Danh hài Hoài Linh sẽ giả gái, đóng vai vợ Quang Hà trong live show
Tại họp báo live show Trăm năm cô đơn của Quang Hà, anh chia sẻ mời Hoài Linh tham gia nhưng danh hài không diễn hài mà sẽ giả gái, vào vai vợ nam ca sĩ.
Chiều 5/9, Quang Hà tổ chức họp báo giới thiệu live show Trăm năm không quên tại TP.HCM. Đây là live show thứ 3 trong sự nghiệp ca hát của anh. Điều đặc biệt của đêm diễn lần này là sự có mặt của dàn khách mời hùng hậu gồm danh hài Hoài Linh, Đan Trường, Phương Thanh, Siu Black, Lệ Quyên, Hương Tràm.
Với mỗi khách mời, Quang Hà sẽ song ca với họ hai ca khúc nhạc trẻ và nhạc xưa. Riêng danh hài Hoài Linh có màn kết hợp đặc biệt và là ẩn số của live show.
Quang Hà thực hiện live show thứ 3 trong sự nghiệp ca hát. Ảnh: Bá Ngọc.
Trước thắc mắc về việc xuất hiện của tiểu phẩm hài làm loãng không khí của một đêm nhạc, Quang Hà khẳng định: “Anh Hoài Linh sẽ không diễn hài nhưng vào vai vợ của tôi”.
Là một trong những khách mời xuất hiện tại họp báo, Lệ Quyên dành những lời khen ngợi với sự cố gắng không mệt mỏi của Quang Hà trên con đường nghệ thuật. Tiếp đó, cả hai cùng nhớ lại quãng thời gian khó khăn ngày đầu bước vào nghề.
Quang Hà kể ngày mới vào nghề, anh và Lệ Quyên phải đi xe ôm đến điểm hát, chỉ nhận mức cát-xê bèo bọt là 50.000 đồng. Khi ấy, sau mỗi đêm diễn cả hai cùng nhiều đồng nghiệp khác góp tiền, chỉ dám ăn lẩu hơn 100.000 đồng.
Video đang HOT
Nam ca sĩ cũng nhớ lại ấn tượng với đồng nghiệp nhờ giọng hát khủng. “Chúng tôi không ai có bài nhạc riêng mà thường hát lại ca khúc của các anh chị nổi tiếng. Tôi thường hát nhạc của anh Đan Trường còn Lệ Quyên thì hát bài Vầng trăng đêm trôi hay tuyệt vời”.
Cuối cùng anh nhấn mạnh: “Bây giờ Lệ Quyên còn hát hay hơn xưa, xinh đẹp và giàu có hơn”.
Lệ Quyên lần đầu tham gia live show của bạn thân. Ảnh: Bá Ngọc.
Lệ Quyên khẳng định nhờ những ngày tháng đó mà cô cũng như đồng nghiệp biết trân trọng hơn những thành quả dù nhỏ mình đạt được. Điều đó chứng tỏ rằng không cần đốt cháy giai đoạn, chỉ cần cố gắng thì sẽ được khán giả yêu mến.
Live show Trăm năm không quên do nhạc sĩ Nguyễn Quang đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật và đạo diễn âm nhạc. Quang Hà sẽ hát 35 ca khúc cùng ban nhạc Nguyễn Quang và dàn nhạc giao hưởng.
Xuyên suốt chương trình, nam ca sĩ thể hiện nhiều thể loại nhạc khác nhau như nhạc trẻ, nhạc xưa, bolero và remix. Quang Hà cho rằng việc thể hiện nhiều thể loại nhạc giúp cho khán giả không bị nhàm chán và bản thân khoe sự đa năng.
Quang Hà khoe giọng ca trong họp báo. Ảnh: Bá Ngọc.
Live show của Quang Hà sẽ diễn ra lúc 20h ngày 23/9 tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM và ngày 7/10 tại Cung văn hóa Việt Xô, Hà Nội.
Theo Zing
'Bolero là minh chứng cho sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà'
Dòng nhạc này phản ánh được tình cảm của con người với quê hương đất nước, đồng thời đem chất liệu dân ca và truyền thống vào nền tân nhạc.
Tôi năm nay 30 tuổi, nhưng có khoảng 20 năm thưởng thức dòng nhạc Bolero. Những ngày gần đây, tôi thấy nhiều người bàn luận về phát ngôn nhạc Bolero của ca sĩ Tùng Dương, nên cũng xin mạn phép được đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Nếu cho rẳng "Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với Bolero thì đúng là một sự thụt lùi", điều này không sai. Vì hầu hết các bản nhạc Bolero mà chúng ta đang nghe và biết đến hiện nay đều có tuổi đời trên 40 năm, thậm chí còn bằng tuổi cha mẹ của tôi và nó không phản ánh được cuộc sống của thế giới phẳng.
Thế nhưng nó lại phản ánh được tình cảm của con người với quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa, đồng thời đem chất liệu dân ca và các chất liệu truyền thống vào nền tân nhạc đối với thời kỳ phát triển của Bolero cách đây hơn nửa thế kỷ. Vậy về cơ bản, Bolero cách đây nửa thế kỷ chính là một sự phát triển và sáng tạo của nền âm nhạc nước nhà khi đưa được các chất âm truyền thống vào tân nhạc.
Còn nếu nói về sự thụt lùi thì hiện nay các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang biểu diễn những tác phẩm có cách đây hàng trăm năm như "Khải Hoàn Ca" của Beethoven; "Bốn Mùa" của Vivaldi; "Serenade" của Schubert... cũng như duy trì âm nhạc truyền thống.
Tôi cần sự đánh giá đúng đắn của mọi người về góc độ này. Chắc mọi người đều nhớ đến bộ phim Tây Du Ký với bản nhạc mở đầu phim là "Thiên Đình Ca", một bản nhạc không có lời và rất nhiều người nhớ đến giai điệu của nó.
Và gần đây, trong một chương trình truyền hình thực tế của Trung Quốc, ca khúc này đã được phối khí lại theo phong cách rap hip hop với tên mới là "Tề Thiên Đại Thánh", còn nội dung được lấy theo các chi tiết trong nguyên tác. Đấy là một sự sáng tạo tuyệt vời đối với một chất liệu đã có 30 tuổi, đem lại cảm nhận mới mẻ cho người nghe...
Nguyên liệu cho sự sáng tạo của âm nhạc có nhiều từ các chất âm truyền thống, nhưng người mang được sự sáng tạo đến với công chúng phổ thông một cách gần gũi nhất thì không nhiều.
Ví dụ như nhóm nhạc Hằng Cái của Trung Quốc đã đem chất âm truyền thống của Mông Cổ với cây đàn đầu ngựa vào nhạc rock khiến người nghe cảm thấy gần gũi, hay như nhóm nhạc Nightwish và Within Temptation của thể loại Symphonic Metal với sự kết hợp giữa Metal Rock cùng các nhạc cụ khác, tạo nên âm hưởng thính phòng cho các bản Metal.
Sáng tạo đối với âm nhạc phải bắt nguồn từ âm nhạc chứ không phải bắt nguồn từ phong cách ăn mặc, tác phong biểu diễn. Chúng ta thưởng thức âm nhạc bằng đôi tai và cảm xúc qua nội dung bài hát...
Còn nhận xét về đích danh một ai đó thì thực sự tôi không có tâm tư, mong rằng đừng vì ham muốn đưa tên tuổi mình đi lên mà tạo ra các phát ngôn thiếu tôn trọng các bậc tiền bối trong làng nhạc.
Theo VNE
Hương Tràm ra MV mới đậm chất 'ngôn tình học đường' Với MV "Em gái mưa", Hương Tràm tiếp tục theo đuổi hình tượng và phong cách âm nhạc nhẹ nhàng, nữ tính. Sau một số bản hit ghi dấu thời gian qua, Hương Tràm tiếp tục cho ra mắt những ca khúc tình cảm, nhẹ nhàng đúng theo phong cách của mình trong sản phẩm âm nhạc mới mang tên Em gái mưa....