Đánh giá PES 2011: Nói được, làm được! (Phần I)
Kể từ phiên bản cuối cùng trên hệ máy current-gen là PES 5, tựa game mô phỏng bóng đá của Konami đã liên tiếp gặp phải thất bại khi đặt chân lên mảnh đất next – gen đầy lạ lẫm. Công nghệ hiện đại, đồ họa rât đẹp nhưng… gameplay thì ngày càng đi xuống. Các fan hâm mộ gạo cội của dòng game này bắt đầu cảm thấy thất vọng và chán nản.
Nhận ra điều đó, Konami đã tiến hành hàng loạt những biện pháp có thể để lấy lại niềm tin từ các game thủ: chưng cầu và thu thập ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng về những thứ nên xuất hiện trong PES 2011, tổ chức mời các nhà báo đến tận đại bản doanh tại Tokyo để giới thiệu và test game… Với phương châm: “Total Freedom” (hoàn toàn tự do) và mục tiêu kéo các game thủ gạo cội trở lại, hãy cùng GameK đánh giá về PES 2011 để xem Konami có thực hiện được những gì đã tuyên bố hay không.
Ngay khi khởi động trò chơi, có lẽ các game thủ sẽ cảm thấy đôi chút khác lạ về giao diện menu của PES 2011. Không quá lòe loẹt, màu sắc hay đi theo phong cách graffiti, menu của PES 2011 chỉ bao gồm hình nền của siêu sao Lionel Messi, cầu thủ được Konami mời làm hình ảnh đại diện của PES 2011. Có lẽ, điều khiến các game thủ “choáng” chính là các mục chơi đa dạng của PES 2011.
Lợi dụng việc sở hữu bản quyền các giải đấu trực thuộc UEFA là UEFA Champions League và UEFA Europa League, cộng thêm Copa Libertadores, Konami đã tạo ra thêm khá nhiều chế độ chơi để các game thủ thử sức. Không chỉ vậy, một số chế độ mới như Master League online cũng lần đầu tiên xuất hiện trong một phiên bản PES (chúng ta sẽ tìm hiểu về các chế độ chơi của PES 2011 trong phần sau của bài viết).
Bước vào phần lựa chọn đội hình và chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu, các game thủ sẽ phải làm quen với hệ thống chiến thuật theo kiểu “một chạm” (One – touch settings). Đúng như tên gọi, chỉ cần một lần bấm và chọn lựa lối chơi ưa thích, các game thủ có thể sẵn sàng bước vào trận đấu và để các công việc còn lại cho AI đảm trách.
Tất nhiên, nếu muốn tự tay chỉnh sửa đội hình cũng như chiến thuật, Konami cũng cho phép các game thủ thực hiện điều đó thông qua lựa chọn “Choose manually”. Tuy nhiên, với phương châm “làm các game thủ gạo cội cũng phải mất thời gian để làm quen và “học” cách chơi PES”, Konami đã đưa vào PES 2011 hệ thống chỉnh vị trí theo dạng kéo thả (drag and drop) khá tiện dụng. Muốn chỉnh sửa vị trí một cầu thủ nào đó? Chỉ cần kéo và thả về vị trí bạn thích. Muốn lựa chọn chiến thuật? Cũng chỉ cần thao tác “kéo và thả” hết sức đơn giản.
Khoan bàn đến những chi tiết liên quan đến chỉnh chiến thuật (chúng tôi sẽ giới thiệu trong các bài viêt sau này), hãy cùng bước vào trận đấu để cảm nhận những điều mới mẻ cũng như tính năng “Total Freedom” mà Konami ra sức quảng cáo trong thời gian gần đây.
Đẹp! Và vẫn đẹp! Đó là những thứ đầu tiên phải nói đến về mặt đồ họa của PES 2011. Kể từ khi ra mắt, sản phẩm của Konami luôn được đánh giá cao về sức mạnh đồ họa cũng như khả năng mô phỏng chân dung các cầu thủ giống y như thật, đặc biệt là các “siêu sao”. Các game thủ có thể dễ dàng nhận ra anh chàng Cristiano Ronaldo đỏm dáng với mái tóc bóng mượt, hay một Wayne Rooney bặm trợn trên sân đấu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hiệu ứng ánh sáng và mặt cỏ trên sân vận động cũng khá tuyệt vời. Thử nghiệm một trận đấu tại sân Wembley với lựa chọn thời tiết đẹp và trời buổi trưa, những mảng sáng tối trên sân vận động được thể hiện khá rõ ràng và chân thực. Tuy nhiên, vẫn còn đôi chỗ hiệu ứng ánh sáng tạo nên khoảng quá tối khiến việc quan sát bóng trở nên khá khó khăn.
Được quảng cáo là sản phẩm chứa đựng hơn 1000 chuyển động mô phỏng từ các cầu thủ và vận động viên ngoài đời thực, PES 2011 đã phần nào tạo được cảm giác chân thực về chuyển động vật lý của các cầu thủ trong game. Không hề có những pha bứt tốc siêu hạng hay dáng chạy gù gù xấu xí, các cầu thủ trong PES 2011 đã di chuyển khá mượt mà và có sự khác biệt giữa một cầu thủ tốc độ, kỹ thuật cao và một cầu thủ chậm chạp hoặc to xác.
Một điểm đáng lưu ý về mặt hình ảnh trong PES 2011 là góc quay camera mới. Hơi chéo và giống như những hình ảnh được chiếu trực tiếp trên TV, góc quay camera mới này được Konami giới thiệu là sẽ mang lại trải nghiệm hoàn toàn khác lạ đến các game thủ. Tuy nhiên theo đánh giá, góc quay camera này khiến người chơi mất thời gian để làm quen và khó quan sát trong một số tình huống nhất định, đặc biệt là đối mặt trong vòng cấm.
Về mặt âm thanh, các khán đài trong PES 2011 vẫn tràn ngập PES, nhưng có vẻ tiếng cổ vũ vẫn khá… yếu ớt và không đa dạng. Còn ở dưới sân, bình luận viên Jon Champion vẫn tiếp tục sử dụng “kho từ ngữ” giống như các phiên bản khác khiến các game thủ cảm thấy nhàm chán. Còn Jim Beglin, người kế nhiệm của Mark Lawrenson có vẻ mang lại nhiều cảm hứng mới, tuy nhiên đôi khi 2 BLV này lại khá “nhường nhịn” nhau khiến lời bình luận được phát ra khá chậm sau khi tình huống diên ra.
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào nội dung chính của PES 2011: cơ chế chuyền bóng có lực, hệ thống kỹ năng cầu thủ (Link Fients) và các chế độ chơi hấp dẫn.
Theo gamek
Làm sao để tăng chất mô phỏng trong PES 2011
Tựa game bóng đá sắp tới của Konami nên áp dụng một số điều dưới đây để mô phỏng chính xác hơn các trận đấu thực sự.
Cải tiến lại các bản DLC
Hiện tại người ta có cảm giác Konami tung ra các bản DLC để chữa cháy cho các sai lầm hơn là bổ sung nội dung của PES. Đây là điều khó chấp nhận vì các bản DLC này nên được xem là cơ hội để đem tới các trải nghiệm mới cho game thủ giống như trong các tựa game khác.
Konami nên áp dụng lịch tung ra các bản DLC theo mốc thời gian cố định và với các nội dung được lên sẵn. Cụ thể, vào đầu tháng 12, họ nên có bản cập nhật chỉ số để những cầu thủ đá tốt giai đoạn đầu mùa được tăng lực và ngược lại. Việc chuyển nhượng phải được hoàn thành khi game ra mắt một cách triệt để và không dính dáng gì tới bản DLC đầu tiên.
Tới đầu tháng 2, bản cập nhật chuyển nhượng mùa đông và cập nhật phong độ giữa mùa bóng nên được ra mắt. Nó phải có mặt ngay vào thời điểm này để các đội bóng trong game có đội hình chính xác một cách sớm nhất.
Tới đầu tháng 4, bản cập nhật thứ 3 nhằm điều chỉnh chỉ số nên được ra mắt và tới đầu tháng 6, bản DLC cuối cùng cập nhật phong độ cuối mùa giải cũng như đội hình các đội tuyển quốc gia phải xuất hiện. Điều này sẽ rất quan trọng, đặc biệt trong các năm có giải đấu lớn như World Cup, EURO hay Copa America.
Tất nhiên trong mỗi bản DLC, Konami cũng có thể cải tiến về gameplay và chỉnh sửa lại một số chỉ tiết bất hợp lý hoặc lỗi trong game nhưng đó chỉ là thiểu số. PES cần hoàn thiện ở mức tối đa khi được phát hành.
Điều chỉnh lại hệ thống chỉ số
Hệ thống chỉ số hiện nay của PES khá tốt nhưng vẫn chưa đủ. Konami nên thêm vào một số chỉ số có ảnh hưởng lớn tới gameplay. Đầu tiên, họ nên có 2 chỉ số Strength (sức mạnh) và Body Balance (khả năng giữa thăng bằng) riêng biệt.
Những cầu thủ như Messi có thể tì đè không khỏe nhưng rất khó ngã nhờ khả năng giữ thăng bằng tốt và điều này nên được thể hiện bằng các chỉ số riêng. Nếu tiến hành tách chỉ số, các cầu thủ nhỏ người, yếu sức nhưng khéo léo sẽ bớt thất thế trong các pha va chạm.
Ngoài ra, Konami nên cho chỉ số Consistancy (độ ổn định) quay trở lại. Đây vốn là chỉ số rất hay và thể hiện sự ổn định của cầu thủ trong từng tình huống của trận đấu. Nó cũng khác hoàn toàn với chỉ số Phong độ hiện nay của PES.
Trong thực tế, có những cầu thủ có thể đá hay cả trận nhưng lại hay mắc sai lầm ở một vài tình huống. Chỉ số này sẽ khiến trận đấu trở nên thực hơn rất nhiều và cũng thể hiện được tính chất riêng của các cầu thủ.
Tiến hành cách mạng trong vấn đề thể lực
Dù đã bớt hơn trước nhưng cảnh một mình một bóng vượt qua hàng hậu vệ đối phương hay đơn giản hơn là cầm bóng phi từ đầu tới cuối sân vẫn xuất hiện trong PES. Đây là điều cực kỳ hiếm gặp trong thực tế.
Để hạn chế các "đội bóng một người", Konami nên thay đổi lại hệ thống thể lực trong game. Đầu tiên, các đội bóng yếu không nên bị chấm các điểm thể lực và tốtc độ tốt. Điểm phân biệt trình độ nên là kỹ thuật, chiến thuật chứ không dựa nhiều vào thể lực như hiện nay.
Bên cạnh đó, game nên có 2 hệ thống giảm thể lực trên cùng một thanh stamina. Một là hệ thống giảm tức thời khi cầu thủ hoạt động với cường độ cao trong thời gian ngắn (cầm bóng chạy vài chục met là ví dụ điển hình). Khi ngừng lại hoặc chơi bóng với cường độ thấp, thể lực sẽ lại tăng trở lại.
Hai là hệ thống giảm thể lực như hiện nay. Càng về cuối trận hoặc càng hoạt động nhiều, thanh stamina sẽ giảm dần dần và không thể "hồi" lại được. Hệ thống giảm thể lực theo kiểu mới sẽ khiến người chơi phải biết cách phối hợp đồng đội nhiều hơn thay vì dựa vào cá nhân vì nếu cầm bóng lâu, cầu thủ sẽ mệt tức thời và không thể thi đấu tốt.
Tất nhiên, Konami cũng phải làm tăng ý nghĩa của thể lực. Khi thanh stamina giảm , các chỉ số liên quan tới thể chất phải bị giảm đi khoảng 10% và khi thanh này còn , các chỉ số đó nên bị giảm khoảng 20%. Như thế, game thủ sẽ phải nghĩ cách giữ sức cho cầu thủ một cách hợp lý trong trận đấu.
Theo GameK
PES 2011 và cú ghi bàn phút chót trên iPhone Vậy là cuộc đua tam mã gồm FIFA 11 , Real Football 2011 và Pro Evolution Soccer 2011 (PES 2011) đã đủ mặt anh tài. Hầu như năm nào cũng thế, Konami luôn là NPH chậm chân sau Gameloft và EA trong việc đưa tựa game bóng đá ăn khách lên iOS. Mãi tới trung tuần đầu tháng 10 vừa qua, PES 2011...