Đánh giá Penny Arcade The Game: Gamers vs. Evil
Trong bài viết này, GameK xin được gửi tới quí vị những đánh giá về phiên bản mới được ra mắt gần đây của tựa game Penny Arcade nổi tiếng có tên Penny Arcade The Game: Gamers vs. Evil. Nhận xét chung trong phiên bản lần này đó là hãng phát triển dường như chưa dành hết tâm huyết cho trò chơi khi tạo ra một sản phẩm vẫn còn nhiều vấn đề và chưa làm hài lòng được người chơi.
Đối với những fan của các trò chơi đấu thẻ bài nói chung và các fans ruột của Penny Arcade nói riêng thì phiên bản lần này không chỉ làm họ thất vọng mà thậm chí với vai trò là một trò chơi thẻ bài trực tuyến cũng chưa xứng tầm. Có thể do một nguyên nhân đó là vấn đề về cấp phép bản quyền của Penny Arcade. Như chúng ta đã biết Penny Arcade là một chuỗi các câu chuyện dài và được phát triển qua nhiều tình tiết, có những cảnh được lặp lại một cách vô lí và một số thì là sự bắt chiếc trắng trợn. Rất khó để tìm ra được một mối liên kết giữa chúng khiến nhiều người có một câu hỏi đó là tại sao lối chơi lựa chọn quân bài ngẫu nhiên như thế này lại được chọn để đưa vào trò chơi vẫn chưa tìm được lời lí giải phù hợp.
Chúng ta nên xem qua phần giới thiệu về các nhân vật trong Penny Arcade (PA), tất cả được xếp thành các nhóm như Acquition Incorporated (với các nhân vật D&D), Lookouts (nhóm hướng đạo sinh) và Cardboard Samurai (lấy cảm hứng từ các cốt truyện manga). Trò chơi Penny Arcade mang đến một bộ sưu tập thẻ bài còn có phần thiếu xót khi bắt người chơi tự tìm hiểu về nội dung, các thẻ bài thường sử dụng các điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt được lấy ra từ dãy hình nhưng không đi kèm với một bản truyện tranh đầy đủ có thể khiến chúng ta đôi khi nhầm lẫn ở bối cảnh.
Mỗi người chơi bắt đầu với 6 quân bài, các quân bài thuộc thể loại &’token’ và &’power’ được trộn lẫn với nhau và qua đó có thể xác định được sức mạnh tương ứng với số lượng và chất lượng mỗi loại thẻ bài đó của người chơi. Trong lượt chơi của mỗi người, chúng ta có thể mua thêm thẻ bài từ trung tâm điều khiển, các thẻ bài mà chúng ta mua có tác dụng tăng thêm các điểm chỉ số cho 2 loại “token” và “power” hoặc sử dụng để phát động cuộc tấn công trực tiếp tới đối thủ của chúng ta.
Mỗi lần chúng ta sử dụng một trong các thẻ bài thì xấp bài của chúng ta sẽ bị xáo trộn lại một lần vì thế nếu bạn có càng nhiều thẻ trên xấp bài thì cơ hội sử dụng chúng càng thấp. Trong giai đoạn đầu của trò chơi, công việc chính của chúng ta là sở hữu thêm nhiều các thẻ bài mạnh và hi vọng sao cho chúng được xếp theo thứ tự như mong muốn nhằm giúp chúng ta thực hiện kế hoạch và trợ giúp chúng ta khi cần thiết. Điều này có vẻ nghiêng nhiều về sự may rủi và không thực sự tạo nên được niềm thích thú cho người chơi.
Trò chơi không được đánh giá cao về chiều sâu nhưng nó có một số yếu tố khá thú vị. Đầu tiên đó là các trận đấu boss hay còn được coi như cơ hội sở hữu những quân bài cực kì “khủng” mà bạn phải tiết kiệm rất nhiều những thẻ token và power để có được cơ hội này. Điều thứ 2 là thẻ bài Pax Pox có tác dụng rất tuyệt vời khi làm rối loạn xấp bài của đối phương và lấy đi một phần điểm số cuối cùng của họ. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một điều đó là hệ thống không cung cấp bất kì một thông báo gì về người đang dành ưu thế ngay cả khi chúng ta chơi tốt và sở hữu những quân bài khủng hay PaxPox.
Video đang HOT
Trò chơi có 2 chế độ chính đó là thi đấu offline với từ 1-3 AI và cũng từng đó người ở chế độ online multiplayer, tuy nhiên nhìn chung các chế độ vẫn còn kém hấp dẫn so với mong đợi của người chơi. Chế độ chơi trực tuyến sử dụng một đồng hồ đếm ngược mà thời gian định trước trong khoảng từ 15 phút cho đến tận 3 tuần nhằm giúp người chơi có thể duy trì ván bài ngay cả khi họ có việc bận. Điều này không thực sự phù hợp đối với một game thẻ bài như thế này, hãy thử tưởng tượng xem sự chờ đợi sốt ruột của người chơi sẽ như thế nào nếu thời gian nằm ngoài sức chịu đựng.
Trong phiên bản Penny Arcade The Game: Gamers vs. Evil lần này các yếu tố nghệ thuật được đánh giá rất cao mặc dù nó được cắt cảnh ra từ truyện tranh và thiếu đi các yếu tố về nội dung hay bối cảnh. Cơ chế gameplay khá lành mạnh và chấp nhận được, tuy nhiên chế độ chơi trực tuyến còn chưa làm số đông người chơi hài lòng, hệ thống AI còn khá tệ và thiếu đi một chế độ campaign-người chơi đơn được tổ chức tốt. Có thể nói hãng phát triển đã phạm phải đôi chút sai lầm khi lấy cốt truyện của Penny Arcade vào một trò chơi thẻ bài như thế này nhưng dù sao đây cũng là một ý kiến rất mới mẻ trong nỗ lực cải tiến của họ và chúng ta cũng phần nào nên hoan nghênh điều này.
Theo GameK
Top 10 game iOS nên chơi trước khi kết thúc thế giới
Last Knight (iOS, 0.99$)
Là một endless-runner, nhưng theo phong cách hiệp sĩ. Bạn sẽ cỡi chú ngựa chiến nhất, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, bao gồm lũ rồng, xương, nhện khổng lồ, và dơi hút máu. Đây là một tựa game endless runner hiếm hoi sử dụng Unreal Engine đem lại thế giới trung cổ đầy màu sắc mà không kém phần vui nhộn.
Parashoot Stan (iOS, 0.99$)
Cũng là một endless-runner, nhưng thay vì chạy thẳng lên phía trước hoặc nhảy lên trên, bạn lại rơi theo chiều thẳng đứng. Tựa game có đồ họa đẹp tuyệt vời với những yếu tố tương tác ngạc nhiên và nhạc nền dồn dập. Ngoài ra còn là sự hỗ trợ của sự lồng tiếng nhân vật chi tiết và nhiều nhân vật dễ thương.
Shadow Warrior (Miễn phí, iOS)
Quay trở lại những năm 90, Shadow Warrior được đích thân tác giả của Duke Nukem nhúng tay vào. Nhưng thay vì một nhân vật tầm cỡ Rambo, chúng ta được giới thiệu đến Lo Wang, một ninja chuyên hành nghề ám sát đã 20 năm. Trò chơi khá bạo lực và thậm chí có phần hơn cả Duke Nukem.
Penny Arcade The Game: Gamers vs. Evil (iOS, 4.99$)
Vào năm ngoái, bộ comic Penny Arcade đã ra mắt những thẻ bài với những nhân vật vui nhộn lấy cảm hứng từ bộ truyện, và các game thủ iOS không phải chờ đợi lâu để tận tay chứng kiến nhân vật yêu thích của mình sống lại trên thiết bị của họ. Trò chơi board game này khá dễ làm quen và đắm chim vào.
Uber Strike (Miễn phí, iOS, Android )
Tựa game FPS đa nền tảng này mang người chơi đến những trận chiến khốc liệt với hơn 8 triệu người chơi khác trên thế giới đến từ PC, iOS và Android. Trò chơi có hẳn cả hệ thống clan và các giải đấu tổ chức thường xuyên với giải thưởng rất lớn. Nếu bạn đang tìm kiếm một FPS đơn giản dễ chơi, bạn đã đến đúng đích.
Super Mega Worm Vs Santa 2 (iOS,0.99$)
Là phần tiếp theo của seri cùng tên, bạn sẽ điều khiển một chú giun khổng lồ và tàn phá vùng Bắc Cựcnhằm...chống lại ông già Noel lũ tùy tùng. Trò chơi mang đến một thế giới pixel vui nhộn và trận chiến khói lửa, dĩ nhiên không thế thiếu âm nhạc 8-bit gắn liền với tuổi thơ.
SollForge (Miễn phí, iPad)
SollForge không hẳn là một game, đây chỉ đơn thuần là bản demo của tựa game sắp ra mắt đến từ nhà phát triển của Ascension và Magic: The Gathering 2013. Phiên bản này giới thiệu người chơi một vài chiến thuật và cách đánh khác nhau, dĩ nhiên nếu bạn yêu thích, phiên bản đầy đủ chuẩn bị ra mắt trong tháng này.
Cook, Serve, Delicious (iPad,2.99$)
Nấu ăn chưa bao giờ khốc liệt đến như vậy, tựa game không hề dễ dàng, nó dường như là sự kết hợp giữa Diner Dash, Hot Dog King và Restaurant Empire. Bạn cần phân bố một chiến thuật hợp lý để đương đầu với sự hỗn loạn ngay từ những màn chơi đầu tiên. Đáng tiếc trò chơi không hỗ trợ iPad 1.
Ronin (0.99$,iOS)
Về mặt cốt truyện và gameplay, có vẻ Ronin không quá đặc sắc, nhưng chúng ta đang nói đến phần nhìn của tựa game. Ronin mang đậm phong cách đất nước mọc trời mặt với những nét rất riêng của mỗi màn, bên cạnh đó, việc điều khiển một anh chàng Samurai đẹp trai chắc cũng không đến nỗi nào!
Car Jack Street (1.99$, iOS)
Có thể nói Car Jack Street là một GTA phiên bản thu nhỏ. Bạn đến với Jack City và thực hiện một loạt nhiệm vụ hoặc quậy tung nó lên mà không cần suy nghĩ điều gì. Hơn nữa, bạn có thể khám phá thế giới ngầm Mafia qua hàng loạt các thử thách khó nhằn. Tựa game được nâng fps lên tới 60, nên di chuyển rất mượt mà, và hơn 80 bản nhạc từ Rock đến HipHop, R&B sẽ làm người khó tính nhất phải hài lòng.
Theo GameK
Loạt cosplay đáng chú ý tại PAX Prime 2011 Trong 3 ngày diễn ra hội chợ game, các fan và một số cosplayer chuyên nghiệp đã tranh thủ trưng diện trang phục nhân vật trò chơi ưng ý của mình. PAX (tên đầy đủ Penny Arcade Expo) là hội chợ game bán niên của Mỹ ra đời kể từ năm 2004. Vào năm 2010, lần đầu tiên PAX được chia làm 2...