Đánh giá sơ bộ thiệt hại sau cơn địa chấn tại Indonesia
Giới chức Indonesia cho biết trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra sáng 15/1 tại tỉnh West Sulawesi của nước này đã kéo theo 28 dư chấn, phá hủy hàng trăm nhà dân cùng nhiều cao ốc văn phòng, khách sạn, bệnh viện và trung tâm mua sắm… tại thành phố Mamuju và khu vực quận Majene.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân tại hiện trường vụ động đất tại Indonesia ngày 15/1. AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê mới nhất, trận động đất đã cướp đi sinh mạng của 42 người, khiến hơn 800 người bị thương, trong khi khoảng 15.000 người khác phải đi sơ tán.
Phát biểu với báo giới ngày 16/1, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia Indonesia – ông Raditya Jati cho biết công tác đánh giá các thiệt hại cụ thể do trận động đất có tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km này hiện đang được tiến hành. Những người bị thương nặng đã được đưa tới bệnh viện để điều trị, trong khi người dân sống tại khu vực bị ảnh hưởng đã được chuyển tới lánh nạn tại 10 trung tâm sơ tán.
Theo các cơ quan chức năng, có thể còn nhiều người đang bị vùi lấp trong các tòa nhà bị đổ. Tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh cho người đứng đầu Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia Indonesia, cảnh sát trưởng và chỉ huy quân đội ngay lập tức triển khai các biện pháp cứu hộ khẩn cấp.
Trong khi đó, ngày 15/1, người đứng đầu Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia – bà Dwikorita Karnawati đã cảnh báo về nguy cơ có thể xảy ra thêm một trận động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần, ở khu vực này. Theo bà Karnawati, kết cấu địa chất tại khu vực này hiện không còn ổn định hoặc đã suy yếu đi sau 28 lần chấn động và điều này có thể dẫn đến tình trạng sạt lở đất dưới lòng biển và gây ra sóng thần.
Video đang HOT
Indonesia nằm trên “Vành đai Lửa” Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất. Năm 2018, một trận động đất có độ lớn 6,2 độ dẫn tới sóng thần tại thành phố Palu, thuộc tỉnh đảo Sulawesi, làm hàng nghìn người thiệt mạng.
Nhân chứng kể phút chạy thoát thân vì động đất Indonesia
Một người dân thành phố Mamuju cho biết phải bỏ chạy vì nhà sập, trong khi thành phố thiệt hại nghiêm trọng sau trận động đất sáng 15/1.
"Trận động đất rất mạnh. Tôi tỉnh giấc và bỏ chạy cùng vợ. Đường sá nứt gãy, rất nhiều tòa nhà đổ sập", Hendra, 28 tuổi, một người dân thành phố Mamuju, đảo Sulawesi, cho biết hôm 15/1
Hình ảnh hiện trường cho thấy người dân chạy khỏi thành phố ven bờ biển bằng ô tô và xe máy, băng qua những mái tôn kim loại và mảnh vỡ từ nhiều tòa nhà ven đường.
"Thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được là riêng thành phố Mamuju đã có 26 người chết, Nhiều người đang bị chôn vùi dưới đống đổ nát", Ali Rahman, người đứng đầu cơ quan giảm nhẹ thiên tai địa phương, nói.
Lực lượng cứu hộ tìm người sống sót sau trận động đất sáng nay ở Mamuju, Sulawesi. Ảnh: AFP.
Cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia cho biết ít nhất 8 người chết ở khu vực phía nam Mamuju, thành phố có khoảng 110.000 dân ở tỉnh Tây Sulaweisi, nâng tổng số người chết lên 34.
Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm hơn 10 bệnh nhân và nhân viên y tế mắc kẹt dưới đống đổ nát của bệnh viện Mamuju, tòa nhà bị san phẳng sau trận động đất.
"Bệnh viện giờ chỉ còn là đống hoang tàn. Có nhiều bệnh nhân và nhân viên mắc kẹt phía dưới, chúng tôi đang cố gắng tiếp cận họ", Arianto, thành viên lực lượng cứu hộ thành phố, cho hay nhưng không tiết lộ con số nạn nhân cụ thể.
Lực lượng cứu hộ cũng cố gắng tiếp cận một gia đình 8 người mắc kẹt dưới đống đổ nát. Ít nhất một khách sạn đã sập một phần, còn văn phòng thống đốc khu vực cũng thiệt hại nặng nề.
Cơ quan khí tượng Indonesia cảnh báo khu vực có thể chịu nhiều dư chấn, khuyên người dân tránh xa bờ biển phòng trường hợp xuất hiện sóng thần.
"Dư chấn có thể mạnh ngang hoặc hơn trận động đất sáng nay. Có khả năng xảy ra sóng thần từ các đợt dư chấn tiếp theo. Đừng chờ đợi cảnh báo mà hãy phòng ngừa trước bởi sóng thần đến rất nhanh", Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng, phát biểu trong cuộc họp báo chiều 15/1.
Vị trí xảy ra trận động đất hôm nay ở Indonesia. Đồ họa: USGS.
Cảnh báo làm dấy thêm nỗi sợ trong thành phố bị trận động đất 6,2 độ rung chuyển. "Mọi người đang hoảng loạn vì chính quyền cảnh báo dư chấn có thể gây ra sóng thần", Zulkifli Pagessa, một người dân Mamuju, nói.
Indonesia thường xuyên xảy ra các vụ động đất và núi lửa do nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm. Năm 2018, một trận động đất mạnh 7,5 độ cùng sóng thần xảy ra ở đảo Sulawesi đã khiến hơn 4.300 người chết, mất tích.
Indonesia sắp tiêm vaccine Covid-19 hàng loạt Tổng thống Indonesia Widodo cho biết nước này xin cấp phép khẩn cấp cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 hàng loạt để đối phó đại dịch. "Chúng tôi dự kiến bắt đầu quá trình tiêm chủng vaccine vào cuối năm nay, sau một loạt các thử nghiệm của BPOM (Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia)", Tổng thống Indonesia Joko...