Danh lam thắng cảnh đẹp hiếm có tại Đắk Nông được xếp hạng di tích quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa trao bằng xếp hạng di tích quốc gia cho danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm B’Lang thuộc tỉnh Đắk Nông.
Ngày 27/12, UBND huyện Krông Nô tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm B’Lang.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh, việc xếp hạng di tích quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của người dân địa phương. Đây là cơ hội để tôn vinh, khẳng định giá trị của di sản văn hóa, địa chất và cảnh quan đặc sắc này.
Danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm B’lang. Ảnh: H.V
“Núi lửa Nâm B’Lang là một thắng cảnh độc đáo, hội tụ vẻ đẹp tự nhiên kỳ vĩ của tạo hóa và ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc của tỉnh Đắk Nông. Với vị trí nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, Nâm B’Lang được xem là hình mẫu tiêu biểu cho các núi lửa tại Việt Nam. Nơi đây không chỉ mang tiềm năng to lớn để phát triển thành một điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế, văn hóa và du lịch của địa phương”, bà Hạnh chia sẻ.
Núi lửa Nâm B’lang phân bố ở độ cao khoảng 601m so với mực nước biển. Nhìn từ xa, núi lửa có hình dáng như một hình thang cân rõ nét. Khi quan sát từ trên cao, miệng núi lửa hiện lên hình phễu với các khe thoát dung nham đặc trưng.
Trong quá trình hoạt động, có ít nhất 4 đợt phun trào dung nham đã chảy theo 4 hướng khác nhau, hình thành 4 hệ thống hang động độc lập. Hệ thống hang động này phân bố rải rác xung quanh khu vực núi lửa. Tại đây đã phát hiện nhiều di cốt của người tiề.n sử với niên đại từ 6,5-7 ngàn năm. Nâm B’Lang được đán.h giá là một trong những núi lửa có hệ thống hang động dài và độc đáo bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
Liên kết du lịch, đán.h thức 'nàng công chúa ngủ trong rừng'
Với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng nhiều nét văn hóa, lịch sử đặc trưng tạo nên một Bình Phước rất đẹp, như một 'nàng công chúa ngủ trong rừng'.
Đó là những nhận định của các doanh nghiệp lữ hành trong khu vực Đông Nam Bộ về tiềm năng du lịch tỉnh Bình Phước khi tham gia đợt khảo sát Famtrip "Tình đất đỏ miền đông" do hai Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước và Tây Ninh phối hợp tổ chức.
Tiềm năng lớn
Lợi thế du lịch của Bình Phước là mỗi, huyện, thị sẽ có thế mạnh du lịch khác nhau. Vùng đất Bù Đăng tạo ra nhiều nghệ nhân, bức tượng sống về văn hóa của người dân tộc thiểu số. Vùng đất Lộc Ninh là bức tranh toàn diện về những mốc son lịch sử hào hùng của đất và người Bình Phước. Còn huyện biên giới Bù Gia Mập, có lợi thế về phát triển du lịch trải nghiệm. Đây là địa điểm hướng đến của giới trẻ, những người có xu hướng thích khám phá thiên nhiên trong và ngoài tỉnh.
Người dân địa phương tham gia làm du lịch cùng chính quyền
Ông Nguyễn Trường Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Saco, Chi nhánh Tây Ninh cho biết trong quá trình hai ngày trải nghiệm Famtrip ở Bình Phước đọng lại rất nhiều cảm xúc và thấy được tiềm năng phát triển của Bình Phước.
"Ngoài lợi thế về di tích lịch sử, văn hóa bản địa, Bình Phước còn có nhiều điểm tham quan theo dạng du lịch trải nghiệm thiên nhiên vẫn chưa được khai phá, đầu tư phát triển mạnh. Nếu biết tận dụng truyền thông đẩy mạnh khai thác thì sẽ hình thành và phát triển mạnh về loại hình du lịch sinh thái, du lịch về nguồn dành cho du khách quốc tế", ông Vũ nói.
Hiệp hội du lịch Tây Ninh và các doanh nghiệp lữ hành khảo sát cung đường, điểm đến, dịch vụ lưu trú du lịch đi kèm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Ông Ngô Trần Ngọc Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Tây Ninh, cho biết du lịch Bình Phước rất còn tiềm năng và có nhiều điều khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa bản địa mà các tỉnh, thành khác không có.
Đối với lĩnh vực lưu trú du lịch, ông Trần Thành Công, Tổng quản lý khách sạn Melia Vinpearl Tây Ninh, cho rằng Bình Phước có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý cũng như là địa hình trong phát triển du lịch.
"Với tiềm năng sẵn có, Bình Phước nên phát triển lĩnh vực lưu trú gắn liền với thiên nhiên dã ngoại nhằm tăng cường tính trải nghiệm của khách hàng phù hợp với xu thế liên kết các vùng giữa Tây Ninh - Bình Phước hay là giữa Bình Phước với tất cả những cái tỉnh thành ở vùng Đông Nam Bộ. Đây là lợi thế rất lớn để ngành du lịch Bình Phước có thể cất cánh trong trong tương lai", ông Công khẳng định.
Liên kết vùng cùng phát triển du lịch
Bình Phước có địa thế và không gian văn hóa kết nối giữa Tây Nguyên với TP.HCM và tiếp giáp Campuchia. Đặc biệt, các di tích lịch sử văn hóa cách mạng kết nối từ các chặng đường Trường Sơn với các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây được gọi là "con đường di sản lịch sử văn hóa cách mạng", với không gian mang tầm khu vực rộng lớn được các thế hệ đi trước tạo nên.
Vì vậy, khi định vị giá trị và vị thế của tỉnh trong phát triển du lịch Bình Phước phải nhìn ở không gian văn hóa rộng hơn địa bàn hành chính của tỉnh. Cụ thể là cả vùng Đông Nam Bộ và phải đặt trong phạm vi kết nối, liên kết vùng.
Hiệp hội du lịch Tây Ninh khảo sát, tham quan các di tích trong Khu di tích đặc biệt Quốc gia Tà Thiết
Những năm trở lại đây, Bình Phước tăng cường thúc đẩy phát triển du lịch bằng cách tạo ra sản phẩm du lịch liên tỉnh, liên vùng. Thông qua các chuyến khảo sát Famtrip để mở ra cơ hội phát triển du lịch cho những doanh nghiệp lữ hành cũng như cho lĩnh vực kinh tế này của tỉnh.
Qua chuyến Famtrip này các doanh nghiệp lữ hành, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh nhận diện được những hạn chế và tìm ra lợi thế để phát huy, đầu tư phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh và liên kết với các tour, tuyến du lịch của các tỉnh, thành trong khu vực tạo thành những tour du lịch liên tỉnh, liên vùng. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong vùng ĐNB.
Du khách khám phá, trải nghiệm với cảnh quan thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Nhiều năm qua, Bình Phước đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thay đổi diện mạo một tỉnh trẻ khang trang. Đến nay, toàn tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị 45 di tích được công nhận ở cấp di tích quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh; 32 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, cấp tỉnh và được UNESCO công nhận. Các bảo tàng trên địa bàn tỉnh đang lưu giữ, quản lý 15.360 hiện vật. Đặc biệt, Bình Phước có bộ Đàn đá Lộc Hòa được công nhận là bảo vật Quốc gia. Từ năm 2018 đến nay, các di tích trên địa bàn tỉnh đã đón khoảng 472.000 lượt khách tham quan, tìm hiểu.
Những điều cần biết khi du lịch Hải Phòng Hải Phòng - thành phố hoa phượng đỏ - là điểm du lịch hấp dẫn với các danh lam thắng cảnh và lễ hội đặc sắc. Dưới đây là những điều cần biết khi du lịch Hải Phòng: Du lịch Hải Phòng mùa nào, tháng mấy là đẹp nhất? Hải Phòng được biết là một địa điểm du lịch sở hữu vẻ đẹp...