Đánh giá thi đua lĩnh vực CNTT tại trường học
Trung tâm Thông tin và chương trình giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, bắt đầu từ năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT TP sẽ đánh giá thi đua lĩnh vực CNTT trong quản lý, điều hành và dạy học tại tất cả đơn vị trường học trên địa bàn TP.
Ảnh minh họa
Theo đó, các đơn vị trường học cần xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực CNTT, từ đó có định hướng rõ ràng trong triển khai hoạt động.
Bên cạnh đó, nhằm định hướng, hỗ trợ phòng GD-ĐT 24 quận huyện triển khai nhiệm vụ CNTT năm học 2019-2020 đến các đơn vị trực thuộc một cách thống nhất và hiệu quả, Sở GD-ĐT TP sẽ tổ chức các buổi tập huấn nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực CNTT.
Đối tượng tham gia tập huấn gồm lãnh đạo phòng GD-ĐT, cán bộ phụ trách CNTT của phòng GD-ĐT và đại diện ban giám hiệu, cán bộ phụ trách CNTT các trường từ mầm non, tiểu học, THCS và các đơn vị trực thuộc, cả công lập và ngoài công lập. Các lớp tập huấn sẽ được tổ chức luân phiên tại các quận, huyện từ ngày 30-10 đến hết ngày 14-11.
Video đang HOT
THANH THU
Theo SGGP
Ai chịu trách nhiệm về những tắc trách gây ra tai nạn trong trường học?
Để xảy ra tai nạn thương tâm trong trường học, Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm và cần phải xử lý nghiêm những tắc trách gây hậu quả lớn.
Trước vụ việc một học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Tuy Lai A , huyện Mỹ Đức, Hà Nội tử vong trong giờ ra chơi vì bị điện giật, không ít phụ huynh đã bày tỏ băn khoăn, lo lắng về sự an toàn của trẻ khi tới trường.
Nhiều người cho rằng, nhà trường và ngành giáo dục cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cơ sở vật chất theo đúng quy định; đồng thời xử lý nghiêm sự tắc trách của những người có liên quan trong công tác bảo đảm an ninh an toàn của học sinh trong trường học. Chị Nguyễn Kim Dung, có 3 con đang học bậc tiểu học và trung học cơ sở tại quận Hoàng Mai, Hà Nội lo rằng, con trẻ đang ở độ tuổi hiếu động, ham chơi, thích leo trèo, khám phá, vì thế khi đến trường rất dễ gặp tai nạn, rủi ro.
Trường học phải là môi trường an toàn nhất cho học sinh. (Ảnh minh họa)
Hiện, các con chị đều theo học bán trú cả ngày trên lớp. Do đó, sự an toàn của con trẻ, gia đình chỉ có thể trông mong vào sự quan tâm chăm sóc để ý của giáo viên.
"Tôi mong muốn các trường có hệ thống giám sát, bảo vệ kiểm soát sát sao. Đối với hệ thống điện, nhà trường kiểm tra thường xuyên, ví dụ như các ổ cắm nên có nắp để cho các con không thể lấy bút hoặc cái cặp tóc chọc vào, vì tuổi các con đang hiếu động. Có những con sử dụng điện thoại đến trường vừa cắm sạc vừa nghe ,cũng xảy ra cháy nổ. Những tai nạn nhiều khi không thể lường trước được cũng mong nhà trường kiểm soát chặt chẽ để phụ huynh yên tâm công tác", chị Dung nói.
Đây là mong mỏi của bất cứ phụ huynh nào để đảm bảo tốt nhất an toàn cho học sinh và ngăn chặn những vụ việc đáng tiếc tái diễn. Theo ông Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến việc phòng, chống tai nạn thương tích đối với học sinh, sinh viên, đảm bảo an toàn trường học, thế nhưng ở một số trường học, do tắc trách, lơ là, chủ quan không thực hiện nghiêm túc dẫn đến nhiều vụ việc đau lòng xảy ra...
Với vụ việc tại trường tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Phạm Tất Dong cho rằng, quy định đã có, để xảy ra vụ tai nạn thương tâm, Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm và cần phải xử lý nghiêm những người liên đới để xảy ra vụ việc tắc trách này. Có như vậy bản thân mỗi người làm trong môi trường giáo dục mới nêu cao được tinh thần làm việc có trách nhiệm.
Ông Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam.
"Nhà trường phải an toàn cho nên sự cố về nước, điện mọi thứ từ ngay sân trường những chướng ngại vật trong trường đều phải được dọn sạch. Đây là do quản lý không chặt, không bảo đảm được an toàn cho học sinh, lỗi do nhà trường. Trước hết, bộ phận làm về điện, vì sao dây điện đứt mà không phát hiện ra? Nếu dây điện ở trường đứt thì nhà trường phải mất điện. Dây điện đứt không sửa là lỗi của nhà trường, còn bộ phận nào phụ trách nhà trường quy trách nhiệm ra. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và Hiệu trưởng phân công cho Phó Hiệu trưởng nào chịu trách nhiệm trực tiếp, trước hết người đó phải chịu trách nhiệm trước đã, từ đấy rồi quyết định xử lý. Về điện người quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của trường phải lo", ông Dong nhấn mạnh.
Nhằm chấn chỉnh công tác an toàn trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục có văn bản đề nghị các trường học tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học. Các trường tăng cường kiểm tra cơ sở vật chất gồm tường bao, móng, trần, tường, cống rãnh, máng, cây xanh... hệ thống điện để phát hiện kịp thời các nguy cơ mất an toàn và có biện pháp khắc phục kịp thời, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học. Rà soát các điều kiện chiếu sáng, bàn, ghế, bảng... đảm bảo đúng quy định.
Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân Hà Nội cho biết: "Công tác kiểm tra trường có một đội chuyên phụ trách về cơ sở vật chất chịu trách nhiệm kiểm tra. Thứ nhất kiểm tra cây, hàng tháng phải đi kiểm tra cây phát triển như thế nào? có những cành dễ gẫy hay không? Nếu um tùm, rậm rạp quá, nguy cơ đổ thì trường cho tỉa bớt. Thứ hai về quạt điện có người chuyên trách về vấn đề đó, kiểm tra hàng ngày cùng với đó hệ thống camera trong các phòng học có thể kiểm tra qua đó. Các bạn trong lớp phân công người, trước khi ra khỏi cửa lớp là phải tắt điện, tắt quạt rồi dập cầu dao quy định của nhà trường".
Vụ việc ở trường tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức tiếp tục là hồi chuông cảnh báo đối với các trường học trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường; cần đẩy mạnh công tác quản lý, tăng cường kiểm tra giám sát nhằm tránh những sự việc đau lòng đáng tiếc có thể xảy ra./.
Theo VOV
Thí điểm mô hình không khói thuốc ở 30 điểm du lịch Để tạo ra một môi trường du lịch trong sạch, nhiều năm qua Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã triển khai Luật phòng chống tác hại thuốc lá tại 100% nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, trường học, bệnh viện, công sở trên toàn quận. Dự kiến trong tháng 10 này, các điểm văn hoá, du lịch trên...