Danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng nằm trong khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, thuộc địa phận 3 xã Pải Lủng, Pả Vi, Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Vị trí địa lý Mã Pì Lèng nằm trong khu vực có tọa độ từ 23 013 ‘41″ vĩ độ Bắc, 105 024′57″ kinh độ Đông đến 23 015′02″ vĩ độ Bắc 105 023′24″, độ cao trung bình là 1073m so với mực nước biển. Với tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ là: 7.926.569,6m 2, Mã Pì Lèng nằm chủ yếu thuộc xã Pải Lủng; phía Đông giáp một phần diện tích xã Xín Cái ; phần còn lại nằm trên dịa phận xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc; phía Tây giáp xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn; phía Bắc giáp thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn.
Mã Pì Lèng – đoạn có địa thế cheo leo nhưng cũng là đoạn có phong cảnh tuyệt vời, tiếp giáp xã Pải Lủng và Pả Vi
Mã Pì Lèng – đoạn có địa thế cheo leo nhưng cũng là đoạn có phong cảnh tuyệt vời, tiếp giáp xã Pải Lủng và Pả Vi
Khu vực Mã Pì Lèng nằm trong vành đai chí tuyến Bắc, mang khí hậu á nhiệt đới, cận ôn đới. Khí hậu trong năm phân thành hai mùa tương đối rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Khí hậu mùa này hết sức khắc nghiệt, khô, hanh, có nhiều ngày rét đậm. Nhiều năm có tuyết rơi, đây là mùa đại hạn thiếu nước trầm trọng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Lượng mưa trung bình đạt khoảng 1600 – 1700 mm nhưng phân bố không đều trong các tháng, đây cũng là khu vực có dòng sông Nho Quế chảy qua.
Do nằm trong khu vực cao nguyên đá Đồng Văn – Mèo Vạc, khu vực Mã Pì Lèng cũng mang những đặc điểm tự nhiên rất đặc trưng của khu vực. Hình thành từ sự kiến tạo vỏ trái đất, bị biến đổi mạnh trong đại Paleozoi sớm giữa các trầm tích từ kỉ Cambri tới Trias phát triển rất phong phú với nhiều loại hình đá vôi có tổng chiều dày lên tới gần 4.000m, dày nhất khu vực Đông Nam Á. Là khu vực có mực nước ngầm nằm ở độ sâu lớn, tuy gây khó khăn cho nhu cầu nước sinh hoạt nhưng cũng chính điều nay đã tạo ra một cảnh quan karst khô đặc sắc với những hình ảnh đẹp về karst nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những đặc điểm về sự biến đổi địa chất hiện vẫn để lại những dấu ấn rất rõ ràng trên bề mặt.
Video đang HOT
Con đường Hạnh phúc đoạn thuộc xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc
Con đường Hạnh phúc đoạn thuộc xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc
Tuyến đường Hạnh phúc đi qua đèo Mã Pì Lèng cũng là đoạn đường nhiều khúc cua và khó đi nhất. Việc phá đá mở đường qua đoạn này cũng mất nhiều công sức, xương máu hơn cả. Toàn tuyến đường dài 165km được làm trong hơn 5 năm nhưng riêng đoạn Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24km đường núi đá đã phải mất gần 2 năm (9/1963- 3/1965), trong đó để qua được đỉnh Mã Pì Lèng hơn 1.000 thanh niên xung phong phải mất 11 tháng treo mình trên vách đá để đục lỗ mìn mở đường.
Hiện nay trên đỉnh Mã Pì Lèng còn một tấm bia đá tưởng niệm cuộc trường trinh phá đá này như sau: “Nhân dân vùng núi tiến kịp vùng xuôi. Trung ương Đảng khi về Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc. Ngày khởi công 10/09/1959, ngày hoàn thành 10/03/1965. Thành phần mở đường gồm bà con của 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao Bắc Lạng – Hà Tuyên Thái – Nam Định – Hải Dương. Riêng dốc Mã Pì Lèng, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”, đến nay chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự gian khổ hy sinh cũng như ý trí và tinh thần đoàn kết chiến thắng thiên nhiên của một thế hệ thanh niên xung phong 60 năm trước mở con đường Hạnh phúc. Nơi đây được đánh giá là nóc nhà của Cao nguyên đá Đồng Văn.
Đường đèo chạy men theo sườn phải hẻm vực sông Nho Quế, sườn núi dốc, vách dựng đứng, địa hình xung quanh chủ yếu là núi đá vôi với sự thay đổi liên tục các dạng vi kiến tạo. Đứng trên đỉnh đèo có thể bao quát được toàn bộ một vùng cao nguyên rộng lớn; phía dưới, dòng sông Nho Quế như một dải lụa mầu uốn lượn qua các khe núi hẹp. Hai bên sườn núi dọc theo con sông là bản làng người Mông ẩn hiện trong màu xanh của những nương ngô. Tại đỉnh đèo nhìn ra xung quanh có thể thấy một khung cảnh bao la với dày đặc những dãy núi đá vôi trùng điệp, đủ các hình dạng mà tiêu biểu là những ngọn núi hình kim tự tháp. Từ độ cao 1.000m trên đường đèo ngước nhìn lên thấy tháp đá vững chãi, uy nghi dựng thẳng lên trời; đây là dạng núi tháp rất hiếm gặp. Ngoài ra khu vực này còn có rất nhiều những vách kiến tạo dạng dốc đứng độ cao có nơi lên tới hàng vài trăm mét, trải dài ra hai bên tạo thành bức tường đá khổng lồ.
Nhưng có lẽ đẹp và kỳ vỹ nhất phải kể đến là hẻm vực Nho Quế. Nằm cách đỉnh đèo khoảng 1km về phía đông, hai bên là vách đá dựng đứng có độ cao 670m, được cấu tạo từ đá vôi. Dưới sâu là dòng sông Nho Quế chảy qua giữa khe núi, bên trên là rừng đá tai mèo với nhiều hình thù hấp dẫn. Chính điều đó đã làm say lòng biết bao du khách khi dừng chân trên đỉnh đèo, để rồi tên “đệ nhất hùng quan, tứ đại đỉnh đèo” cũng được gắn luôn theo tên gọi Mã Pì Lèng.
Bia đá ghi dấu con đường Hạnh phúc đặt tại khu vực Sân vận động huyện Mèo Vạc
Bia đá ghi dấu con đường Hạnh phúc đặt tại khu vực Sân vận động huyện Mèo Vạc
Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, có giá trị thẩm mỹ cao; địa hình chủ yếu là núi đá vôi với nhiều dáng vẻ độc đáo, kỳ thú, nơi đây chứa đựng tiềm năng rất lớn về du lịch. Mã Pì Lèng là điểm quan sát toàn cảnh được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam và thế giới. Từ đỉnh đèo có thế thấy phần hùng vĩ nhất của hẻm vực sông Nho Quế với các đứt gẫy và chuyển dịch địa tầng lớn trong vỏ trái đất; ngoài ra đây còn là khu vực có giá trị rất lớn về mặt địa chất địa mạo.
Toàn cảnh khu vực Mã Pì Lèng là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp được tạo nên từ đá với rất nhiều hình dáng; đứng trên đỉnh đèo nhìn ra xung quanh mới thấy hết được sự mênh mông, kỳ vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn, cùng với cảnh tráng lệ, kỳ vĩ của núi, thăm thẳm dưới chân đèo dòng sông Nho Quế uốn quanh; các dân tộc sinh sống trong vùng, vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn những nét văn hoá truyền thống, lễ hội đậm màu sắc trên cao nguyên đá.
Ngày 16 tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 4194/QĐ-BVHTTDL xếp hạng khu vực Mã Pì Lèng là danh lam thắng cảnh quốc gia.
Khám phá vẻ đẹp kỳ thú của hang Luồn
Ẩn mình trong dãy núi Đầm Khánh bên bờ sông Bôi, hang Luồn (có tên gọi khác là hang Trinh Nữ) thuộc địa phận các xã Đồng Tâm, Yên Bồng và thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ).
Hang được Bộ VH-TT&DL xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2001.
Trên con thuyền nhỏ, du khách tham quan, khám phá vẻ đẹp hang Luồn (Lạc Thuỷ).
Người dân trong vùng kể lại rằng, sở dĩ đặt tên hang Luồn là bởi hang đi qua quả núi và có hai cửa thông nhau. Được phát hiện từ rất lâu, hang được các nhà thám sát hang động người Italia đến khảo sát và đánh giá là một trong những hang đẹp của tỉnh. Có 3 tuyến đường đến di tích, trong đó 1 tuyến đường thuỷ và 2 tuyến đường bộ. Hang nằm ngay cạnh sông, từ xa nhìn lại dãy núi Đầm Khánh trông hùng vĩ, dòng sông Bôi trong xanh, tựa như dải lụa uốn lượn bao bọc ven chân núi. Trên con thuyền nhỏ vãn cảnh hang Luồn, du khách cảm nhận sự sắp đặt của tạo hoá thật hữu tình, núi bên sông, sông bên núi khiến cho bao sự gồ ghề, thô thực của núi trở nên tinh tế bởi sự dịu dàng của con sông.
Có chiều dài hơn 1,1 km, lòng rộng 8-12 m, vòm cao từ 3-10 m, ấn tượng đầu tiên ngay khi quan sát ngoài cửa hang là bức rèm nhũ nhuộm màu xám của thời gian. Các khối nhũ trông khoẻ khoắn vươn dài như những chàng lực sỹ đứng bảo vệ cho hang. Một bức rèm hoa dây leo từ vách hang rủ xuống nửa như chào mời, nửa như che chắn, giữ gìn những bí ẩn bên trong. Du khách khám phá vẻ đẹp kỳ thú của hang luồn qua quả núi, đi vào theo dòng nước uốn lượn quanh co, có đoạn hẹp như một dòng suối, đoạn mênh mang như cả dòng sông. Vùng gần cửa hang nhất buông xuống những bức màn đá tầng tầng, lớp lớp. Nhũ đá vừa dân dã, đồng nội, vừa nghiêm cẩn như tu viện, có vùng tạo nên một tổ hợp đá chia 2 lớp: lớp trên tựa như quần tiên vũ nữ đang múa trong hội bàn đào, lớp dưới là quan lại triều đình đang đăm đắm ngắm xem. Ở khoảng giữa hang, hai bên bờ là những mảnh rừng hoa đá, hình hoa nhiều nhất là hoa phong lan đá treo trên vách, rủ xuống vòm, đậu trên hang, lơ lửng trên cột.
Trong hang, không khí mát mẻ, nước từ các khối nhũ đá rỏ xuống, chỗ thì tí tách, thánh thót như mưa phùn mùa xuân, chỗ thì rào rạt như mưa rào đầu hạ, hòa thành bản giao hưởng dài bất tận. Vào tới quá giữa, vách hang như cố tình trải rộng để tạo ra bên bờ suối một bãi tắm tuyệt đẹp, xung quanh là các khối nhũ lớn như những hàng cây toả bóng, buông cành. Càng vào sâu bên trong, nhũ đá càng nhiều, càng đặc sắc, nhũ từ vòm trần rủ xuống, từ hai vách đua ra, các khối nhũ đan xen, hoà quyện vào nhau tạo nên những bức tranh sinh động, có nơi nhũ thanh mảnh, mềm mại, có nơi nhũ phủ dải đầy ắp như cả kho thóc, có nơi như núi vàng, thác bạc. Đặc biệt hơn cả là dọc theo hang từ vách, từ vòm trần xuống có vô vàn khối nhũ như cả đàn rồng mẹ, rồng con đua nhau vươn vòi hút nước. Để tham quan, chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp trong hang, du khách phải dành khoảng 4 tiếng đồng hồ và còn lâu hơn nếu muốn lưu lại vẫy vùng vui vẻ trong làn nước mát lành.
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trưởng phòng VH-TT huyện Lạc Thủy cho biết: Hang nằm trong tuyến du lịch chùa Hương - hang Luồn - động Phú Lão. Đây là hang động tự nhiên, có địa thế rất khác biệt, cửa thông với dòng sông. Nhờ được địa phương quan tâm, bảo vệ, di tích vẫn giữ nguyên được nhũ đá và các cảnh quan trong hang. Những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh, du lịch văn hoá, hang Luồn trở thành một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách tới thưởng ngoạn, vãn cảnh đẹp. Không chỉ khêu gợi trí tưởng tượng thẩm mỹ, du khách bốn phương đến với hang Luồn được tận hưởng cảm giác lãng du giữa sông núi, đất trời.
Khám phá 10 viên ngọc ẩn của Việt Nam theo gợi ý của The Travel Chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel của Canada đã gợi ý 10 điểm đến mới hấp dẫn dành cho khách du lịch quốc tế khi ghé thăm Việt Nam. Đắm chìm trong nền văn hóa phong phú, bề dày lịch sử cùng danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ của Việt Nam, du khách sẽ được khám phá những điểm tham quan...