Đánh giá Ryzen 3 3100: “đòn chí mạng” của AMD dành cho Intel, sẵn sàng đối đầu cả CPU giá đắt gấp rưỡi của đối thủ
Thừa thắng xông lên, AMD tiếp tục tung ra một đòn chí mạng với quyết tâm cân bằng lại cán cân thị phần CPU phổ thông
Cổ nhân có câu “Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”. Với AMD, đây quả thực là một câu nói không thể chính xác hơn để miêu tả họ. Từ sau thất bại của Bulldozer trước Sandy Bridge cách đây gần 10 năm, AMD đã rơi vào khủng hoảng đến độ đã có lúc họ phải bán cả trụ sở để duy trì hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Lisa Su, chủ tịch kiêm CEO, AMD đã dần lấy lại vị thế đối trọng với Intel của mình trên thị trường CPU cho máy tính để bàn, bắt đầu từ Ryzen 1000 ra mắt năm 2007.
Với vi kiến trúc hoàn toàn mới này, AMD Ryzen đã gây nên một cơn địa chấn trong giới công nghệ. Ngày ấy, CPU Core i phổ thông xịn nhất của Intel, i7-7700K mới chỉ có 4 nhân 8 luồng, những con số tồn tại tới 7 năm liền. Trong khi đó Ryzen 5 1600, vốn được định hướng cạnh tranh với Core i5, đã có tới 6 nhân 12 luồng. Quý I 2017 đánh dấu sự trở lại của AMD đồng thời khiến Intel lộ ra rằng họ đang vật lộn đến nhường nào để thoát hẳn khỏi 14nm. 3 năm sau, trong khi các CPU Ryzen 3000 đang được sản xuất trên tiến trình 7nm thì Comet Lake của Intel vẫn dậm chận tại 14nm .
Kể cả khi Intel khẳng định rằng tiến trình 14nm của họ vẫn có mật độ bóng bán dẫn hơn tiến trình 10nm của TSMC (đơn vị gia công chip cho AMD), khoảng cách từ 14nm đến 7nm là không thể khỏa lấp. CPU AMD Ryzen 3 3100 với 4 nhân 8 luồng được đánh giá hôm nay là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Giờ đây, chúng ta có một CPU Ryzen 3 giá cạnh tranh với Core i3 nhưng lại có hiệu năng gần chạm tới Core i5. Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là một thực tế đã được chứng minh từ khi Ryzen 3000 ra mắt.
Cấu hình thử nghiệm:
CPU: AMD Ryzen 3 3100
Video đang HOT
RAM: Corsair Vengeance LPX 2×32GB 3200MHz C16
Mainboard: Gigabyte B450 AORUS PRO
GPU: ASUS TUF Radeon RX 5600 XT 6GB
NVMe: Samsung PM981 256GB
PSU: Corsair SF750 Platinum
Tản nhiệt CPU: Alpenfoehn Blackridge kèm Noctua A9×14 Noctua NF-A12 IPPC 3000
Một trong những yếu tố tối quan trọng khi xây dựng cấu hình Ryzen là RAM. Để đảm bảo giao thức Infinity Fabric hoạt động tối ưu nhất, xung nhịp RAM và command rate là thứ bạn sẽ cần để ý. Xung nhịp khuyến cáo là từ 2666MHz trở lên và command rate của RAM nên được cài về 1T để phù hợp với vi kiến trúc của AMD. Ở trường hợp của Ryzen 3 3100 thì những điều này càng quan trọng hơn vì CPU này có thiết kế 2 2, đồng nghĩa với việc sẽ có 2 cụm điện toán phức hợp CCX, mỗi cụm có 2 nhân. Thiết kế này sẽ có phần lép vế so với đàn anh Ryzen 3 3300X cũng có 4 nhân nhưng được đặt trên cùng 1 cụm CCX, giúp dữ liệu không cần phải luân chuyển qua lại giữa các CCX, từ đó tăng hiệu năng nói chung. Điều này cũng dễ hiểu bởi Ryzen 3 3100 được định hướng là CPU Ryzen 3000 rẻ nhất thị trường.
Khởi đầu bằng Cinebench R20, một trong những công cụ benchmark thông dụng nhất bây giờ. Có thể thấy, nhờ vi kiến trúc Zen 2 và tiến trình 7nm, Ryzen đã có một bước nhảy vọt về hiệu năng đơn nhân, đạt 447, hơn 10% so với Threadripper 1950X vốn là niềm mơ ước của bao người cách đây 3 năm. Không những thế, nó chỉ kém khoảng 7% so với i7-7700K, vốn được mệnh danh là CPU chơi game tốt nhất thời bấy giờ. Khi so sánh với đối thủ trực tiếp là i3-9100 thì điểm số này là tương đương. Tuy nhiên, i3-9100F thua thiệt hoàn toàn về hiệu năng đa nhân khi chỉ đạt 1630 so với con số 2270 của Ryzen 3 3100. Không những thế, điểm số đơn nhân và đa nhân của Ryzen 3 3100 càng ấn tượng hơn khi so sánh với i5-9400F có giá đắt gấp rưỡi nhưng chỉ đạt những con số tương ứng là 430 và 2047.
Ở hàng loạt các bài thử quen thuộc khác như CPU-Z, Geekbench, 7-Zip hay 3DMark, mọi kịch bản đều cho thấy sự vượt trội của Ryzen 3 3100 so với đối thủ Core i3-9100 và thua kém đôi chút so với i5-9400F. Thậm chí, điểm số Geekbench và 7-Zip của Ryzen 3 3100 còn hơn cả i5-9400F nhờ số luồng nhiều hơn.
Xuyên suốt quá trình thử nghiệm, kể cả khi phải chạy các bài thử nặng như AIDA, nhiệt độ của CPU không vượt quá 73 độ C mặc dù chỉ được tản nhiệt bằng một chiếc tản thuộc dạng low-profile, vốn được sử dụng cho các máy ITX với vỏ case nhỏ gọn SFF. Nếu được trang bị một chiếc tản mạnh mẽ hơn, hiệu năng của Ryzen 3 3100 còn có thể cải thiện hơn nữa thông qua việc ép xung, vốn được đơn giản hóa nhờ công cụ Ryzen Master. Chỉ một vài cú click chuột là người dùng có thể dễ dàng có thêm 10-15% hiệu năng. Một trong những lợi thế của người dùng Ryzen chính là việc tất cả các CPU và mainboard đều có khả năng ép xung, vốn là điều xa xỉ và độc quyền với những người dùng CPU có hậu tố K kết hợp với mainboard được trang bị chipset Z của Intel.
Về game, do chỉ được trang bị AMD Radeon RX 5600XT, cấu hình thử nghiệm hôm nay cho không thực sự cho thấy được sự khác biệt ở các tựa game AAA. Tuy nhiên, đây sẽ là một trong những combo “phá đảo thế giới ảo”, hướng tới đối tượng có nhu cầu xây dựng một cấu hình máy trung bình thấp, khoảng 10-15 triệu không màn hình. Nếu chịu giảm bớt một số thiết lập thì cấu hình này có thể cân tốt những tựa game sát phần cứng như RDR2 với FPS trung bình trên 60 ở độ phân giải FullHD 1080p. Qua thử nghiệm với các tựa game, dù không phải là thế mạnh, có thể thấy rằng, R3 3100 không hề thua kém là bao so với i3-9100 hay thậm chí là i5-9400F. Nên nhớ, xung nhịp tự ép xung cao nhất của R3 3100 là 3,9GHz trong khi con số đó của i3-9100 và i5-9400F lần lượt là 4,2GHz và 4,1GHz. Thế mới thấy, chỉ số IPC của Ryzen phải được cải tiến thế nào thì mới có thể sáng ngang đối thủ trong khi thua tới 300MHz xung nhịp.
Tựu chung lại, Ryzen 3 3100 là một CPU ấn tượng, là miếng ghép cuối cùng cho bức tranh của AMD trên thị trường CPU máy tính cá nhân. Với việc chốt đoàn bằng một CPU 4 nhân 8 luồng giá chỉ 2,490,000 VNĐ, AMD đã nâng tiêu chuẩn về CPU giá rẻ lên một tầm cao mới. Trong khi đó, giá bán của Intel Core i3-9100 là khoảng 3,100,000 VNĐ đã có giảm giá. Cũng nhờ vậy mà đối thủ của họ, Intel phải ráo riết ra mắt i3-10100F để cạnh tranh. Tất nhiên, cái giá mà Intel phải trả là nhiệt lượng và mức ăn điện kinh khủng. Cho đến khi Intel ra mắt được một cái gì đó đột phá, tất cả các CPU Ryzen 3000 đều cực kỳ đáng mua. Nếu đang có nhu cầu xây dựng cấu hình máy tính bình dân, Ryzen 3 3100 sẽ chính là trái tim mạnh mẽ mà bạn cần
60% người chơi máy tính Châu Âu thích CPU AMD hơn Intel, đa số người dùng CPU AMD lại chọn... GPU Nvidia
Hiệp hội Phần cứng Châu Âu (European Hardware Association) mới đây đã công bố thông tin khá thú vị.
Hiệp hội Phần cứng Châu Âu (European Hardware Association) mới đây đã công bố thông tin khá thú vị: 60% người chơi máy tính ở Châu Âu cho biết họ thích CPU AMD hơn Intel. Tuy vậy thay vì chơi full set đội đỏ, đa số người dùng CPU AMD có xu hướng chọn GPU Nvidia.
Xu hướng này đến từ việc các bộ xử lý Ryzen thế hệ 3 (Ryzen 3000 series) mang đến cho người dùng hiệu năng và mức giá phải chăng. Tuy vậy đội đỏ vẫn chưa tung ra dòng card màn hình hiệu năng cao thật sự có thể cạnh tranh với GeForce RTX 2080 trở lên, vì vậy các game thủ vẫn ưu tiên lựa chọn Nvidia cho dàn máy của mình.
Sức hút của AMD Ryzen được chứng minh thông qua việc các bộ xử lý của đội đỏ liên tục xuất hiện trong danh sách bán chạy. Điển hình như theo nhà bán lẻ của Đức là Mind Factory thì doanh số các bộ xử lý AMD Ryzen thế hệ 3 bán rất chạy kể từ khi ra mắt, đặc biệt là 50.000 CPU Ryzen 5 3600 đã đến tay người dùng. Tương ứng với CPU, các bo mạch chủ sử dụng chipset AMD cũng có doanh số rất tốt.
Lộ diện Ryzen 7 4800H benchmark AMD Ryzen 7 4800H sẽ là sản phẩm đầu bảng của hãng dành cho nhóm máy tính xách tay chiến game, ra mắt cùng dải sản phẩm Ryzen 4000 sắp tới. Thông tin rò rỉ về benchmark cho thấy sản phẩm đủ sức đánh bại Intel thế hệ tứ 9. AMD chia sẻ tại CES 2020 rằng vi xử lý laptop thế hệ...