Đánh giá ứng viên và yêu cầu với công việc: Thay đổi và thích ứng
Theo các chuyên gia, từ yêu cầu thực tế, việc tuyển dụng nhân lực cần dựa vào năng lực cụ thể thay vì phụ thuộc vào bằng cấp, cũng như cần xóa đi những nhìn nhận thiếu thiện cảm với đào tạo nghề…
Một lớp đào tạo nghề. (Nguồn: TTXVN)
Các nhà tuyển dụng (người sử dụng) lao động luôn trông cậy vào các trường đại học và cao đẳng vì đây chính là những nguồn cung cấp nhân lực quan trọng. Tuy vậy mối quan hệ giữa họ ngày càng thiếu chặt chẽ, khi mà hầu hết các trường chưa đặt việc đào tạo những kỹ năng làm việc cũng như những năng lực sẵn sàng để sinh viên có thể tìm được công việc với thu nhập ổ định ngay sau khi tốt nghiệp lên mức ưu tiên hàng đầu.
Đa số các sinh viên đại học sau 4 năm học không được trang bị những kỹ năng thực tế để đảm nhiệm vai trò của mình khi được nhà tuyển dụng thuê. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các nhà tuyển dụng mà cả chính những người lao động khiến nhiều người trong số họ sẽ bị rơi vào tình trạng thất bại ngay khi bắt đầu sự nghiệp của mình.
Đây là một thực tế ở rất nhiều nước trên thế giới bao gồm cả những nước có nền giáo dục từ trước tới nay được đánh giá là tiên tiến như Mỹ.
Cung cấp mô hình đào tạo kỹ năng
Để thay đổi thực trạng này các trường đại học hay cơ sở giáo dục cần cung cấp những mô hình đào tạo cho phép sinh viên thu nhận được những kỹ năng để có thể được tuyển dụng.
Ngược lại, các nhà tuyển dụng cũng cần tăng thêm sự tuyển dụng dựa vào kỹ năng thay vì thuần tuý dựa vào bằng cấp, xóa bỏ ác cảm với đào tạo nghề để tạo ra các cơ hội bình đẳng cho các sinh viên.
Các trường và cơ sở giáo dục không thực sự có trách nhiệm giải trình về việc phải đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp được trang bị những năng lực và kỹ năng nhờ để có thể được tuyển dụng vào công việc có thu nhập tài chính ổn định.
Video đang HOT
Hiện nay, các nhà tuyển dụng vẫn sử dụng điều kiện sơ đẳng – tốt nghiệp đại học để xác định các ứng viên cho việc tuyển dụng, đây là hệ thống cổ hủ không còn phù hợp với thế giới hiện đại.
Để thích ứng với sự phát triển, theo các chuyên gia, hệ thống giáo dục cần được đánh giá lại để có thể trang bị cho sinh viên các kỹ năng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Các nhà tuyển cần thay đổi và điều chỉnh phương pháp đánh giá ứng viên và yêu cầu đối với công việc.
Tại Mỹ, một khảo sát được thực hiện bởi Cengage trong vòng 5 năm với đối tượng là các sinh viên tốt nghiệp đại học hệ 4 năm và hệ 2 năm, kết quả ghi nhận 18.8% các sinh viên cho biết họ không được trang bị những kỹ năng được yêu cầu để có thể làm ngay được công việc đầu tiên mà họ được giao sau khi tốt nghiệp.
Có tới 53% sinh viên ra trường không ứng tuyển vào các vị trí khởi điểm trong lĩnh vực được đào tạo vì cảm thấy không đủ trình độ, một nửa trong số đó cảm thấy không đủ khả năng vì thấy rõ mình không có đủ các điều kiện yêu cầu được nêu ra trong mô tả công việc.
Đòi hỏi bằng cấp: Rào cản lớn
Một số nước châu Âu như Đức, Thuỵ Sỹ…trong nhiều thập kỷ qua đã nhìn nhận việc đào tạo nghề là con đường nghề nghiệp phù hợp với tầng lớp trung lưu, đây là hệ thống hữu hiệu trong việc trang bị cho sinh viên các kỹ năng làm việc thực tế.
Trong khi đó ngay cả ở Mỹ, có hơn 60% các công việc thông thường (open job) đòi hỏi tốt nghiệp đại học hoặc tương đương. Thực tế đây là điều không cần thiết với nhiều công việc và đây cũng chính là lý do hạn chế nhiều người Mỹ tiếp cận được với việc làm.
Tệ hại hơn là có đến 60% giới quản lý nhân sự trong khảo sát cho biết họ bỏ đi không thương tiếc các hồ sơ đăng tuyển không có bằng đại học mà không cần xem xét năng lực ứng viên.
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp mất đi hàng triệu ứng viên đủ năng lực vì với người Mỹ việc có được tấm bằng đại học là không đơn giản.
Học phí (chưa kể chi phí ăn ở) cho đại học 4 năm tại các trường công lập dành cho người trong tiểu bang là khoảng 10,000$/ năm và 27,000$ cho người ngoài bang, học phí trung bình ở các trường tư là 37,000$, so với thu nhập trung bình của người dân là 68,000$ thì rõ ràng chi phí đào tạo trên là không nằm trong khả năng của nhiều người Mỹ.
Đào tạo và Tuyển dụng, cần sự song hành từ đầu
Để tạo được nguồn lực lao động có kỹ năng làm việc đòi hỏi cả hai phía người tuyển dụng và các cơ sở đào tạo nhận thức và thực hiện những vai trò của mình một cách cụ thể.
Về phía người sử dụng lao động, trước hết bắt đầu với nhìn nhận các lối mòn về giáo dục truyền thống không còn là tiêu chuẩn; xem xét trong số các công việc thông thường có bao nhiêu hạng mục thực sự đòi hỏi phải có bằng cấp truyền thống.
Các kỹ năng cần thiết cho các vị trí công việc đấy có thể được trang bị thông qua các phương thức đào tạo phi truyền thống.
Xét xét và điều chỉnh nội dung mô tả công việc trong các thông tin tuyển dụng để tránh tạo rào cản cho các ứng viên tự đánh giá mình thấp vì không đạt được các yêu cầu của người tuyển dụng, bao gồm cả các yêu cầu về bằng cấp và cơ sở cấp bằng; cung cấp các khoá đào tạo và các chương trình huấn luyện nâng cao kỹ năng và chứng chỉ.
Về phía các cơ sở giáo dục, đào tạo, cần hợp tác song hành với các nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động để đào tạo những kỹ năng phù hợp với yêu cầu của công việc thực tế; thường xuyên đối thoại với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động để điều chỉnh nội dung đào tạo thay vì tin tưởng 1 cách chủ quan vào chuyên môn của mình.
Cung cấp nhiều sự lựa chọn cho các khoá đào tạo, với chứng chỉ, tín chỉ phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của sinh viên; giúp sinh viên xác định và phát triển các kỹ năng cần thiết trong công việc thực tế và khả năng thể hiện với các nhà tuyển dụng .
Việc thiếu song hành trong các cơ sở đào tạo giữa thành tích về tuyển sinh và đào tạo các kỹ năng sẵn sàng cho công việc, tạo ra sự khó khăn cho các bên tuyển dụng và sử dụng lao động, khi đứng trước sự lựa chọn giữa một bên là các sinh viên với bằng cấp và bên còn lại là những sinh viên được trang bị kỹ năng cần thiết cho việc làm.
Câu trả lời nằm ở thái độ của người sử dụng lao động đối với các phương thức giáo dục, đào tạo phi truyền thống để có thể tạo ra lực lượng lao động phong phú và đủ năng lực sẵn sàng cho tương lai.
Cũng đã đến lúc cần nhìn nhận việc tuyển dụng dựa vào năng lực thực tế thay vì phụ thuộc vào bằng cấp, xóa đi những nhìn nhận thiếu thiện cảm với đào tạo nghề để mở ra những cơ hội công bằng cho tất cả các sinh viên.
Huyện Vĩnh Lộc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, huyện Vĩnh Lộc đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho LĐNT, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Mô hình nuôi dê lấy thịt tại xã Vĩnh Yên.
Để công tác ĐTN đạt hiệu quả cao, hằng năm huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT tại các xã, giao ban chỉ đạo dạy nghề cho LĐNT huyện đẩy mạnh tuyên truyền về công tác ĐTN cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh đến đội ngũ cán bộ các phòng, ban của huyện, cán bộ chính sách các xã, thị trấn; chỉ đạo quán triệt đến các tổ chức hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên để đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn các đoàn viên, hội viên nắm được nội dung trong công tác ĐTN và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đã xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn có trình độ chuyên môn, quản lý, có phẩm chất chính trị vững vàng và nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Duy trì và phát triển việc dạy nghề cho LĐNT, trong đó tập trung vào các nghề truyền thống như: chăn nuôi - thú y, trồng trọt, kỹ thuật lắp điện cho cơ sở sản xuất nhỏ, sửa chữa máy nông nghiệp. Du nhập, đưa vào giảng dạy một số nghề mới có xu hướng phát triển thuận lợi nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: may công nghiệp, đan chao đèn lồng, móc hộp xuất khẩu, mộc mỹ nghệ, trồng nấm, cơ khí... Nhờ làm tốt công tác ĐTN, từ năm 2018 đến nay, toàn huyện đã ĐTN cho trên 1.700 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tại địa phương lên trên 70%.
Nhờ phát huy lợi thế của địa phương, đào tạo những nghề phù hợp với LĐNT và nhu cầu thị trường nên đã có 80% số lao động sau đào tạo tìm được việc làm. Nhiều đơn vị, HTX, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn làm tốt công tác ĐTN cho LĐNT. Ví như: Cụm công nghiệp (CCN) Vĩnh Minh, xã Minh Tân, thay vì phát triển sản xuất dưới mô hình hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập, đầu tư xây dựng, mở rộng nhà xưởng sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương. Ông Hoàng Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân, cho biết: Để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống, địa phương đã vận động các hộ sản xuất di dời nhà xưởng đến CCN Vĩnh Minh theo chủ trương chung của tỉnh, huyện. Sau khi di chuyển về CCN, các hộ đã chủ động đăng ký thành lập doanh nghiệp, đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị máy móc... Hiện, tại CCN có trên 125 cơ sở sản xuất đá ốp lát và chế tác đá mỹ nghệ, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.000 lao động, với thu nhập từ 4 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, thông qua sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công tỉnh, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, ĐTN cho LĐNT. Khi tay nghề của lao động nâng lên, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm đổi mới. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nghề chế tác đá tăng lên rõ rệt; hay như, HTX may mặc cho người khuyết tật Hồng Ánh, xã Vĩnh Tiến, ngoài dạy nghề may mặc cho LĐNT, HTX còn nhận lao động địa phương là người khuyết tật vào làm việc với mức lương từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng; Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Nông Phú dạy nghề trồng gấc, làm chổi đót xuất khẩu cho hàng trăm lao động, trong đó có trên 60% lao động là người khuyết tật...
Có thể thấy, công tác ĐTN cho LĐNT ở Vĩnh Lộc những năm qua đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chất lượng LĐNT ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác ĐTN trên địa bàn huyện vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định, như: việc tổ chức dạy nghề vẫn chạy theo số lượng, chất lượng đào tạo còn hạn chế; công tác ĐTN chưa đáp ứng với nhu cầu người học nghề và người sử dụng lao động; chưa gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; một số nghề chưa phát huy hiệu quả sau đào tạo; chưa tạo sự gắn kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo; kinh phí hỗ trợ cho học viên còn hạn chế, chưa tạo động lực, khuyến khích nhiều người tham gia...
ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để tiếp tục làm tốt công tác này, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân về tầm quan trọng của ĐTN, giải quyết việc làm, thời gian tới huyện Vĩnh Lộc sẽ tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế; lồng ghép các chương trình dự án để nhiều LĐNT được ĐTN, giải quyết việc làm. Quan tâm hỗ trợ cho nông dân vay vốn đầu tư vào sản xuất; giúp người lao động tìm việc làm sau khi kết thúc khóa ĐTN... góp phần tăng thu nhập cho người dân, thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn.
Đào tạo nghề cho lao động trẻ hậu Covid-19 Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều chính sách giải pháp đã được đưa ra để giúp cho lực lượng lao động trẻ. Người trẻ mất việc vì Covid-19 Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Lao động quốc...