Đánh giá This War of Mine, nhân mạng chính là thứ không đáng tiền nhất!
Chỉ có trải nghiệm và đánh giá This War of Mine bạn mới có thể cảm nhận được chiến tranh khốn nạn đến dường nào, nhân mạng chính là thứ không đáng tiền.
Chiến tranh chưa bao giờ là thứ khiến cho người ta yêu thích, ngoại trừ đám chính trị gia diều hâu, thế nhưng chỉ có trải nghiệm và đánh giá This War of Mine bạn mới có thể cảm nhận được chiến tranh khốn nạn đến dường nào. Tuy vậy ta có thể khẳng định một điều rằng, hầu hết những tựa game lấy chủ đề chiến tranh ít nhiều đều đặt người chơi vào địa vị một người lính được trang bị tận răng, với những đại cảnh chiến đấu hoành tráng, hoặc ít nhất cũng là những hoạt động tình báo đấu trí lẫn nhau hết sức căng thẳng. Cá nhân tôi cũng là một fan của những tựa game bắn súng như Call of Duty, Battlefield hay Medal of Honor.
Thế nhưng một điều khó lòng có thể phủ nhận chính là những tựa game nói trên đã khiến cho game thủ hay những con người trẻ tuổi có được cái nhìn phần nào thiên lệch về những gì xảy ra trong chiến tranh. Những hành động anh hùng, những đoạn cắt cảnh với cao trào của những bộ phim bom tấn đã khiến chúng ta quên đi mất một điều cơ bản: Chẳng có một cuộc chiến nào, dù chính nghĩa hay phi nghĩa là đẹp là anh hùng cả, đơn giản là chúng khốc liệt, bạo tàn và đầy rẫy những mất mát.
Từng có một cái nhìn ở mặt phản diện của chiến tranh từng được các nhà làm game tại studio Ubisoft Montpellier mô tả lại trong siêu phẩm Valiant Hearts, tựa game nhập vai màn hình ngang ra mắt vào giữa năm 2014. Vẫn vào vai những người lính, thế nhưng cuộc chiến mà họ tham gia lại chứa đựng đầy rẫy những điều mà nhiều sản phẩm vô tình hay cố ý lãng quên. Nỗi đau đớn, sự hy sinh, lương tri hay những điều đúng đắn mà bản ngã con người buộc phải lựa chọn từ bỏ khi dấn vào cuộc chiến khốc liệt.
Trong khi đó This War of Mine, tuy đem tới trải nghiệm có phần tương đồng thế nhưng lại mở ra một góc nhìn hoàn toàn khác về những số phận con người bị mắc kẹt giữa cuộc chiến. Trong đó những người dân thường, những kẻ sống sót lại giữa vòng chiến sự và những con người tay không tấc sắt buộc phải cố gắng sống sót khi hiểm nguy rình rập họ từ khắp mọi nơi. This War of Mine không rào đón dông dài, không tạo ra những cắt cảnh hoành tráng. 11 Bit Studio đặt người chơi vào ngay nhiệm vụ cấp bách nhất mà những người sống sót phải thực hiện: Cố gắng tồn tại giữa những hiểm nguy đầy rẫy bên trong thành phố bị bao vây.
Về tổng thể This War of Mine cho phép người chơi vào vai nhiều nhân vật vô danh trong game. Trước cuộc chiến, họ có cuộc sống riêng, có thể hạnh phúc, có thể không. Thế nhưng tất cả đều đảo lộn hoàn toàn khi cuộc chiến bắt đầu. Giờ đây ban ngày họ buộc phải trốn trong những căn nhà bị vũ khí quân sự tấn công đến tan nát, chia nhau canh gác để không biến mình trở thành con mồi của những mối đe dọa trong game, từ những gã lính bắn tỉa nằm rải rác quanh thành phố, cho tới cơn đói, rét hay bệnh tật, và thậm chí là cả những kẻ sống sót khác, chấp nhận làm mọi thứ để sinh tồn, kể cả việc tước đoạt tính mạng những người không quen biết khác.
Trong khi đó, ban đêm sẽ là thời điểm mà lối chơi của This War of Mine bắt đầu phá cách và trở nên khác biệt hoàn toàn. Chính sự thay đổi này đã khiến cho chiều sâu và mức độ chân thực của game được củng cố hơn rất nhiều. Một trong số những người cùng nhóm mà bạn điều khiển sẽ phải ra ngoài để tìm kiếm nhu yếu phẩm, thứ tài nguyên cực kỳ quan trọng trong game. Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng một chút nào. Ban đầu những căn nhà bạn khám phá đều không có người hoặc có rất ít người ở. Tuy nhiên càng lên cao, những căn nhà bạn phải tìm tới để lấy nhu yếu phẩm lại có những kẻ canh gác sẵn sàng hại chết những ai xa lạ để bảo vệ nơi họ sống.
Nếu như ban ngày là thời điểm bạn tạo ra những bữa ăn, những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống, từ chiếc giường ngủ để nhân vật không bị cảm lạnh giữa mùa đông buốt giá, cho tới những công cụ phục vụ cho việc thu thập đồ đạc trong game như công cụ cậy khóa hay xà beng, thì ban đêm lại là khi This War of Mine trở thành một tựa game survival đúng chất, khi bạn phải cẩn thận trong từng bước chân để vừa sống sót vừa có thể đem những thứ cần thiết về cho “gia đình” của mình.
Mỗi nhân vật trong game đều có những kỹ năng riêng, ví dụ như chạy nhanh, có khả năng nấu ăn hoặc khả năng thu thập nhu yếu phẩm tốt. Công việc của bạn sẽ là tập hợp họ lại và phân chia công việc một cách hợp lý để không có chuyện người làm việc đến mức kiệt sức trong khi kẻ khác thì nhởn nhơ ngồi chơi và năng lượng của cơ thể cứ thế trôi đi trong vô ích mà không mang lại bất kỳ giá trị thặng dư nào. Gần như không có khái niệm của để dành trong This War of Mine bởi không giống như Don’t Starve, một tựa game thuộc thể loại survival điển hình. Bạn sẽ phải dùng những công cụ thiết yếu trong game để tạo ra những đồ đạc cần thiết. Tương tự như vậy, khả năng mang theo đồ đạc của các nhân vật trong game cũng không hề cao. Họ không thể mang cả một cái rương đi thu thập nhu yếu phẩm được. Chính vì thế từ nguồn nguyên liệu, thực phẩm, thuốc men, nước uống, tất cả đều cần sự phân bổ hợp lý nếu người chơi không muốn kết thúc game quá sớm.
Ấy là chưa kể, bạn không hề đơn độc trong game. Những gã hàng xóm đôi khi có thể rất thú vị khi biết thương nhau mà sống bằng cách đem đồ của họ để đổi các với bạn những thứ nhu yếu phẩm cần thiết. Thế nhưng đôi khi, họ có thể trở thành những gã máu lạnh, ngang nhiên cướp nhà của bạn, làm hại những người canh gác ở nhà trong khi bạn còn đang bận đi tìm kiếm những món đồ cần thiết. Dĩ nhiên, nhân vật máy làm được gì, bạn cũng có thể làm y hệt, hoặc thậm chí là tàn bạo hơn, ví như hạ gục hai vợ chồng già đang trú ẩn trong căn nhà nhiều tài nguyên để chiếm đoạt tài sản của họ. Đó là khi game bắt người chơi phải lựa chọn giữa phần “con” và phần “người”, giữa khát vọng sinh tồn và lương tâm của một cá nhân.
Đồ họa của This War of Mine không có gì nổi bật nếu xét tới tổng quan đồ họa trong game nói chung. Tuy nhiên những nét vẽ, những hình thù người rệu rã, mệt mỏi sau một ngày canh gác mà không được ngủ, những cột khói ở nền màn hình, hay những nét vẽ chì nguệch ngoạc lại tạo ra một bầu không khí cực kỳ u ám trong game. Đó cũng là thông điệp mà 11 Bit Studio gửi gắm tới người chơi, trong ánh mắt tuyệt vọng của những người sống sót, mỗi ngày trôi qua đều là những ngày khó khăn đúng kiểu sống được ngày nào thì hay ngày ấy. Tuyệt nhiên không có một chút niềm hy vọng nào trong mắt họ, ngoại trừ bản năng sinh tồn của chính bản thân mình. Góp sức cho hình ảnh chính là những bản nhạc nền với violon làm chủ đạo. Những bản nhạc buồn, man mác ai oán cũng khiến cho bầu không khí của game trở nên tối tăm, lạnh lẽo và thiếu sức sống hơn rất nhiều.
Bên cạnh cốt truyện chơi chính đầy cuốn hút, This War of Mine còn sở hữu hai phần mở rộng vô cùng đắt giá là Stories Father’s Promise ra mắt vào cuối 2017, kể về một tuyến nhân vật khác khi cho người chơi vào vai một ông bố đơn thân, đang phải tìm cách bảo vệ đứa con gái bé nhỏ của mình trong thời chiến. Số lượng nhân vật đã được rút gọn xuống chỉ một, cốt truyện mới đi theo hướng tuyến tính và các nút thắt độc đáo là thứ khiến Stories Father’s Promise là một bản mở rộng cực kỳ đáng giá.
Thời lượng của phần Stories Father’s Promise này khá ngắn, rơi vào khoảng 3 tiếng đồng hồ mà thôi. Bù lại nó sẽ cho người chơi một trải nghiệm rất đặc biệt về một góc nhìn khác của chiến tranh, đặc biệt cốt truyện của phần Stories Father’s Promise này được kể lại theo cảm xúc của chính những người từng trải qua cuộc nội chiến Đông Âu trước đây. Việc chú trọng vào 2 nhân vật cũng khiến game dễ đi vào lòng người chơi hơn, và cái kết của Stories Father’s Promise thực sự có thể khiến bạn ám ảnh luôn đấy.
Tiếp nối sự thành công của Stories Father’s Promise chính là bản DLC thứ hai mang tên The Last Broadcast vừa được 11 Bit Studio thông báo sẽ chính thức ra mắt vào ngày 14/11 sắp tới. Được xây dựng kịch bản bởi bởi Meg Jayanth, tác giả của tựa game phiêu lưu 80 Days nổi tiếng, The Last Broadcast mang người chơi tới tháp phát thanh với vai trò một người đọc tin tức đang phải đối mặt với những lựa chọn giằng xé giữa lương tri và tinh thần yêu nước. Nhìn chung vẫn chưa có quá nhiều tiết lộ về bản mở rộng này ngoại trừ việc DLC sẽ tích hợp vào tựa game chính thức với giá bundle khá rẻ hoặc có thể chọn mua riêng lẻ với chi phí 4$.
Tóm lại với một hành trình nguy hiểm giữa khói lửa chiến tranh và không có checkpoint, không có hồi sinh, This War of Mine giống như một câu chuyện ngoài đời thực, khi bạn không thể sống lại ở một điểm lưu cụ thể để níu kéo bản thân sa đà những thử nghiệm mà bản thân không nắm chắc. Rõ ràng 11 Bit Studio đã gửi đến game thủ một tuyên ngôn cực kỳ mạnh mẽ, rằng trong chiến tranh nhân mạng chính là thứ không đáng tiền nhất và mỗi quyết định sai lầm đều có thể dẫn đến hậu quả không cách nào sửa chữa được.
Link mua game:
https://store.steampowered.com/app/974610/This_War_of_Mine_Stories__The_Last_Broadcast_ep_2/
Theo motgame
Đánh giá Fruit Target: Đơn giản, hấp dẫn, quá phù hợp để giải trí
Bên cạnh những trò chơi có gameplay đỉnh cao và phức tạp, đồ họa chân thực, Fruit Target xuất hiện như một món ăn giúp game thủ có thể giải tỏa và đổi vị để tránh nhàm chán.
Mặc dù là một thị trường hoàn toàn riêng biệt so với game PC/Console, nhưng game mobile hiện tại vẫn đang bị ảnh hưởng từ nền tảng hàng xóm rất nhiều. Game thủ mobile hiện giờ vẫn đang bị bội thực với các tựa game bom tấn bắn súng, Battle Royale, MOBA hành động nhập vai,... hay những trò chơi được port từ PC/Console.
Chính vì đã có phần quá ngán ngẩm và thấy ngấy nên tôi muốn tìm tới những trò chơi đơn giản hơn từ đồ họa, cách chơi cho tới cốt truyện, để coi như một món ăn thay đổi sau nhiều thời gian chìm đắm vào các siêu phẩm. Và tôi đã tìm thấy Fruit Target tới từ nhà phát hành VNG.
Gameplay đậm chất giải trí
Cách chơi của Fruit Target đã được tối giản tới mức có thể, không cầu kỳ. Người chơi chỉ cần mất khoảng 10 giây là đã có thể quen cơ chế điều khiển của tựa game này rồi. Về cơ bản, người chơi sẽ có trong tay vũ khí, nhiệm vụ là phải hạ gục được những con khỉ chạy loăng quăng trên màn hình để cướp lấy loại hoa quả trên đầu của chúng.
Bạn sẽ sử dụng ngón tay để chạm vào vị trí mà mình muốn phi vũ khí tới. Do cơ chế màn hình dọc nên bạn chỉ cần sử dụng một tay là đã có thể trải nghiệm mà không có vướng víu gì. Tuy nhiên những chiếc máy có màn hình cỡ to thì thao tác chạm có thể sẽ khó khăn và cấn tay hơn một chút, cần sử dụng 2 tay sẽ tiện hơn.
Để tránh nhàm chán, nhà phát triển đã buộc người chơi phải mất tiền mỗi lượt phi vũ khí. Và bạn có thể kiếm lại bằng cách làm nhiệm vụ được giao ở phía trên của màn hình, tức là bạn phải kiếm được đúng loại quả hiển thị thì sẽ được tặng combo tiền. Mất tiền rồi lại kiếm tiền, chính là cơ chế mà nhà phát triển tạo ra độ thu hút khá cao, dù lối chơi quá sức đơn giản.
Fruit Target sẽ có 2 phần chơi chính là Săn Quả và Đấu Trường. Phần Săn Quả sẽ giúp game thủ kiếm, thu thập các item, chuẩn bị sẵn sàng cho phần chơi Đấu Trường, tức là chiến đấu với những game thủ khác thông qua mạng.
Có một điểm sáng là trò chơi này không hoàn toàn quá dễ dàng, những con khỉ trên màn hình sẽ chạy lung tung không có bất cứ một quy luật nào rõ ràng. Vậy nên để có thể lấy được đúng loại quả để hoàn thành nhiệm vụ nhiều lúc sẽ có đôi chút khó khăn. Đó còn chưa kể nhà phát triển còn đưa thêm nhưng tên đánh bom cảm tử, chỉ cần người chơi phá bom là tiền sẽ được cộng...cho đối phương.
Không chỉ có phi vũ khí, Fruit Target còn cho phép người chơi thu thập các loại quả nhằm mục đích sở hữu các hiệu ứng, hay kỹ năng đặc biệt cần thiết trong khi chơi như: Gây mù cho đối thủ bằng cách sưu tập chanh, Đóng băng đối thủ bằng cách sưu tập dưa hấu, hoặc tăng 30% độ chính xác khi thu thập thanh long,... Việc săn quả và kiếm tiền sẽ có ích hơn rất nhiều và điều đó khiến người chơi sẽ có cảm giác muốn cày cuốc nhiều hơn nữa.
Hiện tại, Fruit Target chỉ có 4 loại vũ khí là Dao, Giáo, Búa và Boomerang. Các vũ khí này sẽ dần được unlock khi người chơi đạt tới ngưỡng level nhất định. Nhưng đừng vội mừng, việc lên level trong game sẽ khá tốn thời gian và tốn sức. Bạn phải hoàn thành được nhiều combo trong thời gian nhanh nhất mới có thể lấy được điểm kinh nghiệm nhiều nhất.
Việc nâng cấp các loại vũ khí cũng rất khó khi yêu cầu số lượng vật liệu quá nhiều, thậm chí trong số đó còn có những vật liệu siêu hiếm. Điều này có thể khiến người chơi nản lòng khi làm nhiệm vụ và hoàn toàn mặc kệ việc upgrade vũ khí. Nhưng người chơi buộc phải nâng cấp nếu không muốn mình bị thiệt trong phần Đấu trường, chơi với những người khác.
Bên cạnh đó, game thủ có thể tham gia vào các Guild (hay được gọi là Bộ Lạc) để giúp đỡ cũng như nhận sự giúp đỡ từ các thành viên khác. Nếu bạn đang thiếu mảnh ghép item nào, bạn có thể đăng ký hỏi xin những người khác. Điều này khá bổ ích khi số lượng nhiệm vụ đi kiếm nó ngày trở nên khó khăn. Tuy nhiên, tại đây, yếu điểm của game xuất hiện khi mức độ tương tác với những người chơi khác chưa cao. Game cần có nhiều hơn những nhiệm vụ để các thành viên trong một nhóm liên kết với nhau.
Chất lượng đồ họa tươi tắn với nhiều màu sắc
Tôi không thể đánh giá được chất lượng đồ họa của Fruit Target dựa trên bất cứ một hệ tham chiếu nào. Do có dung lượng quá nhẹ, lại thuộc thể loại game giải trí nhẹ nhàng chứ không phải siêu bom tấn, nên đồ họa của Fruit Target được tối giản tới mức tối đa. Tuy nhiên, nó vẫn đem lại được độ trung thực của các loại hoa quả cũng như hình ảnh chú khỉ đầy vui nhộn, hài hước, hoàn toàn có thể giúp người chơi cảm thấy thoải mái khi nhìn vào.
Tất nhiên tôi chẳng thể đòi hỏi một nền đồ họa chân thực, các hiệu ứng đổ bóng,... vì như vậy nó sẽ làm giảm giá trị giải trí của trò chơi này. Chính nền đồ họa đậm chất hoạt hình mới là thứ khiến Fruit Target trở nên độc đáo, mới lạ hơn giữa một rừng các trò chơi "chân thực tới khó tin".
Tổng kết
Nhìn chung, giữa một rừng các game online thuộc thể loại hành động, bắn súng. MOBA hay Battle Royale, Fruit Target có hướng đi hoàn toàn khác về cả đồ họa lẫn gameplay. Nó sẽ giúp người chơi cảm thấy được giải tỏa sau quá nhiều những game đồ họa chân thực.
Tuy đơn giản nhưng Fruit Target vẫn đem lại được sự cạnh tranh, hấp dẫn trong lối chơi. Bạn vẫn phải cày cuốc để thu thập item, vẫn phải tính toán khi tham gia chơi cùng những người khác. Trên hết, tính năng pay-to-win gần như không bị đặt nặng dù là một game online.
Ưu điểm:
Lối chơi đơn giản, dễ tiếp cận, dễ gây nghiện
Không bị đặt nặng vấn đề pay-to-win
Nhược điểm:
Vẫn còn hạn chế khi việc nâng cấp vũ khí có phần khó khăn
Tương tác với những người chơi khác chưa cao
Game vẫn đang ở giai đạon thử nghiệm, bạn có thể tải bản chơi thử miễn phí tại đây.
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.vng.fruittarget&hl=vi
Theo motgame
Đánh giá Party Hard 2: Hitman phiên bản bựa nhân Party Hard 2 là một cái nồi lẩu thập cẩm bao gồm từ lén lút, chiến thuật, nhập vai, mô phỏng... cộng thêm cả phần hư cấu của thể loại hành động điên rồ nữa. Nếu có bài học nào rút ra từ Party Hard 2, thì đó chính là không nên làm phiền hàng xóm lúc nửa đêm - đặc biệt là...