Danh hài Việt Hương giữa bi kịch trên phim và nước mắt trong đời
Danh hài Việt Hương đã quá quen thuộc với khả năng chọc cười khán giả. Vì vậy, chuyện danh hài Việt Hương được mời đảm nhận một vai đầy bi kịch trong bộ phim “Mặt trời, con ở đâu” khiến không ít người ngạc nhiên. Xem danh hài Việt Hương khóc trên màn ảnh, công chúng không thể không tò mò đặt câu hỏi, chị đã bao nhiêu lần rơi nước mắt vì những trớ trêu trong đời mình?
Danh hài Việt Hương.
Điều gì cũng có giá của nó và mình phải biết thế nào là đủ. Tổ nghiệp, ông trời đã cho mình may mắn được hưởng phúc phần nên mình có ăn đến đâu mình phải bù đắp, chia sẻ đến đó. Mình có ăn mình phải tạo phúc chứ nếu ăn hết, đến khi quay lại, phúc cũng không còn. Do vậy tôi vừa ăn chay, vừa làm từ thiện và làm nghề….”.
Danh hài Việt Hương nói về bộ phim “Mặt trời, con ở đâu” mà công chúng đang bất ngờ vì sự xuất hiện trái ngược với phong cách của chị: “Đây là vai diễn lạ nhất từ trước đến nay của tôi, hoàn toàn không có tính chất hài hước như các vai diễn khác. Trong phim, tôi vào vai bác sĩ Kim, một bác sĩ giỏi nhưng lại có một cuộc sống không mấy vẹn tròn vì đứa con duy nhất của mình qua đời vì căn bệnh quái ác. Điều khiến bác sĩ Kim luôn đau đáu và dằn dặt mình chính là sự bất lực trước cái chết của con”. Người xem từng chứng kiến danh hài Việt Hương chọc cười ở hàng chục bộ phim vui nhộn, thì với “Mặt trời, con ở đâu” lại khiến giới mộ điệu rưng rưng nước mắt thương cảm cùng nhân vật của chị!
Việt Hương sinh ra ở Sài Gòn, và không có gì khó khăn để bước chân vào trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP Hồ Chí Minh. Năng khiếu bộc lộ khá sớm, Việt Hương có vai diễn từ thời sinh viên. Được đào tạo kịch nói, Việt Hương đã có nhiều năm gắn với những vở diễn chính kịch lẫn bi kịch. Năm 20 tuổi, Việt Hương đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1999. Cái khởi đầu ngoạn mục ấy đã giúp Việt Hương sớm có được vị trí một ngôi sao trong làng kịch nghệ phương Nam.
Thế nhưng, tấm màn nhung sàn diễn dường như quá khắt khe với những điều nghiêm túc. Những vở kịch tử tế dần thưa thớt khán giả. Việt Hương nhảy ra lập nhóm hài riêng và phất lên như diều gặp gió. Đùng một cái, khi tài năng và nhan sắc đang rực rỡ nhất, Việt Hương ở tuổi 23 đã lên xe hoa với đạo diễn Quang Minh. Quá biết nhau, quá hiểu nhau, họ đến với nhau rất dễ dàng, và cưới nhau rất dễ dàng. So với chồng, thì Việt Hương nổi trội hơn, cả về tên tuổi lẫn thu nhập. Tuy nhiên, ai cũng tin họ đẹp đôi. Tiếc nuối thay, cuộc hôn nhân đầu tiên của Việt Hương chỉ kéo dài được 3 năm. Việt Hương và Quang Minh li dị.
Sau gần 2 năm chống chếnh, Việt Hương nhận lời cầu hôn của nhạc sĩ hải ngoại Hoài Phương và sang Mỹ định cư. Việt Hương chấp nhận làm lại từ đầu, kể cả nghề diễn lẫn hôn nhân. Cũng may, khán giả Việt kiều mê hài như khán giả trong nước, nên Việt Hương nhanh chóng lấy lại phong độ. Không chỉ đứng chung với Hoài Linh, Chí Tài và Thúy Nga trên sân khấu Paris By Night, mà Việt Hương cùng Hoài Tâm lập một ê-kíp tung hứng biểu diễn tấu hài khắp nơi.
Năm 2013, Việt Hương tái ngộ người hâm mộ quê nhà bằng vai diễn trong bộ phim “Nhà có năm nàng tiên”. Giai đoạn này, Việt Hương thường bay về Việt Nam cùng đứa con gái bé bỏng tên Eliza Phương Vy, nên vài đồng nghiệp cũng hơi e ngại về lần đò thứ hai của danh hài. Việt Hương đã cười sảng khoái và tâm sự cởi mở: “Vợ chồng chúng tôi có nhiều điểm khác nhau lắm vì anh Hoài Phương là người Bắc còn tôi là người Nam. Chồng tôi là nhạc sĩ, còn tôi là diễn viên hài, nên càng không liên quan. Tuy nhiên, đó là sự khác biệt bề ngoài còn trong cuộc sống hai vợ chồng hầu như chưa có chuyện gì lớn xảy ra. Nếu có những va chạm, tôi thường bỏ ra ngoài còn anh sẽ vào phòng thu để làm những gì mình thích. Cả hai chờ đợi đến bữa cơm chiều, vợ chồng sẽ nói chuyện và ai sai, người đó sẽ nhận lỗi rồi sửa chữa!”.
Và chính sự đầm ấm hôn nhân đã cho Việt Hương nhiều cơ hội phô diễn khả năng đa dạng của mình. Vốn là một diễn viên chính kịch, Việt Hương có thể hóa thân vào nhiều loại nhân vật khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại công chúng ưa chuộng hài thì Việt Hương diễn hài thôi! Ưu điểm vượt trội của Việt Hương là những vai đanh đá và chua ngoa. Cách phát âm uyển chuyển về âm độ cao thấp tùy ngữ cảnh và đôi mắt sắc lẻm của Việt Hương, luôn khiến tình huống được đẩy lên cao trào. Còn khuyết điểm của Việt Hương là đôi khi không chịu tiết chế cảm xúc nên phát sinh nhiều trò diễn hơi quá lố!
Tài diễn hài của Việt Hương không ai phủ nhận được. Thế nhưng, chất gây cười hoàn toàn phụ thuộc vào lời thoại và… sự đỏng đảnh làm dáng của cơ thể. Muốn vai diễn trụ lại với khán giả, phải biết khai thác chi tiết hài. Điều này một mình Việt Hương không thể làm được, mà còn phụ thuộc vào kịch bản. Sân khấu hôm nay có ít tiểu phẩm ra ngô ra khoai để những danh hài như Việt Hương tạo sự bùng nổ cho sàn diễn. Tất cả chỉ cười vu vơ, cười gượng gạo, rồi chuồi dần vào lãng quên bẽ bàng!
Bước vào tuổi 40, danh hài Việt Hương cũng là một mẫu phụ nữ thành đạt, dẫu bấp bênh hai lần đò. Điều đáng quý của Việt Hương là chị dành một phần không nhỏ thu nhập để làm từ thiện. Cứ rời khỏi trường quay, Việt Hương đến với đồng bào khó khăn, khi thì tài trợ lương thực, khi thì tài trợ chăn màn cho những người vất vả hơn mình. Nụ cười ấm áp nơi vùng sâu vùng xa mà Việt Hương đem lại cho những mảnh đời gieo neo ấy, khác hẳn với tiếng cười ầm ĩ trong khán phòng mỗi show diễn chốn đô hội. Cả hai kiểu cười ấy đều khiến Việt Hương mãn nguyện vì sự hiện diện của mình trên cuộc sống này, như chị tâm sự: “Điều gì cũng có giá của nó và mình phải biết thế nào là đủ. Tổ nghiệp, ông trời đã cho mình may mắn được hưởng phúc phần nên mình có ăn đến đâu mình phải bù đắp, chia sẻ đến đó. Mình có ăn mình phải tạo phúc chứ nếu ăn hết, đến khi quay lại, phúc cũng không còn. Do vậy tôi vừa ăn chay, vừa làm từ thiện và làm nghề….”.
Theo baohaiquan.vn
'Mặt trời, con ở đâu?' với 'Nắng' và 'Khi con là nhà' có thật sự giống nhau như người ta vẫn tưởng?
Sau khi ra mắt, "Mặt trời, con ở đâu?" vướng phải nhiều ý kiến trái chiều khi không ít luồng dư luận cho rằng phim dựa theo ý tưởng của "đứa con" đạo diễn Đồng Đăng Giao - "Nắng". Song nếu để ý kĩ, chúng ta sẽ nhận ra mục đích hai bộ phim nhắm đến là hoàn toàn khác nhau.
Nếu cả Nắng và Nắng 2 của đạo diễn Đồng Đăng Giao đều xoay quanh câu chuyện của người mẹ "khờ khạo" Mưa ( Thu Trang) cùng cô con gái Nắng ( bé Kim Thư) thì đến với Mặt trời, con ở đâu?, người ta sẽ bắt gặp hình ảnh một người cha gặp trở ngại về ngôn ngữ - A Tẻo ( Huỳnh Đông).
Vẫn là hành trình tìm con của các bậc phụ gặp khiếm khuyết nhất định về khả năng giao tiếp và tư duy, vẫn nhấn mạnh và đề cao tình cảm gia đình, nhưng trong chừng mực nào đó, "điểm đáp" của hai câu chuyện ít nhiều có sự sai khác nhất định.
Nhìn vào Mặt trời, con ở đâu? có lẽ khán giả dễ dàng nhớ đến Khi con là nhà của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng hơn, bởi cả hai đều tô đậm tình cảm cha con - đề tài ít được khai thác trên màn ảnh Việt nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, dù so với bất kì bộ phim nào, là Nắng, Nắng 2 hay Khi con là nhà thì Mặt trời, con ở đâu? của đạo diễn Hữu Tuấn vẫn cho thấy một màu sắc rất riêng tại phòng vé dịp cuối năm.
Thoạt nhìn, người ta cứ ngỡ phim chỉ thiêng khắc họa tình cảm cha con qua các nhân vật A Tẻo và con trai Á ( bé Bảo Bảo) hay ông Vượng ( Huỳnh Anh Tuấn) và con gái Xuka ( bé Mai Cát Vi). Nhưng nếu để ý kĩ, chúng ta sẽ còn thấy sự tinh tế trong việc mang tình mẫu tử, tình thân ý nhị, kín đáo của nhân vật bác sĩ Kim ( Việt Hương) lên màn ảnh và đan cài giữa bốn nhân vật chủ chốt của câu chuyện.
Tôi từng định nghĩa thế này về tình yêu mà các bậc phụ huynh dành cho con cái của họ, rằng từng người sẽ có thứ "ngôn ngữ yêu thương" của riêng mình. "Ngôn ngữ" này sẽ khác nhau giữa cha và mẹ, đương nhiên, giữa các người cha, người mẹ với nhau cũng đều không giống nhau. Nói cách khác, việc thể hiện tình cảm với con cái của từng cá thể cha mẹ độc lập là một phiên bản "limited" của chính bản thân họ để rồi ứng với mỗi cách biểu lộ đó, là từng đứa trẻ có cá tính hoàn toàn riêng biệt.
Và bạn biết không, tôi còn cho rằng các bậc cha mẹ luôn dành cho con cái họ tình yêu thương dựa trên sự "cô chấp" và "ngang ngược", nhất là những người mẹ. Ví như nhân vật bác sĩ Kim trong Mặt trời, con ở đâu?, với cá nhân tôi, cô ấy là một người phụ nữ đáng thương hơn đáng trách. Dành tất cả sức lực, khả năng mình có để duy trì sự sống cho Dekhi - cô con gái bị bệnh ung thư máu và trông chờ nguồn tủy sống hợp pháp để cô bé có thể tiếp tục đoạn đời đầy ước mơ và hoài bão phía trước. Nhưng rồi người mẹ ấy, vị bác sĩ ấy cũng không chiến thắng được số phận, cô đã thua trong "cuộc chiến" một mất một còn, hòng giành con gái về từ lưỡi hái tử thần.
Sự bất lực đã biến nỗi đau thành tham vọng và ích kỉ, với bản năng người mẹ, người cô, bác sĩ Kim đã quyết tâm tìm cho cô cháu gái Xuka nguồn tủy sống thích hợp bằng con đường không chính thống để cô bé không phải chịu chung số phận như Dekhi - bị căn bệnh quái ác cướp đi sự sống. Người ta sẽ bĩu môi, nhìn vào nhân vật này với cái nhìn đầy miệt thị vì dẫu sao cô cũng đang khoác lên mình màu áo blouse của những thiên sứ, mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng.
Nhưng hãy công bằng hơn và đừng bao giờ quên rằng bác sĩ Kim là một người mẹ, người cô, một người phụ nữ đầy bản năng trước khi là một bác sĩ. Đương nhiên việc làm của cô ấy không hoàn toàn đúng song bạn biết đấy, khi những người mẹ hành động bằng con tim thì không một chuẩn mực nào có thể chiến thắng tình yêu thương có phần "cố chấp" và "ngang ngược" của họ. Vậy nên không phải tự nhiên mà tôi nói rằng nhân vật này đáng thương hơn đáng trách.
Phía bên kia chiến tuyến lại là "lãnh địa" của những người cha. Trái ngược với nhân vật bác sĩ Kim, cả ông Vượng và A Tẻo đều cho thấy cách yêu thương con tỉnh táo và đầy lý trí. Có thể với họ, con cái là cả bầu trời, là nguồn sống, nguồn động viên tinh thần to lớn mà không gì có thể thay thế được; song cả hai người cha chỉ thể hiện điều đó bằng ánh mắt và hành động.
Với một người gặp trở ngại ngôn ngữ như A Tẻo, anh đã để những giọt nước mắt lưng tròng nói thay tâm tình đối với "thằng con" không chung huyết thống. Bằng cách nào đấy, những con người chảy hai dòng máu khác nhau lại đồng điệu bởi nút giao của cảm xúc mà người ta gọi đó là tình thân. Còn riêng về ông Vượng, việc xuôi theo sự sắp xếp của bác sĩ Kim, buộc Á hiến tủy cho Xuka đã phần nào thể hiện khát vọng giữ lại đứa con gái ông hết mực yêu thương. Á là tia hy vọng, là cánh cửa cuối cùng của ông và cả bé Xuka. Mà bạn biết đấy, một khi người đàn ông đã chọn nghe tiếng gọi của con tim thì mọi lý lẽ trên cuộc đời này với họ đều vô nghĩa, vì khi đó, họ đã rơi vào kiệt cùng của sự bất lực rồi.
Bằng việc đan xen khắc họa tình phụ - tử và mẫu - tử thiêng liêng, Mặt trời, con ở đâu? đã làm mình khác biệt và bật lên hẳn so với mặt bằng chung của những phim cùng đề tài. Bên cạnh đó, tình bạn bè được thể hiện thông qua các diễn viên nhí cũng là một điểm sáng nổi bật, giúp phim thu hút sự quan tâm của khán giả.
Trailer phim.
Series Nắng hay Khi con là nhà dù chỉ thể hiện một khía cạnh nhất định về tình cảm gia đình, nhưng không thể phủ nhận rằng các tác phẩm này đều đã chạm đến tận cùng trái tim khán giả. Tuy nhiên, Mặt trời, con ở đâu? lại là một màu sắc mới, cho thấy sự cố gắng vượt bậc của một ekip phim giàu nhiệt huyết khi nỗ lực đan cài đầy đủ thông điệp ý nghĩa cho một bộ phim gia đình.
Phim hiện đang được chiếu tại tất cả các cụm rạp trên toàn quốc.
Theo saostar
Tình phụ tử trong phim 'Mặt trời, con ở đâu?' của Việt Hương và Huỳnh Đông lấy cạn nước mắt của khán giả Bộ phim "Mặt trời, con ở đâu" khiến người xem không khỏi nghẹn ngào khi khai thác đề tài tình cảm cha con. Là một bộ phim hiếm hoi của màn ảnh Việt trong thời gian gần đây nói về tình cảm cha con, Mặt trời, con ở đâu? thuộc thể loại gia đình, hài, phiêu lưu,... với sự tham gia của các...