Đánh giá tai nghe thể thao Sony MDR-AS51G
Sony MDR-AS51G có chất âm khá, thiết kế hỗ trợ khả năng đeo bám tốt rất thích hợp cho các hoạt động thể thao, nhưng vẫn còn gây chút khó chịu khi sử dụng lâu.
Sony MDR-AS51G là bộ tai nghe được thiết kế dành riêng cho các hoạt động thể thao. Tương tự như một số sản phẩm cùng dòng, Sony MDR-AS51G cũng có ngoại hình khá gọn nhẹ do được làm từ thành phần chính là nhựa.
Sony MDR-AS51G có thể chịu được những cơn mưa nhỏ khi sử dụng ngoài trời.
Tuy được thiết kế dạng tai nghe nhét sâu vào ống tai (earbud) khá chắc chắn, nhưng để tối ưu cho các hoạt động thể thao, Sony MDR-AS51G còn được trang bị thêm vành đeo tai vòng ra phía sau gáy người dùng. Bên cạnh đó, bộ tai nghe này còn được chứng nhận có thể chịu được những cơn mưa nhỏ khi sử dụng ngoài trời hay khi người dùng vô tình vấy nước vào thiết bị.
Mỗi củ tai của Sony MDR-AS51G là loa Neodymium đường kính 9mm hỗ trợ dải tần đáp ứng rộng.
Sony MDR-AS51G được trang bị 2 loa nam châm đất hiếm Neodymium (hình nón) đường kính 9mm, đáp ứng các dải tần từ 8 – 23.000Hz. Bộ tai nghe thể thao này cũng sử dụng thiết kế cáp tín hiệu chính chỉ dài 0,6m. Thiết kế này giúp cho MDR-AS51G loại bỏ được sự rườm rà của cáp tín hiệu âm thanh khi đặt các thiết bị di động trên phụ kiện vòng đeo bắp tay thể thao. Tuy nhiên, người dùng cũng có thêm lựa chọn nối dài cáp bằng phụ kiện đi kèm để sử dụng MDR-AS51G với máy tính xách tay hay máy tính để bàn khi cần. Sony MDR-AS51G tương thích tốt với các nguồn phát được trang bị ngõ xuất tín hiệu âm thanh TRS (3,5mm).
Video đang HOT
Đệm cao su nhét tai của Sony MDR-AS51G có thể thay đổi tùy theo cỡ tai khác nhau của người dùng.
Cảm nhận đầu tiên của Số Hóa khi sử dụng bộ tai nghe này là thiết kế gọn nhẹ (trọng lượng khoảng 23g tính cả cáp nối dài) của thiết bị.Người dùng có thể lựa chọn bộ đệm nhét tai vừa vặn nhất cho mình từ hộp đựng phụ kiện đi kèm. Thiết kế dạng tai nghe earbud cùng vòng đeo sau cổ của Sony MDR-AS51G mang lại cảm giác rất chắc chắn với các hoạt động thường ngày cũng như khi chơi thể thao.
Tuy có thiết kế dạng nhét tai (earbub), nhưng Sony MDR vẫn được trang bị thêm vòm chụp sau đầu bằng nhựa mềm để tăng thêm độ đeo bám cho thiết bị.
Bên cạnh đó, thiết kế dây cáp dạng Litz Cord (sợi cáp đơn với nhiều lõi dây bên trong) của MDR-AS51G tuy mỏng manh nhưng khá chắc chắn và ít bị rối dây. Hộp đựng phụ kiện đi kèm cũng là nơi để cất giữ tai nghe khá lý tưởng cho các đối tượng người dùng thường xuyên phải di chuyển.
Cáp tín hiệu âm thanh nối dài đi kèm tai nghe sử dụng đầu cắm 3,5mm mạ vàng sáng bóng.
Để có được những đánh giá khách quan nhất về chất lượng âm thanh, Số Hóađã chạy rà thiết bị với thời gian khoảng hơn 8 giờ. Thử kết nối tai nghe với máy tính để bàn qua ngõ cắm 3,5mm trên card âm thanh tích hợp ALC887 vẫn thường dùng, Số Hóa bắt đầu thử nghe một số nguồn nhạc chất lượng CD 16 bit/44KHz có sẵn trên máy tính bằng phần mềm nghe nhạc Foobar 2000 v.1.0.3. Với âm lượng máy tính ở mức 50%, Sony MDR-AS51G có âm lượng đủ nghe, chất âm khá trong trẻo và có độ vang nhẹ. Dù nhỏ nhắn nhưng bộ tai nghe này vẫn đủ sức thể hiện không gian âm thanh trong các bản nhạc sân khấu rộng lớn. Thử tăng thêm 30% mức âm lượng, các dải âm của Sony MDR-AS51G vẫn khá đồng đều, nhưng các dải âm cao phần nào thiếu đi độ trong trẻo vốn có.
Trọn bộ sản phẩm và phụ kiện.
Thử kết hợp Sony MDR-AS51G với iPhone 3G S và nghe các bài hát mp3 chất lượng 128kbps / 320kbps có sẵn trên máy cũng như một số trang nghe nhạc trực tuyến, chất lượng âm thanh cũng không thay đổi nhiều như khi nghe trên máy tính. Tuy nhiên, với mức 50% âm lượng của nguồn phát, MDR-AS51G có âm lượng khá nhỏ.
Sony MDR-AS51G có chất âm khá, nốt trầm ấm áp dễ nghe, thiết kế thích hợp cho các hoạt động thể thao và hoạt động ngoài trời tuy vẫn còn hơi gây khó chịu cho tai khi dùng lâu. Sony MDR-AS51G có giá khoảng 1,2 triệu đồng.
Các điểm đáng chú ý của Sony MDR-AS51G:
- Loa Neodymium đường kính 9mm.
- Tần số đáp ứng 8 – 23.000Hz.
- Độ nhạy 100dB/mW.
- Thiết kế Splashproof chống thấm nước.
- Đầu cắm 3,5mm dạng chữ L chống gãy cáp.
- Trọng lượng 13g (không tính cáp nối dài).
Theo TTVN
Ra đời đường dây cáp truyền tải dữ liệu nhanh nhất Châu Á
Đó là đường cáp ngầm dưới đáy biển tốc độ cao nối liền từ Tokyo tới Singapore.
Đường dây cáp này có độ dài 7.800 km, kết nối Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Philipin. Đường dây truyền dữ liệu thông qua một hệ thống cáp quang có tốc độ 40 gigabits/giây, và ba phần nghìn giây nhanh hơn so với bất kỳ loại cáp quang nào khác giữa Singapore và Tokyo.
Theo phân tích của giới chuyên môn, mặc dù việc tăng tốc độ có thể chưa lớn, nhưng khoảng cách "ba phần nghìn giây" đã tạo ra một thành tựu vô cùng quan trọng đối với các giao dịch tài chính của khu vực.
Tuyến đường cáp mới được lắp đặt tránh xa Đài Loan, nơi thường xuyên diễn ra các trận động đất
Hiện tại, thương mại "giao dịch tần số cao" đang ngày càng phổ biến. Hàng trăm ngàn giao dịch có thể được thực hiện trong thời gian chưa tới một giây. Với các ngân hàng và các quỹ đầu tư cạnh tranh, kết quả lợi nhuận hoặc lỗ có thể được quyết định chỉ bởi một phần nhỏ của một giây, chuyên gia chiến lược của Mạng lưới Nghiên cứu Silva - Ralph Silva giải thích.
"Giao dịch tần số cao cơ bản là kinh doanh về máy tính - hệ thống máy được lập trình sẵn và khi sự kiện xảy ra - máy tính quyết định mua hoặc bán các lệnh," ông nói. "Khi tất cả các dữ liệu đều được tiếp nhận bởi các ngân hàng tại cùng một thời điểm, và hệ thống máy tính có cùng một tốc độ xử lý, thì độ dài thời gian đặt lệnh có thể tạo nên một sự khác biệt lớn. Chính vì vậy, ba phần nghìn giây trong máy tính được coi như một giờ đối với thời gian của con người."
Tuyến đường cáp mới được lắp đặt theo đường thẳng nhất có thể, nhằm giảm thiểu thời gian nhận thông tin từ điểm này tới điểm kia xuống còn 65 phần nghìn giây. Khả năng truyền dữ liệu của đường dây là 40Gbps, tương đương với tốc độ tải một đĩa DVD có độ phân giải cao trong khoảng hai giây.
Theo TTVN
Lấp loáng mồ hôi đêm Đêm là quãng thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một ngày lao động nhưng có nhiều nghề lại phải làm việc về đêm. Đội đào đường gồm hơn 40 người đến từ xã Vân Nam và Vân Phúc, Phúc Thọ, Hà Nội đã đổ mồ hôi đêm suốt 20 năm nay. Người lâu nhất cũng từng ấy thời gian thức...