Danh hiệu NSND cho nghệ sĩ Tự Long có thể sẽ bị xét lại?
Việc các nghệ sĩ lớn tuổi có nhiều cống hiến bị trượt khỏi danh sách được xét tặng danh hiệu NSND năm 2015, còn NSƯT Tự Long có tên gây nhiều tranh cãi.
NSND Lê Tiến Thọ cho rằng, những ý kiến của công chúng sẽ là kênh tham khảo để Hội đồng cấp trên xem xét lại kỹ càng hơn.
Tự Long cũng thấy khó xử
Ngay khi kỳ họp thứ ba của 25 thành viên Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 8 tại Hà Nội vừa kết thúc vào sáng 9/7, trên các phương tiện truyền thông lẫn các diễn đàn xã hội đã dấy lên nhiều luồng thông tin trái chiều. Trong đó, việc các nghệ sĩ lớn tuổi có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật của nước nhà trong nhiều năm qua như NSƯT Minh Vượng, NSƯT Xuân Hinh, NSƯT Chí Trung, NSƯT Minh Hằng, NSƯT Út Bạch Lan… bị trượt khỏi danh sách NSND đã khiến không ít người bất ngờ. Đặc biệt, chuyện nghệ sĩ Tự Long, người vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 2012 lại có mặt trong danh sách NSND trình lên cấp Nhà nước, vấp phải nhiều phản ứng trái chiều.
Những ý kiến trái chiều về việc Tự Long được xét danh hiệu NSND sẽ được Hội đồng cấp Nhà nước tham khảo để xem xét lại. Ảnh: TL
Nhiều người phân tích rằng, theo quy định về việc xét tặng danh hiệu NSND ban hành từ năm 2003, các nghệ sĩ phải có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên (riêng đối với nghệ thuật xiếc từ 15 năm trở lên) đã được tặng danh hiệu NSƯT từ 5 năm trở lên và có ít nhất 2 giải thưởng Vàng tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế… và các hội văn học nghệ thuật Trung ương kể từ khi được phong tặng danh hiệu NSƯT.
Tự Long năm nay mới 42 tuổi, so về tuổi nghề chưa đủ 20 năm hoạt động nghệ thuật liên tục. Tự Long cũng mới được Nhà nước phong tặng NSƯT từ năm 2012, tính đến nay mới chỉ được 3 năm chứ chưa đủ 5 năm. Ngoài ra, dù là diễn viên chèo nhưng Tự Long lại được biết đến nhiều với vai trò diễn viên hài qua các chương trình Táo quân, Gặp nhau cuối tuần…
Trao đổi với Tự Long vấn đề này, anh cho biết: ở thời điểm này anh không biết phải nói gì vì đang ở thời điểm nhạy cảm. Bản thân anh cũng thấy mình khó xử khi các bậc tiền bối không được xét tặng danh hiệu NSND. Tự Long cho biết, anh sẽ chia sẻ cụ thể hơn những suy nghĩ của mình sau đợt trao tặng danh hiệu NSND – NSƯT kết thúc.
Chí Trung buồn nhưng vẫn mừng cho Tự Long
NSƯT Chí Trung, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ chia sẻ, anh thấy việc xét tặng các danh hiệu NSND – NSƯT vẫn còn nhiều cảm tính, kiểu “yêu thì dễ, ghét lại khó”. Có những người chưa đủ tiêu chuẩn 5 năm sau khi được phong tặng NSƯT, người là nghệ sĩ trở về từ nước ngoài nhưng chỉ hoạt động với tư cách cá nhân là chính… vậy mà cũng được xét tặng NSND và NSƯT. Cá nhân anh dù xét về huy chương là đủ, xét về sức ảnh hưởng với khán giả và cống hiến với sân khấu nhà hát cũng không thua kém ai… vậy mà lại bị bỏ qua. Nhiều người khuyên anh nên gửi đơn lên Bộ trưởng, Chủ tịch nước… để xin được xem xét, nhưng anh không làm. Ngay cả việc điền hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND cũng là do Nhà hát của anh tự điền rồi gửi lên chứ không phải đích thân anh tự làm.
Bày tỏ suy nghĩ về việc Tự Long được phong tặng NSND mà mình không được, NSƯT Chí Trung vui vẻ cho biết, anh rất mừng cho Tự Long vì Tự Long là một người em mà anh rất quý. Tự Long có những nét duyên dáng rất riêng trên sân khấu. “Danh hiệu không phải là miếng cơm chia cho nhiều người khiến mọi người phải đi giành giật, giằng xé, xin xỏ… mà danh hiệu là sự ghi nhận dành cho tất cả mọi người. Hỏi tôi có mừng cho Tự Long không, tôi bảo rất mừng, vì việc Long được xét tặng NSND không ảnh hưởng gì đến tôi. Còn hỏi tôi có buồn không, tôi cũng trả lời thật lòng là có. Tự Long giống như học trò đời thứ ba, thứ tư của tôi vậy mà học trò được, còn thầy thì trượt. Kiểu như người ta đến nhà mà bắt tay con, còn cha thì không. Buồn lắm”, NSƯT Chí Trung tâm sự.
NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đồng thời là Ủy viên của Hội đồng xét tặng chuyên ngành cấp Nhà nước chia sẻ, việc Tự Long được nằm trong danh sách xét tặng danh hiệu NSND cấp Nhà nước trước hết là do Hội đồng cấp dưới, nhất là Hội đồng Bộ Quốc phòng đưa lên. Đưa lên nhưng khi hội đồng các cấp trên xem xét thì bản thân Tự Long cũng phải đạt được các tiêu chí đã được đề ra trước đó. Trong thời gian qua, Tự Long đã đạt được một số huy chương Vàng trong các hội thi. Thứ nhất là, hội thi ở Hải Phòng với vai nhà giáo Chu Văn An trong vở chèo do NSND, đạo diễn Doãn Hoàng Giang dàn dựng. Với vai diễn này, Tự Long được đánh giá cao. Tiếp theo, trong cuộc liên hoan nghệ thuật lực lượng vũ trang tổ chức ở Nam Định, Tự Long cũng đã thể hiện rất thành công vai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Video đang HOT
Theo NSND Lê Tiến Thọ, Tự Long được đánh giá là một trong những nghệ sĩ trẻ của “làng” chèo, đóng được nhiều vai, làm chủ được sân khấu truyền thống. Trên lĩnh vực sân khấu hài, Tự Long cũng tham gia tích cực nhóm hài Xuân Bắc – Tự Long với rất nhiều vở diễn dành cho trẻ em hàng năm. Trước đó, Tự Long cũng đạt được một số thành tích trong các cuộc thi sân khấu kịch tổ chức tại Huế. Tuy nhiên, NSND Lê Tiến Thọ cũng cho rằng, những phản ánh của độc giả và báo chí sẽ là một kênh tham khảo để Hội đồng cấp Nhà nước có cơ sở xem xét.
NSND Lê Tiến Thọ cho biết: “Hội đồng càng cao sẽ có cái nhìn càng rộng hơn, so sánh sẽ kỹ càng hơn… Nhiều trường hợp cũng sẽ bị rơi rụng khi Hội đồng xem xét lại thấy chưa xứng đáng. Với những ý kiến của độc giả, của công chúng và truyền thông, tôi tin Bộ VH-TT&DL cùng với Ban thi đua khen thưởng của Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp lại để đệ trình lên Hội đồng xét duyệt trước khi trình Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu NSND – NSƯT cao quý này”.
Theo Khánh Toàn/Gia Đình Xã Hội
10 điều khán giả ít biết về Tự Long
Từ đời tư, vị trí chức vụ cho đến sở thích của "Long chèo" đều lần lượt được hé lộ.
1. Tự Long tên đầy đủ là Vũ Tự Long, sinh năm 1973 (năm nay 42 tuổi). Anh là nghệ sĩ hài, nghệ sĩ chèo, diễn viên điện ảnh. Khán giả biết đến anh chủ yếu qua các chương trình Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm.
2. Ngày 15/9/2014, Tự Long được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội. Trước đó, anh trực thuộc đoàn chèo Tổng cục Hậu cần Bộ Quốc phòng.
Năm 2013, anh mang quân hàm trung tá. Anh từng có hai năm làm đội phó đội diễn viên, hai năm làm đội trưởng rồi lên phó giám đốc.
Tự Long trong ngày nhận chức Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.
3. Tự Long quê ở Bắc Ninh, cái nôi của nghệ thuật văn hóa chèo.
4. Cha mẹ Tự Long từng công tác tại đoàn quan họ của tỉnh Bắc Ninh, giờ đã nghỉ hưu. Anh có một em gái và một em trai đều đã lập gia đình. Cha mẹ anh sống ở quê cùng em trai, thi thoảng lên chơi với gia đình Tự Long trên Hà Nội.
Cha anh là "liền anh" Vũ Tự Lẫm, từng đóng vai diễn chính tên Chi trong phim Đến hẹn lại lên cùng nữ nghệ sĩ Như Quỳnh.
Vì cha mẹ công tác trên thị xã, nhà lại ở huyện Từ Sơn nên từ nhỏ, anh sống chủ yếu với bà nội. Anh chia sẻ ngày nhỏ mình phải sống thiếu thốn tình cảm cha mẹ nên hay thấy tủi thân.
Cha đẻ Tự Long là "liền anh" Vũ Tự Lẫm, người đóng vai Chi trong phim Đến hẹn lại lên.
5. Tự Long tốt nghiệp khoa Chèo trường Đại học Sân khấu Điện ảnh năm 1998. Tuy nhiên, con đường đến với nghệ thuật không phải là ước mơ ngay từ ban đầu của anh. Năm 1991, sau khi tốt nghiệp trung học, Tự Long học trung cấp xây dựng. Khi đó, anh cho rằng chỉ có xuất khẩu lao động mới giúp thay đổi cuộc đời.
Cái duyên với nghệ thuật đưa đẩy anh đi thi trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Bắc (giờ là Bắc Giang). Khi đang học thì đoàn chèo Hà Bắc mời anh về theo diện vừa học vừa làm.
Sau anh quyết định lên Hà Nội lập nghiệp. Theo học trường Đại học Sân khấu Điện ảnh được một học kỳ, đoàn chèo mới biết.
6. Năm 1998, sau khi tốt nghiệp đại học, anh được tuyển về Nhà hát Chèo Việt Nam. Năm 1999, Tự Long về đầu quân tại đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần của Quân đội. Anh đi lên từ những vai cầm cờ chạy hiệu trên sân khấu chèo. Từ đó, Tự Long được chọn làm thí sinh của Tổng cục Hậu cần đi thi Liên hoan chèo toàn quốc.
Tự Long trên sân khấu chương trình Gặp nhau cuối năm.
Năm 2003, anh cùng nhiều nghệ sĩ hài tham gia Gặp nhau cuối năm. Tự Long đảm nhận những vai Táo quân khác nhau như Táo thể thao, Táo văn hóa, Táo điện lực, Táo giao thông... Anh có nhiều màn tấu hài được khán giả nhớ tên như vai hóa thân Bầu Kiên nói về bóng đá Việt Nam, bắt chước Lệ Rơi hát nhạc phim Titanic...
Ngoài ra, anh tham gia chương trình Thư giãn cuối tuần, Chém chuối cuối tuần và Ơn giời cậu đây rồi.
7. Nhiều người chỉ biết đến Tự Long như một nghệ sĩ hài. Trước đây, anh từng làm nhiều nghề để kiếm sống. Ngay từ thời học sinh, anh đã tham gia phim truyền hình để thu thập kinh nghiệm diễn xuất.
Tự Long còn có thời từng là MC của Vọng quán - một địa điểm café lý tưởng dành cho các bạn sinh viên. Anh cũng từng đi làm lơ xe, phụ hồ xách vữa cho các công trình trên xã, học nghề mộc, làm chân chạy xe ôm....
Nói về nghiệp diễn, Tự Long chia sẻ, anh tự hào khi mình là người đóng được nhiều thể loại, từ vai phụ đến chính, quần chúng đến phản diện, chính diện. Với chèo, anh đóng từ vai kép, đào, mụ, hề, vai nào cũng có huy chương.
8. Tự Long tự nhận mình là người thích lái xe và ô tô. Nếu bỏ nghề diễn, anh sẽ theo nghề lái xe. Anh thích sưu tầm những chai rượu có hình dáng lạ. Mỗi dịp đi lưu diễn nước ngoài, anh thường bỏ thời gian và tiêu tốn hàng trăm USD để mua những chai rượu dáng "độc".
Một trong những bình rượu có hình dáng lạ mắt trong bộ sưu tập của Tự Long.
Đồng nghiệp nhận định, Tự Long là một con người sống nội tâm đằng sau vẻ ngoài sôi nổi. "Hạnh phúc có nhiều khuôn mặt. Ngay khi ta đang chiêm ngưỡng khuôn mặt này thì có thể phía sau đã là một khuôn mặt khác", nam nghệ sĩ người Kinh Bắc chia sẻ.
9. Tự Long có được 10 huy chương trong sự nghiệp, trong đó có bảy vàng, ba bạc, chủ yếu từ những vai diễn chèo.
Ít ai biết, Tự Long cũng từng đóng vai chính kịch như Chu Văn An trong vở Chu Văn An - Người thầy của muôn đời (2013), hay vai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong vở Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sáng trong như ngọc một con người (2014). Hai vai diễn mang về cho anh hai tấm huy chương vàng tại Hội diễn Liên hoan Chèo toàn quốc.
Năm 2012, anh được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Sang năm nay, Tự Long nằm trong danh sách xét duyệt từ Nghệ sĩ ưu tú được lên Nghệ sĩ nhân dân cuối cùng khi mới 42 tuổi.
Hiện Tự Long giữ quân hàm trung tá. Anh chia sẻ, bản thân là một trong số ít người đầu quân trong quân đội mà phải chờ sáu năm mới được chuyển chế độ lên trung úy.
10. Tự Long kết hôn lần đầu với người vợ Minh Trang. Cả hai yêu nhau từ thời sinh viên Đại học Sân khấu điện ảnh và kết hôn sau bảy năm hẹn hò. Hai người có một con trai tên Gia Anh, thường gọi là Teppi. Năm 2012, cả hai quyết định "đường ai nấy đi".
Tự Long bên cạnh người vợ thứ hai.
Ngày 7/5/2015, Tự Long tổ chức lễ cưới lần hai với cô dâu Trần Minh Nguyệt. Đám cưới chỉ mời người thân, bạn bè và không thông báo rộng rãi tới báo giới. Cô dâu hiện là giảng viên tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội.
Theo Nhi Quỳnh/Dân Việt
Chí Trung bị đánh trượt, Tự Long lên NSND Trong khi các nghệ sĩ Chí Trung, Minh Hằng bức xúc vì không được xét danh hiệu NSND đợt này thì danh hài Tự Long có tên trong danh sách NSND mới. Đến hẹn lại lên, kỳ xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND nào cũng trở thành chủ đề nóng. Nhiều gương mặt quen thuộc với khán giả như NSƯT Minh Hằng, NSƯT...