không cần xin. Tuyệt vời”.
Bị kẹt ở biên giới Italy ngay trong vùng dịch Covid-19, cựu sinh viên NEU: "Đứng trước cái chết và dịch bệnh, tất cả mọi người bỗng trở nên nhỏ bé và vô vọng"
Với cô gái này, tình người ấm áp trong cơn hoạn nạn đã giúp cô cảm thấy được tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống.
Tính đến ngày 19/3, Việt Nam ghi nhận 76 ca bệnh dương tính với Covid-19. Số ca nhiễm bệnh hầu hết xuất phát từ những người trở về từ châu Âu - du học sinh hoặc người nước ngoài đến Việt Nam vào thời điểm này.
Tuy nhiên, ngày 15/3, hãng hàng không duy nhất của Việt Nam có đường bay đến châu Âu đã thông báo tạm dừng các chuyến bay đón khách từ Anh, Pháp, Đức về nước để ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan.
Nhiều người đã về tới Việt Nam cảm thấy an tâm phần nào khi đã đặt chân lên đất mẹ, nhưng cũng có những người không kịp lên những chuyến bay cuối cùng. Một trong số đó có một cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, cô chia sẻ cảm xúc hoảng loạn của mình khi bị kẹt lại ở tâm dịch Italy:
"Tôi bị kẹt ở biên giới Italy ngay trong vùng dịch. Một cựu sinh viên khóa 55 Kinh tế quốc dân. Từ nơi tôi ở tới tâm dịch Lombardy chỉ có ba giờ đi ô tô. Trước ngày biên giới đóng cửa và các chuyến bay từ Ý hoàn toàn bị hủy, tôi biết rất nhiều người đã chạy qua đây để bay về khắp mọi nơi trên thế giới. Các chuyến bay qua vùng trời này chưa bao giờ nhiều như vậy.
Mọi thứ diễn ra ở Châu Âu nhanh tới mức người ta nói với nhau rằng cả chiến tranh thế giới thứ 2 cũng không khiến người ta hoảng loạn tới như thế. Thông tin vô cùng hỗn loạn cả ở người địa phương và người dân nhập cư.
Nhưng khó khăn làm người ta xích lại gần nhau hơn, cộng đồng Việt Nam ở Châu Âu luôn có người trả lời những thắc mắc của mọi người đang hoảng loạn, sẵn sàng cưu mang những người ra sân bay rồi còn không thể bay. Lúc này mọi người chỉ còn một điều trong đầu, phải trở về quê mẹ bằng mọi giá. Không chỉ vì tránh dịch, mà vì mọi người có lẽ biết rằng trong cơn dịch bệnh này có chết cũng phải chết ở quê mẹ.
Ảnh minh hoạ
Tôi đã từng đi qua một trận siêu động đất ở Nhật, khi mọi thứ bắt đầu rung chấn, trong đầu tôi chỉ còn một điều đó là tôi cần phải gặp lại người mẹ của mình. Đứng trước cái chết và dịch bệnh, tất cả mọi người bỗng trở nên hèn mọn, nhỏ bé và vô vọng. Mẹ và tôi đã trả rất nhiều tiền cho những tấm vé để mang tôi về, nhưng rất nhiều chuyến bay đã bị hủy.
Mười tám giờ trước ngày có chuyến bay cuối cùng, chuyến bay mà tôi biết nếu tôi để lỡ sẽ không thể về Việt Nam được nữa, trường đại học của tôi phát hiện ca bệnh Covid-19. Một người bạn cùng lớp đã về thăm Ý trong kì nghỉ và giấu bệnh, sau đó vẫn đến lớp và sinh hoạt bình thường. Anh bạn này sau đó đã tự khỏi bệnh, nhưng đã kịp lây cho những học sinh khác.
Cho dù tôi đã nghỉ học được hai tuần và không gặp gỡ bất kì ai, nhưng cảnh sát vẫn yêu cầu tôi ở lại và cấm không được rời khỏi phòng. Thông tin nhanh chóng xuất hiện trên các mặt báo và truyền hình buổi tối chỉ trong một tiếng đồng hồ. Tôi hiểu là tôi không thể rời đi được nữa. Chuyến bay cuối cùng đã bay mà không có tôi.
Ở thời điểm ấy, tôi đang ở nhà của bạn trai. Anh ấy định sẽ đưa tôi tới sân bay theo như dự định bởi tàu đã bị hủy toàn bộ. Vậy là tôi bị kẹt ở một gia đình xa lạ và tôi không có cách nào rời khỏi đây được. Tất cả mọi người đều choáng váng khi nghe tin tôi sẽ phải ở lại đây. Tôi hiểu cảm giác của những người ở đây, họ chỉ mới gặp tôi và họ sẽ phải sống với tôi trong hàng tuần nữa sao?
Cảm thấy khổ sở rất nhiều, tôi đã rời vào phòng ngủ và khóc một mình. Sau một lúc thì anh ấy vào ôm tôi và nói: "Từ hôm nay đây cũng sẽ là nhà của em, gia đình anh cũng sẽ là gia đình của em, anh sẽ làm tất cả để giúp em thoải mái hơn khi ở đây. Chúng ta sẽ cùng vượt qua chuyện này".
Tình người trong cơn dịch bệnh làm tôi cảm động quá mà không thể ngừng khóc. Tôi thậm chí còn không nói cùng ngôn ngữ với họ, mà họ vẫn cho phép tôi ở lại đây và chia sẻ ngôi nhà với tôi.
Lại một ngày nữa trôi qua, châu Âu lại có thêm hàng ngàn ca nhiễm mới, hàng trăm người tử vong. Nhưng hoa vẫn nở trên khắp các đồng cỏ và mùa xuân vẫn đến ngoài khung cửa. Mọi thứ rồi sẽ trở nên ổn hơn. Tôi cầu mong bình yên sẽ tới với toàn thế giới và mùa xuân sẽ chữa lành cho những tâm hồn rạn vỡ."
(NEU Confessions)
Theo Trí Thức Trẻ
Dịch Covid-19: Những thứ miễn phí từ người Sài Gòn ở nơi phong tỏa chung cư Hòa Bình Ngày 15.3, hai ngày sau lệnh phong tỏa chung cư Hòa Bình, những hình ảnh đẹp về tình người như phát đồ ăn, khẩu trang, nước rửa tay miễn phí tại chung cư Hòa Bình được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Các lực lượng chức năng phường 14 (Q.10, TP.HCM) luôn bên cạnh người dân để phát cơm miễn phí....