Đánh giá về động đất ở Sông Tranh 2: Sai chồng lên sai
Hiện tượng” Sông Tranh đã trở thành điểm nóng không chỉ trên phương tiện thông tin, mà còn thu hút sự quan tâm của giới khoa học. Có nhà khoa học đã trực tiếp khảo sát, nhưng có những ý kiến lại chỉ dựa trên hiện tượng xảy ra… khiến người dân Bắc Trà My hoài nghi về những lời trấn an về hiện tượng động đất mà họ đã phải hứng chịu trên 50 lần rung chấn.
Các đoàn công tác của trung ương nghiên cứu động đất tại thủy điện Sông Tranh 2, nhưng không thể dự báo chính xác về động đất. Ảnh: T.T.Thư
Vậy động đất ở Bắc Trà My là động đất kích thích, động đất do kiến tạo hay là động đất “kép” do cả “kiến tạo” và “kích thích” cùng tương tác?
Lãnh đạo Sở TNMT, Sở KHCN Quảng Nam và UBND huyện Bắc Trà My cho biết, không hề được chủ đầu tư (EVN) mời tham gia, được tham vấn hoặc phản biện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án thủy điện Sông Tranh 2. Tập đoàn Điện lực VN (EVN) là chủ đầu tư dự án, BQL dự án thủy điện 3 là đơn vị thay mặt EVN quản lý công tác xây dựng dự án, Cty TVXD điện 1 là đơn vị tư vấn cho BQL dự án thủy điện 3 lập báo cáo ĐTM và phê duyệt là Bộ TNMT.
Ông Dương Chí Công – GĐ Sở TNMT Quảng Nam – nói: “Cái sai trong ĐTM của chủ đầu tư là đánh giá, nhận định sai khi cho rằng tích nước hồ chứa không gây động đất kích thích. ĐTM nhận định: Tích nước hồ dưới 1 tỉ mét khối nước thì không xảy ra động đất kích thích. Vấn đề còn ở chỗ: Nếu nhận định trên đúng, thì việc khảo sát, thiết kế hồ chứa sai, và tích nước hồ chứa không chỉ là 730 triệu mét khối nước như thiết kế mà là hơn 1 tỉ mét khối nước. Đáng nói là cái sai chồng lên cái sai, sau khi xảy ra động đất liên tục, chủ đầu tư vẫn không quan tâm nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề trong ĐTM, cũng không chịu nhận sai để nghiên cứu lại toàn diện”. Ông Phan Văn Chức – GĐ Sở KHCN Quảng Nam – cho rằng: “Thực tế xảy ra là động đất sau khi tích nước hồ chứa. Vậy thì đề nghị chủ đầu tư và cơ quan khoa học cần tổ chức nghiên cứu lại đầy đủ về động đất kiến tạo, động đất kích thích và mối liên quan giữa tích nước hồ chứa thủy điện và động đất”.
TSKH Phan Văn Quýnh: Nghiên cứu xa rời với thực tế. Động đất kích thích hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2 (TĐST2) có những biểu hiện đặc biệt, vượt ra ngoài khuôn khổ của kiểu động đất này, nó xảy ra dồn dập, ngày càng phức tạp, cường độ ngày càng tăng, nhà cửa bị hư hại, đe dọa đến tính mạng, cuộc sống người dân. Trách nhiệm trước dân, chính quyền địa phương cũng chỉ biết “xoay xở” trong “quyền hạn và trách nhiệm” của mình.
Video đang HOT
Không thể chấp nhận lời giải thích của ông Trưởng ban QLDA thủy điện 3: “Người dân nên tin vào các thông số khoa học, các trận động đất vừa qua đều nằm trong tính toán và chúng tôi hoàn toàn yên tâm”. Khi Báo Lao Động công bố “Đánh giá động đất kích thích khi xây dựng dự án” của chủ đầu tư về dự án TĐST2, tôi thực sự bàng hoàng và xin thưa với ông Trưởng ban QLDA thủy điện 3 rằng đây là “thông số khoa học”: “Gia tốc dao động nền cực đại với xác suất xuất hiện vượt quá 10% trong vòng 20, 50, 100, 200 và 500 năm chấn động cực đại Imax=7 và amax=150 cm/s2 . Chấn động này do động đất cực đại M=5,5 có thể phát sinh trên đứt gãy Hưng Nhượng -Tà Vi… Theo các điều kiện dung tích hồ chứa, cột nước vùng hồ chứa, điều kiện địa chất… so sánh với các thông số hồ chứa và đập dâng, điều kiện các đứt gãy địa chất và hiện trạng khả năng cực đại xuất hiện động đất vùng dự án có thể đánh giá hồ TĐST2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường, tr.69)”. Ở đây có thể thấy tính toán của các nhà khoa học và thực tế có khoảng cách xa nhau biết chừng nào! Tuy rằng hiện nay chưa phải là lúc xem xét công tác quy hoạch, quy trình thực hiện dự án, công tác giám sát dự án, công tác thiết kế và thi công, nhưng cũng phải thấy rằng TĐST2 thực sự là một thử thách cho các nhà làm thủy điện, không những về kiến thức mà còn cả đạo đức nghề nghiệp .
Theo LD
Lũ về, thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn?
Đó là băng khoăn của lãnh đạo huyện Bắc Trà My gởi các cơ quan chức năng nghiên cứu trong cuộc làm việc giữa Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương với huyện ngày 27/9 về công tác phòng chống lụt bão năm 2012 ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Ngày 27/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (PCLB TW) do ông Nguyễn Xuân Diệu - Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo PCLB TW dẫn đầu đã có chuyến khảo sát tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 về công tác PCLB năm 2012 ở khu vực này.
Đoàn cán bộ của Ban chỉ đạo PCLB TW đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão ở Sông Tranh 2
Theo báo cáo của BQL dự án thủy điện 3 (chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2) cho biết, công tác PCLB năm nay đã cơ bản hoàn tất, đơn vị đã lắp đặt hai trạm cảnh báo lũ ở vùng hạ lưu tại hai địa phương là huyện Tiên Phước và Hiệp Đức. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo PCLB TW, số trạm cảnh báo lũ như vậy là quá ít, cần phải lắp đặt thêm trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam cho rằng, Chính phủ không cho hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước không có nghĩa là không làm công tác PCLB.
"Thủy điện Sông Tranh 2 không tích nước xem như nước lũ được xả tràn tự nhiên. Tuy nhiên, công tác PCLB phải luôn được coi trọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào", ông Tuấn nói.
Theo ông Vũ Đức Toàn - Phó trưởng BQL dự án thủy điện 3 - sau khi được xử lý chống thấm, hiện nay nước thấm qua thân đập với lưu lượng nằm trong khoảng 2,01 l/s, nằm trong ngưỡng cho phép và những trận động đất vừa qua không liên quan đến việc thấm của thủy điện.
Ông Nguyễn Xuân Diệu nêu thắc mắc với chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2: Hiện nay mực nước trong hồ đang ở cao trình 140m, có nghĩa là mực nước chết thì mức độ thấm như thế. Còn sau này khi lũ về, nước sẽ dân lên cao hơn rất nhiều thì liệu mức độ thấm có tăng lên không?
Ông Vũ Đức Toàn khẳng định, việc chống thấm đã được kiểm tra kỹ lưỡng, kể cả sau này lũ có về thì việc thấm qua thân đập cũng nằm trong giới hạn cho phép!
Một điều làm cho chính quyền huyện Bắc Trà My rất băn khoăn là mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo không cho tích nước ở thủy điện Sông Tranh 2 nhưng khi lũ về với lưu lượng lớn hơn mức xả lũ và chạy máy thì liệu có đảm bảo đập thủy điện an toàn, nhất là trong tình hình động đất xảy ra liên tục trong thời gian gần đây.
"Về lâu dài, chính quyền huyện chủ động xây dựng kế hoạch sơ tán dân khi có sự cố vỡ đập xảy ra", ông Ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Phó ban Phòng chống lụt bão huyện Bắc Trà My cho biết.
Người dân các xã xung quanh hồ thủy điện Sông Tranh 2 hiện đang sống trong thấp thỏm khi động đất liên tục xảy ra
Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam - ông Nguyễn Minh Tuấn - cho rằng, hiện nay mực nước ở thủy điện Sông Tranh 2 là mực nước chết với trên 200 triệu mét khối nước. Tuy nhiên, khi lũ về thì sẽ dâng lên ở cao trình xả lũ tự nhiên qua đập là 161m, lúc đó khối lượng nước trong hồ sẽ tăng lên mức gần 470 triệu mét khối, lúc này việc an toàn của công trình thủy điện phải được tính đến trong bối cảnh động đất liên tục xảy ra như hiện nay.
Các đại biểu trong đoàn cán bộ của Ban Chỉ đạo PCLB TW cũng rất băn khoăn khi đề cập đến tình hình lũ lụt ở khu vực hạ du thủy điện Sông Tranh 2.
Ông Văn Phú Chính - Phó Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLB TW cho rằng địa phương phải đưa ra phương án và kịch bản sơ tán dân kịp thời khi có lũ xảy ra. "Ban Chỉ huy PCLB của nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 phải có người của chính quyền địa phương để nắm tình hình và báo cáo cho lãnh đạo huyện biết kịp thời khi có lũ xảy ra", ông Chính nói.
Đối với tính mạng của hàng chục ngàn dân ở vùng hạ du khi xảy ra lũ, ông Nguyễn Xuân Diệu đề nghị cần phải minh bạch thông tin. Khi có thông tin về lũ thì nên cung cấp liên tục cho cơ quan thông tấn để báo cho dân biết. "Phải đảm bảo mức an toàn cao nhất của đập thủy điện và cho người dân ở hạ du khi xảy ra lũ', ông Diệu nói.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 28/9, các Bộ ngành như Công thương, Xây dựng, Viện Vật lý địa cầu... sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam cùng BQL dự án thủy điện 3 về việc tích nước Sông Tranh 2 và những vấn đề liên quan đến động đất ở khu vực trong thời gian vừa qua.
Theo Dantri
Quảng Nam lại rung lắc, kèm tiếng nổ lớn Nhiều người dân đã bỏ nhà lên rừng trước những trận rung chấn tại Bắc Trà My Ngay sau khi đoàn công tác của Ban phòng chống lụt bão Trung ương khảo sát tại khu vực Sông Tranh 2 vừa rời khỏi khu vực cách đó ít phút thì trận động đất cường độ lớn diễn ra... Trận động đất được xác định...