[ĐÁNH GIÁ XE] Mercedes-Benz E300 AMG sau 2 năm sử dụng – Xe lắp ráp liệu có “tã”?
Chất lượng gia công của xe lắp ráp trong nước luôn là điều mà người tiêu dùng Việt đặc biệt quan tâm, nhất là ở phân khúc xe sang. Liệu chiếc Mercedes-Benz E300 AMG phiên bản lắp ráp trong nước có “hụt hơi” trước E300 AMG nhập khẩu từ Đức?
Người tiêu dùng Việt Nam không còn lạ gì với những chiếc Mercedes-Benz lắp ráp trong nước. Hãng xe Đức gần như chiếm lĩnh thị phần phân khúc xe sang. Theo những thống kê mới nhất của hãng, mẫu GLC đang chiếm thị phần hơn 90%, C-Class chiếm khoảng 70%, E-Class chiếm 80% và S-Class chiếm hơn 90%.
Sau năm 1996, Mercedes-Benz tiếp tục lắp ráp mẫu C200 vào năm 1998. Quãng 1999-2000 chứng kiện sự ra đời của E240. Và sự tăng trưởng mạnh mẽ tiếp tục nối dài khi ra mắt C200K, riêng trong năm 2001, mẫu xe này đã nhanh chóng đạt doanh số 74 xe. Tính cả mảng xe thương mại, Mercedes-Benz trong năm 2001 và 2002 chiếm 20% thị phần trên thị trường ô tô Việt Nam, đứng thứ 2 sau Toyota với 45% thị phần.
2004 là thời điểm hãng tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng tổng vốn đầu tư của Mercedes-Benz Việt Nam lên 1,127 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2005, hãng xe Đức gặp khó khăn do thuế linh kiện và ô tô tăng mạnh, doanh số cả năm chỉ đạt 172 xe.
Nhưng khó khăn cũng nhanh chóng qua đi. Giai đoạn 2006-2011, Mercedes-Benz liên tục ra mắt sản phẩm mới, cho đến 2012 chính thức chuyển đổi hình thức từ liên doanh sang công ty Trách nhiệm hữu hạn. 2012 cũng là năm Mercedes-Benz chiếm lĩnh 50% thị phần xe sang tại Việt Nam, và tính đến giữa năm 2019, đã có xấp xỉ 50.000 xe mang logo “ngôi sao ba cánh” được giao tới tay khách hàng Việt.
Tuy vậy, vẫn có những khách hàng đang đặt dấu hỏi cho chất lượng xe Mercedes lắp ráp tại Việt Nam. Đó là tâm lý chung của rất nhiều khách hàng tiềm năng của Mercedes, những người sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để sở hữu hàng ngoại nhập. Khoảng giữa năm 2017, Mercedes-Benz Việt Nam đã quyết định lắp ráp toàn bộ dải sản phẩm E-Class đời W213 trong nước, trong đó có mẫu E300 AMG rất được ưa chuộng.
Quyết định này khiến nhiều người băn khoăn về chất lượng E-Class lắp ráp trong nước. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đã mượn 2 chiếc Mercedes-Benz E300 AMG đã sử dụng với số kilô-mét đã đi tương đương nhau. Trong đó, chiếc màu trắng là phiên bản lắp ráp trong nước, màu đen là bản nhập khẩu nguyên chiếc. Vậy, liệu E-Class lắp ráp trong nước có nhanh “tã” hơn xe nhập Đức? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
So sánh ngoại thất
Những chi tiết ngoại thất thường kể nhiều câu chuyện về chiếc xe trước mắt chúng ta. Liệu xe đã đâm đụng hay chưa, chủ xe có chăm sóc kỹ hay không, tất cả đều được để hiện bằng những dấu vết trên thân xe. Việt Nam là một đất nước nóng ẩm nên thông thường, màu sơn xe sẽ chóng bị lão hóa, đặc trưng là màu trắng sẽ sớm bị ố vàng còn màu đen sẽ mất đi độ sâu, độ bóng bẩy nếu thường xuyên phơi nắng.
Nhìn ngắm kỹ 2 chiếc E300 AMG, có thể nhận định rằng chất lượng sơn của cả 2 chiếc xe đều rất tốt. Chiếc E300 lắp ráp trong nước vẫn giữ được màu trắng “Ngọc Trinh”, không một vết ố vàng, trong khi chiếc E300 AMG nhập khẩu có nước sơn đen vẫn còn rất sâu và đậm đà. So sánh trực tiếp 2 xe lắp ráp và nhập khẩu, có thể thấy chất lượng sơn hoàn toàn tương đồng, thậm chí mật độ và độ dày của lớp phủ óng ánh nằm trên lớp sơn màu cũng không hề khác biệt giữa 2 xe. Điều đó cho thấy Mercedes-Benz Việt Nam đã áp dụng quy trình sơn tương đồng với nhà máy ở Đức.
Phân xưởng sơn trong nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam được xây dựng trên diện tích gần 5.000 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD, phân xưởng sơn nhúng tĩnh điện có 2 chức năng chính là xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện cho khung xe. Công nghệ sơn được Mercedes-Benz sử dụng là zircobond và lớp phủ kim loại chuyển tiếp zirconium, giúp lớp sơn phủ của xe chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt.
Video đang HOT
Tổng cộng quá trình sơn phủ cho xe sẽ gồm có 16 công đoạn nhỏ, gồm 9 công đoạn về zircobond hóa và 7 công đoạn về sơn nhúng tĩnh điện, tổng thời gian của quá trình khoảng 120 phút. Mercedes-Benz cho biết dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện giảm 40% tiêu thụ điện và 30% nước thải so với công nghệ sơn tĩnh điện phốt phát cũ. Trong khi đó, nước thải cũng sẽ được xử lý kĩ để loại bỏ các kim loại nặng và chất nguy hại trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
Tiêu chí thứ 2 tôi dùng để đánh giá chất lượng lắp ráp xe là độ khít của các tấm thân xe. Cụ thể, đó là độ khít giữa nắp capô và tai xe, giữa nắp khoang hành lý và cột C và giữa các cửa xe và khung xe. Đây là các vị trí thường xuyên đóng mở và nếu chất lượng lắp ráp có vấn đề thì chúng ta dễ dàng có thể phát hiện bằng mắt thường. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là chiếc E300 AMG lắp ráp (màu trắng) lại có khoảng trống giữa các tấm thân xe khít hơn và đều hơn bản nhập Đức! Nghe có vẻ khó tin nhưng thực sự, phải chứng kiến tận mắt thì tôi mới thấy được chất lượng xe Mercedes-Benz lắp ráp trong nước tốt như thế nào.
Về ngoại thất, xe lắp ráp trong nước cũng chiếm ưu thế ở bộ đèn pha LED Multi Beam, xe nhập khẩu chỉ có đèn LED tiêu chuẩn. Cum đen Multi-beam LED nay la sư khac biêt dê nhân thây nhât giưa E300 ban lăp rap trong nươc va E300 nhâp (chi co đen LED tiêu chuẩn). Cum đen Multi-beam co tơi 84 đi-ôt LED cương đô cao cho kha năng chiêu sang tưng vung nhăm tranh lam loa măt ngươi đi đôi diên. Bên canh cac đen pha LED thông minh, xe con co bôn dai đen Led đinh vi chay doc xuông mui xe nhin rât đôc đao. Du E300 AMG ban lăp rap re hơn ban nhâp xâp xi 300 triêu nhưng trang bi đen chiêu sang thông minh nay la môt điêm công lơn.
Một điểm khác biệt dễ nhận thấy nữa là E300 AMG lắp ráp có bộ vành AMG 19 inch đơn màu, trong khi bản nhập khẩu có vành cũng mang thiết kế tương tự nhưng được sơn 2 màu tương phản. Nhìn chung, những tiêu chí về độ hoàn thiện ngoại thất giữa 2 chiếc E300 AMG lắp ráp và nhập khẩu là gần như tương đồng. Thậm chí, cá nhân tôi thấy xe lắp ráp có phần trội hơn xe nhập sau 2 năm sử dụng tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn là những trang bị tốt hơn trên E300 AMG lắp ráp, điển hình là cụm đèn Multi Beam.
So sánh nội thất
Khoang nội thất của Mercedes-Benz E-Class xứng đáng với nhiều lời khen mà các chuyên gia thử xe trong và ngoài nước dành cho mẫu xe này. Cá nhân tôi là “fan BMW” nhưng tôi vẫn phải thừa nhận rằng nếu so nội thất BMW Series 5 đời G30 và E-Class W213, nhất là các phiên bản đang được phân phối tại Việt Nam thì E-Class vẫn mang lại cảm giác sang trọng hơn cả về thẩm mỹ lẫn công năng. Cac ky sư Mercedes mât đung 4 thang đê tao nên hinh dang khoang nôi thât chiêc E-Class băng đât set. Ho đa vô cung ty mân va không chay đua vơi thơi gian. Kêt qua la môt khoang nôi thât sơ hưu moi điêm manh truyên thông cua hang: thiêt kê đep, vât liêu cao câp va tiên nghi ngâp tran.
Trở lại với 2 chiếc Mercedes E300 AMG lắp ráp và nhập khẩu, những khác biệt về nội thất là không nhiều. Phiên bản nhập khẩu nguyên chiếc có gói nước hoa Air Balance, trong khi bản lắp ráp lại nhỉnh hơn về mặt hỗ trợ người lái với trang bị Hiển thị kính lái (HUD). Cá nhân tôi sẽ đánh giá cao HUD hơn nước hoa vì nó giúp việc lái xe nhàn nhã và an toàn hơn, người lái đỡ phải liếc xuống bảng đồng hồ để nắm bắt những thông số vận hành cơ bản của chiếc xe. Hơn nữa, nếu bạn thực sự muốn độ nước hoa Air Balance cho chiếc E300 AMG lắp ráp trong nước của mình thì chỉ cần bỏ ra khoảng 20 triệu đồng, có rất nhiều cửa hàng đồ chơi xe hơi sẽ làm điều đó. Như vậy, về mặt trang bị thì 2 chiếc E300 AMG lắp ráp và nhập khẩu cũng khá tương đồng, vậy còn về độ bền của các chi tiết da, nhựa thì sao?
Trong khoang cabin, chi tiết dễ bị lão hóa bởi ánh nắng nhất là đỉnh táp lô. Đây là vị trí hứng chịu ánh nắng buổi trưa và chúng ta không thể dán đen kính lái được. Đáng mừng là ở trên cả 2 xe thử nghiệm, phần da bọc đỉnh táp lô đều còn như mới, vẫn giữ nguyên độ mềm mại và không bị bạc màu. Điều đó cho thấy chất lượng da bọc táp lô của Mercedes-Benz là rất tốt.
Một điểm nữa tôi cũng nhận thấy trên 2 chiếc xe này là cho dù phơi nắng rất lâu nhưng khi mở cửa, tôi không thấy mùi khó chịu trong xe. Đó là đặc trưng của xe sang. Các hãng sản xuất xe đắt tiền thường rất kỹ càng khi chọn lựa vật liệu da, nhựa trong xe để hạn chế mùi khó chịu. Nhắc đến mùi, tôi tiếp tục dành sự tán thưởng cho những tấm da Nappa bọc ghế. Da bọc ghế vẫn mềm mịn và giữ được mùi thơm nhẹ giống như xe mới và quan trọng nhất là những vị trí thường xuyên chịu lực tác động trên ghế lái vẫn không bị bẹp hay nhăn. Tất nhiên, ta cần đến 3, 4 năm nữa để đánh giá chính xác về độ bền da Nappa trên E300 AMG, nhưng sau 2 năm sử dụng, da bọc ghế của cả 2 xe trong bài so sánh đều hoàn hảo như mới.
Trải nghiệm
Như vậy, cả 2 chiếc xe Mercedes E300 AMG lắp ráp và nhập khẩu đều đã vượt qua bài kiểm tra về mặt thẩm mỹ. Về mặt trải nghiệm, 2 chiếc xe này có gì khác biệt sau 2 năm sử dụng và 1,5 vạn kilô-mét đã lăn bánh?
Hãy điểm qua thông số của 2 mẫu xe này. E300 AMG đươc trang bi đông cơ 4 xy-lanh thăng hang tăng ap, dung tich 2.0 lit. Đông cơ nay san sinh công suât 244 ma lưc tai 5.500 vong/phut va lưc mô-men xoăn cưc đai 370 Nm tai dai tua may 1.300 – 4.000 vong/phut. Lưc keo đươc truyên xuông banh sau qua hôp sô tư đông 9 câp 9G-TRONIC. Trên lý thuyết, Mercedes-Benz E300 AMG cân 6,2 giây đê tăng tôc lên 100 km/h trươc khi đat tôc đô tôi đa 250 km/h. Chiêc xe co 5 chê đô lai: Eco, Sport, Sport , Comfort va Individual.
Khi đo thực tế, cả 2 mẫu xe đều tăng tốc lên 100 km/h trong khoảng 8 giây. Đây là thông số chấp nhận được vì lốp xe đã sử dụng được 2 năm và điều kiện mặt đường cũng không thực sự tốt. Ơ chê đô Sport va Sport , phan ưng chân ga tương đối nhay ben và gần 250 mã lực là quá đủ để đem lại sự phấn khích sau vô lăng. Dù vậy, tôi co thê cam nhân đươc đô trê tăng ap kha ro rang du đa chu đông dôn sô thâp đê đây vong tua may lên cao. Tuy nhiên, khung gâm vân vô cung chăc chăn khi vao cua ơ tôc đô cao vơi hiên tương nghiêng thân xe đươc kiêm soat tôt.
Về mặt vận hành, cả 2 chiếc đều không có sự khác biệt và không quá lời khi nói chúng vẫn mang lại trải nghiệm lái chẳng khác gì xe mới. Kha năng cach âm cua bộ đôi E300 AMG cung rât đang khen ngơi: chi cân khe đong cưa hit, thê giơi ôn ao bên ngoai dương như tan biên ngay lâp tưc. Khe tha minh theo tiêng nhac du dương tư dan âm thanh Burmester hang hiêu, tôi như đăm minh vao môt thê giơi riêng, chi co ta va âm nhac. Về mặt tiện nghi, tôi nhận thấy chiếc E300 AMG nhập khẩu có dàn điều hòa làm mát kém hơn xe lắp ráp. Dù đã để mức gió lớn nhất và nhiệt độ thấp tối đa nhưng khoang cabin chiếc E300 AMG nhập khẩu cũng không có độ mát sâu như xe lắp ráp. Đây là điều cần lưu ý bởi ở một đất nước nóng như Việt Nam, khả năng làm mát của hệ thống điều hòa là rất quan trọng.
Kết luận
Sau 1 ngày trải nghiệm Mercedes-Benz E300 AMG bản lắp ráp và nhập khẩu, tôi có thể kết luận rằng về mọi yếu tố khách quan về mặt cơ khí, 2 chiếc xe này đều tương đồng nhau. Chiếc xe lắp ráp thậm chí còn trội hơn ở hệ thống đèn Multi Beam, hệ thống hiển thị trên kính lái và dàn điều hòa mát lạnh. Đó là còn chưa kể đến mức giá rẻ hơn khoảng 280 triệu đồng. Như vậy, việc Mercedes-Benz Việt Nam lắp ráp E-Class trong nước đã mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng trong nước. Dù câu chuyện xe nhập hay xe lắp ráp tốt hơn vẫn sẽ còn tiếp diễn nhưng với riêng dòng E-Class và nhiều dòng xe khác của Mercedes-Benz Việt Nam, xe lắp ráp trong nước là lựa chọn tốt hơn.
Theo Tuoitrethudo
Đánh giá xe Trung Quốc Haima S5 sau 2 năm sử dụng, mất giá phân nửa
Không gian rộng rãi, giá bán chỉ tương đương các mẫu xe hạng A nhưng tính năng giải trí ở Haima S5 không phong phú, điều hoà yếu khiến hàng ghế thứ hai bị nóng.
Haima S5 được phân phối tại Việt Nam vào năm 2016 dưới dạng nhập khẩu. Xe có giá 528 triệu đồng với hai phiên bản. Chiếc xe trong ảnh là bản thường, không có camera 360 độ với màn hình giải trí trung tâm. Bản cao cấp và bản thường đều không có tên riêng. Trước S5, Haima đã xâm nhập thị trường Việt với các mẫu xe sedan và hatchback cỡ nhỏ giá rẻ.
Thân xe có nhiều chi tiết ốp được mạ chrome, làm chiếc xe trở nên khá lạ mắt. Haima S5 dùng mâm 16 inch. Xe có chiều dài 4.358 mm, chiều dài cơ sở 2.630 mm. Không giống Zotye hay các mẫu hatchback cỡ nhỏ trước đó, S5 có thiết kế không theo các mẫu xe phương Tây hay Nhật, Hàn. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ không cao.
Camera lùi là trang bị lắp thêm bên ngoài. Hình ảnh được hiển thị ngay trên gương hậu bên trong xe. Xe có đầy đủ 4 cảm biến lùi. Đèn pha xe là LED có thêm thấu kính nhưng phần kính có vẻ bị mốc.
Một điểm đặc biệt là các công tắc nâng, hạ kính xe được bố trí ở bệ tỳ tay giữa nên người lần đầu bước lên xe còn khá lạ lẫm. Khi cầm lái Haima S5, người lái sẽ không quen thao tác nâng, hạ kính bởi tất cả xe hơi hiện đại ngày nay đều bố trí các nút này ở bên tay trái người lái, rất thuận tiện. Phần bệ tỳ tay được bọc một tấm ốp chrome (tương tự ngoại thất) nhưng dễ bị xước và đã xuống sắc nhiều. Toàn bộ ghế da trong xe là có 2 màu đen và nâu nhạt tương phản.
Do là bản thường nên xe không có màn hình giải trí, chỉ có nghe đài radio cơ bản, kết nối đàm thoại rảnh tay. Điều hòa trên xe là loại tự động hai vùng, không có cửa gió cho hàng ghế sau. Đồng hồ xe thiết kế đơn giản và trực quan, giữa có một màn hình nhỏ hiển thị phần báo nhiên liệu trung bình kèm một dòng chữ Trung Quốc. Chủ xe cũng không biết ý nghĩa của dòng chữ này.
Theo nhà sản xuất, Haima S5 dùng động cơ tăng áp 1.5L, công suất 120 mã lực, mô-men xoắn 160 Nm. Xe có các hệ thống an toàn như chống bó cứng phanh, cân bằng điện tử, phân bố lực phanh điện tử, 2 túi khí. Chủ xe có lắp thêm một camera ở gương hậu phải bên ngoài xe cho lái xe quan sát khi rẽ vào đường hẹp. Xe vẫn hoạt động tốt, đã có dấu hiệu xuống sắc trong quá trình sử dụng chưa lâu, khoảng 2 năm với gần 70.000 km.
Do không có cửa gió điều hoà nên không khí ở hàng ghế sau rất nóng dù chỉ đi quãng đường ngắn. Trên thị trường, giá bán của Haima S5 còn 320 triệu đồng, mất phân nửa giá trị xe sau 2 năm sử dụng.
Theo Zìng
Chống đỡ "cơn bão" xe nhập - Hàng loạt xe lắp ráp trong nước ra mắt Có vẻ như xe nhập khẩu không còn nhiều thời gian để lấn át xe lắp ráp trong nước,, Khi hàng loạt mẫu xe được các thương hiệu lớn trong nước tung ra để đón đầu mùa bán hàng cuối năm: KIA ra mắt Soluto, Ford gia nhập phân khúc minivan với mẫu Tourneo, Mitsubishi quyết tâm lắp Xpander... KIA Soluto tại Việt...