Đánh giá Thronebreaker: The Witcher Tales: Khi Gwent kết hợp với Heroes III
Mặc dù không lấy bối cảnh vào thời của seri chính, nhưng Thronebreaker: The Witcher Tales vẫn là một trò chơi có sự đầu tư lớn của CD Projekt.
Không phải là một game ARPG như seri chính, Thronebreaker: The Witcher Tales kết hợp giữa game phiêu lưu và card game (gần giống như Gwent). Nhân vật chính của game là Meve – nữ hoàng vương quốc Lyria và Rivia, các sự kiện trong game diễn ra khi lãnh địa của Meve bị quân Nilfgaardian xâm chiếm, khiến cô phải trực tiếp ra tiền tuyến chiến đấu.
Là một game “con” của Gwent nên không có gì lạ khi lối chơi của Thronebreaker: The Witcher Tales chủ yếu xoay quanh thể loại card game. Chiến trường của game chia làm 2 bên đối diện nhau, nhiệm vụ của mỗi phe là làm sao có thể đánh bại đối thủ 2 trên 3 lượt để giành chiến thắng cuối cùng. Một bộ bài trong Thronebreaker: The Witcher Tales có tối đa 25 lá, nhưng khác với các thể loại card game khác, sẽ không có chuyện rút bài sau mỗi lượt mà người chơi sẽ được lựa chọn những lá bài mình muốn từ đầu.
Điều này để giảm thiểu tối đa vấn đề hên xui của thể loại card game, mỗi ván bài được chia làm 3 phase chính, mỗi phase như vậy hai bên sau khi lựa chọn xong số bài của mình sẽ bắt đầu đẩy chúng lên chiến trường theo lượt tuần tự. Mỗi lá bài sẽ không có chỉ số công/thủ thông thường, mà chúng sở hữu điểm (máu) tương ứng, nếu như kết thúc một phase mà bên nào có tổng điểm cao hơn sẽ là người chiến thắng phase đó, bên nào giành được 2 phase trước sẽ là người chiến thắng cuối cùng.
Lối chơi của Thronebreaker: The Witcher Tales đòi hỏi một sự tính toán cực lớn, vì mỗi lượt người chơi chỉ có thể ra đúng một lá bài mà thôi. Game chia ra làm 2 lane trên và dưới – tương ứng cho lính cận chiến và bắn xa, tuy các lá bài không thể tấn công nhưng chúng có những kỹ năng riêng để làm hạ số tổng điểm của đối thủ. Gần như tất cả bài trong Thronebreaker: The Witcher Tales đều có thể kết hợp với nhau, một điểm nữa là số lượng slot trên bàn đấu có giới hạn và cứ không phải chỉ cần quăng bừa bài lên cho nhiều điểm là sẽ thắng.
Trong Thronebreaker: The Witcher Tales cũng có hero, cụ thể Meve cũng sẽ tham gia trận chiến bằng việc buff cho quân lính dưới quyền. Ngoài ra cũng tồn tại một số lá bài đặc biệt theo dạng tướng quân, chúng có các tuyệt chiêu mạnh vô đối như copy các quân lính cạnh bên, reset lại toàn bộ kỹ năng của đồng đội hoặc nhân số tổng điểm tùy theo số lính trực thuộc. Các tướng quân này có thể thu được trong quá trình chơi, do đó Thronebreaker: The Witcher Tales vừa giống như game RPG lại vừa pha một chút Heroes III.
Một điểm hay của Thronebreaker: The Witcher Tales là nó kết hợp việc di chuyển trên bản đồ, nhặt tiền và nâng cấp thành rất giống với seri Heroes of Might and Magic. Thay vì là những thành phố thì Meve sẽ xây dựng doanh trại của mình, bạn có thể mở nó ra bất kỳ lúc nào miễn là đủ tài nguyên. Như đã nói các lá bài cũng chính là quân đội của Meve, người chơi cần phải craft ra chúng trước tại doanh trại rồi mới có thể sử dụng.
Ngoài những tài nguyên quen thuộc như gỗ và vàng, thì Thronebreaker: The Witcher Tales giới thiệu thêm một loại nữa là Tân binh (recruit) – tượng trưng bằng dấu hiệu sắt ở thanh dự trữ. Đây có thể xem như đám lính dự bị trước khi biến thành các lá bài chính thức trên chiến trường, mỗi lá bài sẽ tốn một lượng lính nhất định, càng lên cấp cao thì chúng càng tốt hơn.
Tân binh là loại tài nguyên có số lượng cực kỳ giới hạn, ngoài công việc chính là để biến thành các bài thì chúng còn dùng trong những nhiệm vụ phụ – thí dụ như Meve phải để lại một số Tân binh để xây dựng lại giữ các thị trấn bị tàn phá, hoặc bảo vệ người dân của mình. Thronebreaker: The Witcher Tales khá giới hạn số lượng lính mà người chơi có, nên việc test thử chiến thuật trong phần chơi chiến dịch bị giới hạn.
Có 2 dạng trận đánh chính trong Thronebreaker: The Witcher Tales là đánh thưởng – người chơi sử dụng bộ bài của mình để chiến đấu theo luật mặc định, cái còn lại là giải đố trong một nước – lúc này game sẽ giới hạn một số lá bài cho sẵn, bạn phải làm sao đó để hoàn thành tất cả các yêu cầu nó đề ra. Cả 2 thứ này đều cực khó, vì đấu thường thì đối thủ luôn mạnh hơn, còn giải đố thì bạn sẽ phải làm hàng chục lần cho đến khi ra được kết quả chính xác.
Thronebreaker: The Witcher Tales không có chế độ save giữa trận đồng nghĩa nếu đánh thua là cứ chịu khó làm lại từ đầu nhé, tài nguyên trong game có giới hạn nên ngay từ đầu bạn phải xác định mình sẽ nâng cấp cái gì và dùng lá bài nào. Ngoài ra thì Thronebreaker: The Witcher Tales cũng không phải chỉ là một card game thông thường, người chơi sẽ phải đưa ra các lựa chọn trên cương vị của Meve là nữ hoàng của hai vương quốc Lyria và Rivia.
Trong Thronebreaker: The Witcher Tales, bạn có thể lựa chọn làm một người trị vì tốt nhưng mềm lòng, hoặc sắt đá nhưng tàn nhẫn. Tùy theo các lựa chọn này mà cốt truyện sẽ thay đổi, kéo theo đám quân lính dưới quyền rẽ nhánh sang nhiều loại kỹ năng tương ứng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới việc bạn sẽ trải nghiệm game ra sao, thành ra Thronebreaker: The Witcher Tales có giá trị chơi lại rất lớn.
Đồ họa trong Thronebreaker: The Witcher Tales làm theo kiểu vẽ tay 2D truyền thống, đặc biệt các lá bài được thiết kế cực kỳ sống động, nhất là bọn quái vật máu me vô cùng ấn tượng. Toàn bộ các nhân vật trong game đều được lồng tiếng, cho thấy sự đầu tư tuyệt vời của CD Projekt, mặc dù ban đầu Thronebreaker: The Witcher Tales chỉ là dự án phụ của Gwent.
Hiện tại thì Thronebreaker: The Witcher Tales đang được các trang tin đánh giá ở mức 9/10, cho thấy chất lượng của nó không thua kém bất kỳ tựa game RPG nào trên thị trường. Nếu là một fan của dòng The Witcher thì đây chắc chắn là thứ mà bạn cần phải chơi đấy.
Theo motgame
Với một chiếc "PC đời Tống" 128 MB Ram, bạn có thể chơi được những game gì phần 2
Cách đây 20 năm, với một chiếc PC sở hữu 128 MB Ram, những game thủ đời đầu của chúng ta có thể chơi được gì?
Feeding Frenzy - Cá lớn nuốt cá bé
Không cần phải là một tín đồ của game mini bạn cũng sẽ không xa lạ gì trò chơi "cá lớn nuốt cá bé" - Feeding Frenzy, một mini game hành động đặc sắc của PopCap Game. Đúng như cái tên, quy tắc chung của trò chơi có thể tóm gọn vào một cụm từ: "Cá lớn nuốt cá bé". Người chơi sẽ phải hóa thân vào một chú cá nhỏ bé giữa đại dương mênh mông và lớn lên nhờ việc săn bắt các "đồng loại" khác.
Bắt đầu màn chơi bạn sẽ là chú cá nhỏ bé và tìm ăn những con cá còn bé nhỏ hơn hơn. Đến một mức nào đó, chú cá nhỏ của bạn sẽ được "lên đời" và lại có thể ăn được những con cá mà trước đây là hung tinh. Nhưng rồi sẽ có thêm những con cá lớn xuất hiện và trò đuổi bắt lại bắt đầu.
Một mình giữa biển khơi mênh mông, chú cá sẽ phải đối mặt với nhiều kẻ thù ăn thịt luôn "lượn lờ" bên cạnh cùng nhiều thách thức nguy hiểm, qua 2 lần "lên đời" bạn sẽ vượt qua được level. Giống như các trò chơi khác, càng màn về sau, mức độ khó và nguy hiểm càng tăng, người chơi càng phải có kinh nghiệm và kỹ năng để vượt qua. Để điều khiến "nhân vật chính" game thủ chỉ cần di chuyển chuột và sử dụng phím chuột phải để "hút" những con cá khác.
Quake
Quake được khởi tạo không phải với tư cách một tựa game FPS. Điều này có vẻ khó hiểu, nhưng từ ban đầu, trò chơi được viết ra là một RPG với chủ đề trung cổ, với gameplay tập trung vào cận chiến, tuy nhiên nhanh chóng được chuyển thành một tựa game kế thừa (về mặt tinh thần) thành công của DOOM trước đó.
Quake được đón nhận nồng nhiệt bởi cả game thủ và cộng đồng phân tích. Nhận thấy được tiềm năng khổng lồ của của chế độ chơi mạng trong Quake, cuối năm đó, id Software tiếp tục tung ra QuakeWorld - một đầu game mới với bộ khung chơi mạng tốt hơn và rất nhiều luật chơi cải thiện so với nguyên bản. Những kỹ thuật mà id Software sáng tạo ra cho riêng Quake đều trở thành nền tảng cho mọi tựa game online sau này.
Minesweeper
Thêm một "huyền thoại" nữa cùng với Lines 98 và Solitaire, những tựa game kinh điển đi cùng với Windows. Trong Minesweeper, người chơi phải tìm được vị trí chính của tất cả các quả mìn rải ngẫu nhiên trên một bảng ô vuông. Để có được dữ kiện, bạn sẽ cần click vào một số ô, và con số ở những ô này hiển thị số lượng bom ở xung quanh chính ô số đó.
Lines 98
Một tựa game các bà các mẹ đã quá quen thuộc từ ngày có cỗ máy tính cà tàng chạy Windows 98 vì sự đơn giản và dễ chơi của nó. Công việc của bạn chỉ là sắp xếp ít nhất 5 quả bóng cùng màu theo các hàng ngang, dọc, hay đường chéo để ghi điểm. Thế nhưng trong quá trình sắp xếp, những trái bóng mới sẽ xuất hiện và bạn sẽ phải tính toán sao cho những trái bóng không phủ kín cả khung màn chơi.
Starcraft
Được trình làng vào tháng 3 năm 1996, Starcraft nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và tạo nên một cơn sốt thực sự cho cộng đồng game thủ thế giới. Không cần nói đâu xa, lấy ví như tại Việt Nam, nếu bạn là một 8x hoặc 9x đời đầu, bạn sẽ hiểu được sức hút mạnh mẽ của trò chơi này ở thời bấy giờ.
Heroes III
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1999, Heroes III of Might and Magic là 1 game chiến thuật lâu đời và có chiều sâu. Heroes III kén người chơi một phần lớn cũng vì chính cái chiều sâu đó. Lấy nguồn gốc từ những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết châu Âu, có cả châu Á, châu Mỹ...Heroes III bao gồm 1 hệ thống đồ sộ các phép thuật, đồ vật, Hero, địa điểm, công trình, luật chơi cùng nhiều tính năng phức tạp, đòi hỏi gamer cần đầu tư chiều sâu suy nghĩ. Với những người thích chiến thuật và có tư duy logic sẽ luôn đam mê dòng game này và rồi sẽ giữ mãi niềm yêu thích đó như nhớ về mối tình đầu.
FIFA: Road to World Cup 98
Ra mắt cùng thời điểm ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra, FIFA: Road to World Cup 98 chính là sản phẩm mang tính cách mạng của cả dòng game FIFA. Cụ thể, trò chơi đã được nâng cấp rõ rệt về đồ họa cũng như khả năng tùy biến cầu thủ và các đội bóng, sự xuất hiện của 16 sân vận động mới, cải tiến trong AI.
Đặc biệt, mục chơi Road to World Cup mang đến cho game thủ trải nghiệm World Cup một cách chân thực và sinh động nhất khi được lựa chọn thi đấu giữa 32 đội tuyển quốc gia trên nền nhạc sôi động và cực kỳ cuốn hút. FIFA: Road to World Cup 98 cũng là phiên bản game cuối cùng của EA được xây dựng trên công nghệ 16-bit.
Theo GameK
Cận cảnh lối chơi của Thronebreaker, game nhập vai The Witcher mới nhất Kênh 'Entertainium' vừa chia sẻ một video mới trên YouTube, hiển thị 24 phút cảnh quay gameplay từ Thronebreaker: The Witcher Tales. Theo mô tả của CD Projekt Red, Thronebreaker là một game nhập vai chơi đơn có bối cảnh đặt trong thế giới của The Witcher, kết hợp với những câu đố độc đáo và cơ chế chiến đấu theo phong cách...