Đánh giá Samsung Galaxy A30: Lựa chọn hợp lý của phân khúc tầm trung
Từ đầu năm đến nay, Samsung liên tiếp ra mắt những sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung.
Vừa qua, cùng với Galaxy A50, Samsung Galaxy A30 xuất hiện khiến cho cuộc đua giữa các smartphone ở phân khúc này trở nên gay cấn hơn. Hãy cùng đánh giá chiếc điện thoại Galaxy A30 qua bài viết dưới đây nhé.
Thiết kế
Galaxy A30 có thiết kế được lấy cảm hứng từ Galaxy M30 và Galaxy A50, từ các cạnh cong cho đến thiết kế mượt .
Tuy nhiên, thiết kế này vẫn có nhược điểm. Cấu tạo của điện thoại hoàn toàn làm bằng nhựa plastic. Chất liệu này mang lại cảm giác chắc chắn và giúp giảm trọng lượng điện thoại, nhưng mặt bóng loáng của chất liệu rất dễ để lại dấu vân tay hoặc các vết xước.
Máy quét vân tay ở mặt sau cũng khó để tiếp cận.
Phía bên phải là nút nguồn và nút chỉnh âm lượng. Phản hồi xúc giác ở đây rất tốt tuy nút nguồn có hơi dính.
Ở phía bên trái là khe cắm thẻ nano-SIM kép và thẻ nhớ microSD. Ở cạnh dưới có cổng USB-C và loa đơn. Loa có âm lượng không quá lớn, vị trí đặt loa cũng khiến nó dễ bị che khi cầm ngang điện thoại.
Video đang HOT
Mặt trước của Galaxy A30 sử dụng màn hình Infinity-U giúp giảm bớt các viền xung quanh, ngoài ra còn một cái cằm khá lớn ở cạnh dưới nhưng tỷ lệ màn hình so với thân máy vẫn lên đến 84.9%.
Màn hình
Điểm tương đồng giữa Galaxy A30 và Galaxy M30 được tiếp tục với việc cùng sử dụng màn hình Super AMOLED 6.4 inch tuyệt đẹp và màu sắc rực rỡ.
Vì là Super AMOLED nên màn hình có tỷ lệ tương phản hàng đầu, có thể nhìn ở các góc cực hẹp. Điện thoại vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy khi ở ngoài trời.
Có rất nhiều sự lựa chọn để điều chỉnh màn hình theo ý thích của người dùng với khả năng cân bằng trắng và các cấu hình màu được tích hợp sẵn trên màn hình. Như hầu hết các điện thoại khác, Galaxy A30 được tích hợp bộ lọc ánh sáng xanh có thể lên lịch và chế độ tối có thể bao phủ toàn bộ giao diện người dùng.
Tuy Galaxy A30 không có đèn LED thông báo nhưng người dùng có thể thiết lập màn hình luôn hiển thị (AOD) để hiển thị các thông báo. Galaxy A30 có thiết kế notch, người dùng cũng có thể sử dụng phần mềm để giấu phần notch này.
Galaxy A30 được trang bị bộ vi xử lý Exynos 7904 kết hợp GPU Mali G71 MP2 với hai phiên bản RAM 3 GB ROM 32 GB và RAM 4 GB ROM 64 GB, có thể hỗ trợ thẻ nhớ microSD. Chip xử lý Exynos 7904 được sản xuất theo quy trình 14nm với hai lõi Cortex A73 hiệu năng cao và sáu lõi Cortex A53 để cải thiện hiệu suất. Thêm vào đó, chất lượng các cuộc gọi và khả năng kết nối mạng của điện thoại rất tốt.
Tuy có thể xử lý các tác vụ thường ngày rất rốt, nhưng game không phải là điểm mạnh của Galaxy A30. GPU Mali G71 MP2 không thể theo kịp với Adreno 612 trên những đối thủ cùng tầm giá như Redmi Note 7 Pro. Điện thoại chỉ có thể chơi PUBG ở mức cấu hình trung bình, điều này đương nhiên không thể mang lại trải nghiệm tốt nhất.
Giống như Galaxy A50, Galaxy A30 có thời lượng sử dụng kém hơn so với Galaxy M30. Tuy nhiên viên pin dung lượng 4.000 mAh vẫn rất đáng nể với thời lượng sử dụng kéo dài hơn một ngày.
Phần mềm
Galaxy A30 chạy trên hệ điều hành Android 9.0 Pie với giao diện One UI 1.1 của Samsung, phần mềm giống với Galaxy S10. Giao diện này tạo nên sự cân bằng tốt giữa các tính năng và rất dễ sử dụng. Bloatware của Galaxy A30 ở mức tối thiểu so với một vài điện thoại, như bộ ứng dụng văn phòng của Microsoft và các ứng dụng của Samsung.
Camera
Mặt sau của Galaxy A30 được thiết lập camera kép với cảm biến chính 16MP và cảm biến góc rộng 5MP (không có khả năng tự động lấy nét). Như các điện thoại tầm trung khác của Samsung, Galaxy A30 tăng cường phơi sáng khi chụp bằng cảm biến chính. Khi chụp ngoài trời thì hình ảnh có hơi bị phơi sáng quá mức.
Hình ảnh được giảm nhiễm đáng kể nhưng các chi tiết nhỏ chưa thực sự tốt. Các khu vực bóng cũng có dải tương phản động tương đối thấp với rất ít chi tiết.
Điện thoại xử lý khá tốt khi chụp cận cảnh. Giống như Galaxy S10, Galaxy A30 cũng có trình tối ưu hóa cảnh để tăng độ bão hòa và tương phản một chút giúp hình ảnh trở nên nổi bật và hấp dẫn hơn.
Hình ảnh thu được khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu không đẹp với khả năng kiểm soát nhiễu chưa tốt.
Tổng kết
Có rất nhiều điện thoại khác thuộc phân khúc tầm trung vượt trội hơn về tổng thể như Galaxy A50, Galaxy M30 về thời lượng sử dụng hay Redmi Note 7 Pro với hiệu năng và camera tuyệt vời. Nhưng nhìn chung, nếu người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thường ngày thì Samsung Galaxy A30 là một sự lựa chọn tốt và tiết kiệm.
Nguồn: AndroidAuthority
Xiaomi xác nhận chỉ bán Redmi Note 7 Pro tại Ấn Độ, Trung Quốc
Redmi Note 7 và Note 7 Pro đang là hai mẫu smartphone được đánh giá cao nhất hiện nay trong phân khúc tầm trung 4-6 triệu đồng.
Trong khi Redmi Note 7 đã bán ra tại nhiều quốc gia thì phiên bản Note 7 Pro cao cấp hơn chỉ mới được trình làng hồi đầu tháng, và những ai yêu thích Redmi Note 7 Pro hẳn sẽ thất vọng bởi Xiaomi mới đây xác nhận chỉ bán ra mẫu smartphone trên tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai thị trường được xem là lớn nhất hiện nay của công ty Trung Quốc.
Thông tin tương tự cũng được giám đốc PR sản phẩm John Chan chia sẻ với Android Authority nhưng không cho biết lý do cụ thể.
Tất nhiên người dùng tại Việt Nam vẫn có thể mua Redmi Note 7 Pro thông qua đường xách tay từ Trung Quốc hay Ấn Độ nhưng sẽ không có chính sách bảo hành chính hãng tại Việt Nam.
Redmi Note 7 Pro là phiên bản cao cấp hơn của Redmi Note 7 với chip xử lý Snapdragon 675, camera 48MP dùng cảm biến của Sony và giá khoảng 6 triệu đồng.
Theo VnReview
Đánh giá ASUS Zenfone Max Pro M2: Thêm sự lựa chọn tốt ở phân khúc tầm trung Sở hữu nhiều nâng cấp giá trị so với người tiền nhiệm Zenfone Max Pro M1, chúng ta cùng đánh giá Zenfone Max Pro M2 xem có đáng sắm và sản phẩm có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác trong phân khúc smartphone tầm trung không nhé! 1. Thiết kế và hoàn thiện Zenfone Max Pro M2 được cải tiến...