Đánh hội đồng, Mỹ không bắt nạt được IS
Mỹ và 10 quốc gia khác hợp lực, song càng đánh IS lại càng tỏ ra mạnh hơn và lì lợm hơn.
Cường quốc hợp lực
Liên minh chống lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ dẫn đầu cho tới nay đã có hơn 40 quốc gia cam kết tham gia. Tuy nhiên, nòng cốt chính là những nước đưa lực lượng không quân trực tiếp tham gia chiến dịch không kích chống IS, cả ở Iraq và Syria.
Hiện nay, tham gia chiến dịch không kích IS có Mỹ và 10 quốc gia khác như: Australia, Đức, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Canada, Jordan, Bahrain và UAE.
Máy bay của Không quân Australia tham gia không kích IS
Hiểu được sự kém hiệu quả của chiến dịch không kích cũng như những vấn đề trong liên minh quốc tế, Mỹ và các đồng minh đã thành lập một chuỗi các Bộ Tư lệnh. Đứng đầu là Bộ Tư lệnh liên quân CENTCOM (Unified Command) ở Tampa (Florida), dưới là Bộ Tư lệnh không quân (Command Air) đóng ở Qatar (căn cứ Udeid) và Bộ Tư lệnh Trung tâm (Central Command) đóng tại Kuwait.
Mỹ và các đồng minh còn thiết lập một hệ thống các đơn vị thuộc Lực lượng đặc biệt (Special Forces). Các nước tham chiến trực tiếp ở trên có thể sẽ nhận được hỗ trợ hậu cần quân sự từ các nước khác như Albania, Ai Cập, Hungary, Italia, Kuwait, Lebanon, Cộng hòa Séc, Estonia, Ba Lan và Qatar.
Một số quốc gia đồng minh khác bao gồm Tây Ban Nha, Ireland, Thụy Sĩ (mặc dù là quốc gia trung lập về quân sự), Na Uy, Áo, New Zealand và Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ nhân đạo.
Các chuyên gia tham mưu cao cấp của liên quân cũng đang tính tới khả năng sẽ phải sử dụng bộ binh cùng với các lực lượng vũ trang người Kurd Iraq, với sự yểm trợ của không quân, để dần dần buộc IS rút khỏi các vị trí lực lượng này đang chiếm giữ.
Khó thắng nổi IS, nếu chỉ dựa vào không kích
Càng đánh càng mạnh
Bất chấp sự hợp lực tấn công và bao vây cô lập của liên minh Mỹ cùng đồng minh, IS dường như càng đánh càng mạnh lên và càng tỏ ra lì lợm.
Video đang HOT
Trong hơn một tháng qua, IS đã xâm chiếm được nhiều khu vực đông dân cư ở tỉnh Anbar của Iraq, nơi có nhiều người Sunni sinh sống, trong đó có thị trấn Hit nằm giữa Haditha Dam và Ramadi, thủ phủ tỉnh này.
Các tay súng IS
Tổng thống Mỹ: “Cùng nỗ lực phá bỏ “mạng lưới chết chóc” IS”
IS đã điều chỉnh chiến thuật chống lại các chiến dịch không kích của liên quân quốc tế khi có các hành động linh hoạt hơn, di chuyển nhanh hơn và không để cho đối thủ có cơ hội tấn công các đơn vị của mình. IS thành lập các nhóm nhỏ di động và thâm nhập vào các thị trấn Iraq, sau đó sử dụng hỏa lực mạnh buộc lực lượng vũ trang Iraq, vốn được tổ chức lỏng lẻo, phải rút khỏi những khu vực này.
Một điểm cần chú ý khác là các cuộc oanh tạc liên tục của lực lượng liên quân vào các “vùng lãnh thổ Hồi giáo” lại trở thành chủ đề để IS lợi dụng nhằm miêu tả tổ chức này như là “nạn nhân” của “những kẻ xâm lược” và qua đó tìm kiếm được sự ủng hộ nhất định của một bộ phận người Hồi giáo Sunni vốn đã có tư tưởng chống Mỹ và phương Tây.
Ngày 19/11, tờ “The Guardian” của Anh dẫn một báo cáo trình Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho biết hoạt động ở Syria và Iraq tích trữ đủ vũ khí và đạn dược để duy trì chiến đấu từ 6 tháng đến 2 năm.
Theo đó, IS sở hữu các xe tăng T-55 và T-72, xe địa hình quân sự Hummer do Mỹ sản xuất, súng trường tấn công và hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ mục tiêu tầm thấp. IS đã chiếm giữ hầu hết các vũ khí tại một căn cứ quân sự ở Iraq, trước đây do Mỹ kiểm soát.
Theo báo cáo, hoạt động không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm vào các cứ điểm của IS chỉ cho phép phá hủy những vũ khí hạng nặng chứ không làm giảm lượng vũ khí dự trữ.
Ngoài vũ khí, IS hiện có nguồn lực dồi dào về sinh lực và tiền bạc. Theo số liệu của Liên hợp quốc, IS có tới 15.000 chiến binh thánh chiến nước ngoài đến từ 80 quốc gia, trong đó có những nước trước đây chưa từng đối mặt với những thách thức có liên quan đến al-Qaeda như Maldives, Chile và Na Uy. Số lượng các đối tượng thánh chiến nước ngoài đổ vào Trung Đông từ năm 2010 đến nay cao gấp nhiều lần so với tổng số chiến binh thánh chiến nước ngoài trong giai đoạn 1990-2010, và đang tiếp tục tăng lên.
Các dòng tiền mặt của IS cũng tăng. Bộ Tài chính Mỹ ước tính rằng mỗi ngày IS thu được 1 triệu USD (có nguồn đánh giá là khoảng 2 triệu USD) từ bán dầu và từ đầu năm đến nay thu được khoảng 20 triệu USD từ các khoản tiền chuộc.
Nhiều nước lên tiếng ủng hộ chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào IS
Vũng lầy
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng cuộc chiến chống IS đang nhanh chóng biến thành một vũng lầy. Ngay cả khi lực lượng người Kurd với sự yểm trợ bằng các cuộc không kích của liên quân quốc tế đẩy lui IS khỏi Kobane ở Syria thì tương lai cuộc chiến này vẫn mờ mịt.
Hồi tháng 9/2014, ông Obama đã tuyên bố rằng trọng tâm của chiến dịch không kích nhằm vào IS là Iraq. Nhưng đến đầu tháng Mười, liên quân do Mỹ đứng đầu đã đánh bom Syria nhiều hơn tại Iraq do IS tấn công thị trấn Kobane, thị trấn của Syria nằm trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tin tình báo cho thấy Kobane có thể sớm thất thủ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ không muốn hỗ trợ, do vậy để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo, ông Obama đã phái máy bay không người lái và máy bay chiến đấu tới hỗ trợ.
Đột nhiên, cuộc chiến để giành thị trấn nhỏ Kobane mang tầm quan trọng lớn. Theo giới phân tích, giờ đây Mỹ (mà trước hết là ông Obama) dường như bị cuốn theo chiến lược do chính IS đề ra. Khi IS coi Kobane là nơi quyết chiến thì Mỹ cũng chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc cũng coi đó là một cuộc chiến quyết định.
Khói bốc lên từ Kobane sau môt đợt không kích của liên quân quốc tế
Thế nhưng, ngay cả khi tập trung vào Kobane, Mỹ vẫn không “dọa” được IS. Lực lượng cực đoan này thậm chí còn tung thêm video hành quyết công dân Mỹ, tuyên chiến với cường quốc khu vực là A-rập Xê-út…
Nguyên nhân thất bại của Mỹ và đồng minh cho tới nay được đánh giá trên hai khía cạnh, gồm quân sự và tư tưởng.
Về mặt quân sự, Mỹ đã đánh giá sai thực lực của IS. Cho tới bây giờ, Mỹ và đồng minh vẫn chưa biết chính xác lực lượng này có bao nhiêu tay súng. Bên cạnh đó, việc chỉ tập trung tiêu diệt sinh lực thực chất là các nhóm nhỏ không hề ảnh hưởng tới sức chiến đấu của IS. Mỗi một nhóm bị tiêu diệt có thể nhanh chóng được bổ sung và lấp đầy bằng các nhóm nhỏ cơ động khác.
Cũng về mặt quân sự, liên quân do Mỹ đứng đầu đã không tính toán đầy đủ vai trò của các cường quốc trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran hay bản thân Syria.
Trong khi Mỹ và liên quân chọn phương án cung cấp hỗ trợ cho người Kurd thì Thổ Nhĩ Kỳ lại kiên quyết chống lại. Động thái duy nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện để đáp ứng các kế hoạch của Mỹ là để cho những nhóm người Kurd không có liên hệ nào với KWP được phép di chuyển từ Erbil đến Kobane. Không những thế, có không ít nguồn tin cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ ngấm ngầm hỗ trợ IS về nhiều mặt.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ án binh bất động trên biên giới, ngay sát Kobane.
Liên minh quốc tế chống IS không tính tới Iran hay Syria nên thiếu đi tính hợp pháp cần có cho bất kỳ chiến dịch quân sự quốc tế nào. Hoạt động của liên quân không được chính thức xác nhận bởi chính quyền Tổng thống Assad, vốn vẫn đang cầm quyền trên thực tế và quan trọng hơn là không có được nghị quyết ủng hộ nào từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Bên trong liên minh quốc tế hiện cũng có những “lục đục” nội bộ. Pháp, quốc gia luôn được xem như đồng minh quan trọng bậc nhất của Mỹ trong các chiến dịch quân sự, cũng không triển khai các kế hoạch hành động theo đúng ý muốn của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Pháp gần như đứng ngoài liên minh và không muốn hợp tác với Washington. Lực lượng của Pháp tham gia chống IS là quá khiêm tốn khi chỉ đóng góp 6 máy bay tham gia các chiến dịch không kích IS trên lãnh thổ Iraq, trong đó có một máy bay trinh sát và một máy bay tiếp dầu.
Trên mặt đất, việc dựa vào một quân đội Iraq yếu kém và lỏng lẻo cũng như lực lượng Peshmerga của người Kurd vốn chỉ có khả năng đánh du kích đang đặt ra những câu hỏi lớn về khả năng thành công của liên quân quốc tế trong mục tiêu hoàn thành chiến dịch quân sự đặt ra.
Đặc biệt, Mỹ và các đồng minh đã không có phương pháp tiếp cận toàn diện trong cuộc chiến chống IS, khi coi IS chỉ đơn thuần là mối đe dọa quân sự mà không tính đến những khía cạnh thuộc về ý thức hệ. IS đã sử dụng vấn đề về ý thức hệ không chỉ để truyền bá tư tưởng mà còn lôi kéo sự ủng hộ của một bộ phận người Hồi giáo ở Syria, Iraq và thậm chí ở cả phương Tây. Liên minh cũng chưa đủ sự quan tâm cần thiết tới việc loại bỏ các lý do chính trị là nguồn gốc của chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông.
Về lâu dài, giới phân tích cho rằng nếu Mỹ vẫn không tính tới vai trò và ảnh hưởng của các nhân tố Syria, Iran và cả Nga, các hoạt động chống IS sẽ có nguy cơ biến Trung Đông thành “vùng đất của hỗn loạn” với xung đột dai dẳng và tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố phát triển hơn.
Theo Báo Đất Việt
Y sỹ bị đánh hội đồng ngay tại phòng làm việc
Trong lúc vừa sơ cứu cho bệnh nhân xong, đang hỏi để nắm thông tin về bệnh nhân, y sĩ Nguyễn Văn Quyết (Bệnh viện ĐK Quế Phong, Nghệ An) bất ngờ bị một nhóm thanh niên lao vào đấm đá dẫn đến đa chấn thương phải cấp cứu.
Y sĩ Quyết đang điều trị tại viện ĐK Nghệ An.
Sự việc xảy ra lúc 10h10' ngày 5/10, khi anh Quyết đang trực tại Bệnh viện ĐK huyện Quế Phong thì một thanh niên bị tai nạn giao thông được đưa vào nhập viện. Trong lúc vừa tiến hành sơ cấp cứu, xử lý vết thương cho bệnh nhân xong, đang hỏi thông tin về bệnh nhân này thì một nhóm thanh niên kéo vào quát "hỏi quá nhiều" rồi nhảy lên bàn làm việc đá thẳng vào mặt anh Quyết. Sau đó, cả nhóm khoảng 5 người liên tiếp đấm đá vào mặt, tay chân y sỹ Quyết.
Biết chuyện, một số cán bộ bệnh viện can ngăn và gọi cho Công an thì nhóm thanh niên mới dừng tay. Sau đó, y sỹ Quyết được đưa ngay đến phòng cấp cứu của Bệnh viện Quế Phong để điều trị. Một ngày sau thì chuyển xuống Bệnh viện ĐK Nghệ An.
Sáng 8/10, tại Bệnh viện ĐK Nghệ An, anh Quyết vẫn còn bầm tím hai mắt, tay trái bó bột. Anh cho biết vẫn còn mệt mỏi, vùng mắt, gáy đầu còn đau.
Bác sỹ Hoàng Hoa Thám, Trưởng khoa thần kinh cột sống, BVĐK Nghệ An cho biết qua thăm khám, y sỹ Quyết được chẩn đoán bị đa chấn thương, rạn xương quay trái, xương sọ não không bị ảnh hưởng.
Giám đốc BVĐK Quế Phong - bác sỹ Lang Văn Thái cho biết, bệnh viện đang phối hợp với công an địa phương khẩn trương làm rõ vụ việc y sỹ Nguyễn Văn Quyết (SN 1990) bị nhóm thanh niên hành hung ngay tại phòng khám.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nữ sinh lớp 12 bị đánh hội đồng, xé áo trong quán karaoke Chỉ vì lời bình luận trên facebook mà Linh và O xảy ra mâu thuẫn, hủy kết bạn với nhau. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi O bị nhóm bạn của Linh lôi vào phòng karaoke rồi đánh đập, xé áo và dùng cả lưỡi lam cắt tóc. Ngày 7/10, tin tức từ công an huyện Diễn Châu cho biết, đơn vị...