Đánh giá nhanh 3 loa Bluetooth dưới 300k bán chạy trên mạng: Loại có đèn màu, loại siêu to, loại chống nước cái nào đáng mua?
Tầm 200 – 300k có đầy loa Bluetooth chính hãng để chọn, ví dụ như 3 mẫu dưới đây. Mỗi loa lại hay dở khác nhau nên chọn kĩ chút cho ưng ý nhé.
Lượn vài vòng trên Shopee Mall, bọn mình tìm được 3 mẫu loa Bluetooth này bán khá chạy trong tầm giá dưới 300k, ít thì vài trăm mà nhiều thì tầm vài nghìn chiếc. Tên chúng lần lượt là Vivan VS1, Linkee Pulse 4 Mini và Gutek R1. Nếu nhìn thoáng qua, Vivan VS1 và Gutek R1 trông khá “tín” vì thiết kế đẹp, không nhái hãng nào, trong khi Pulse 4 Mini thì rõ ràng là rất giống một dòng loa nổi tiếng của “hãng J” với bộ đèn LED đổi màu.
Vivan VS1 – 219k
Mẫu loa này có kích thước nhỏ gọn, vuông vức với cạnh bo tròn, có thêm dây đeo và chống văng nước nữa, đích thị sinh ra để mang theo đi chơi, du lịch. Âm lượng của loa này rất lớn, có thể dùng nghe ngoài trời được nhưng lại hơi rè, cảm giác như phải nghe nhạc 64kbps từ 15 năm trước vậy.
Vivan VS1 có loa trầm thụ động ở đằng sau nhưng âm bass vẫn không nhiều hơn là bao, dải mid đục mờ, bị vang vọng như nghe qua ống nước. Dải treble có đủ nhưng vì bị rè nên lại hóa tệ.
Bù lại loa này có thời lượng pin khá ổn, từ 6 – 8 tiếng liên tiếp ở mức âm lượng trung bình. Ai không ngại khoản hơi rè vẫn có thể mua về dùng, đặc biệt là có thêm tính năng ghép nối 2 loa với nhau nữa.
Linkee Pulse 4 Mini – 265k
Mẫu này không chỉ là loa mà còn dùng thay đèn ngủ, đèn trang trí rất “ổn áp”. Dải đèn màu chỉ có vài bóng LED chiếu từ dưới lên nên trông hơi thiếu thốn so với bản gốc nhưng được cái là chuyển màu rất mượt, các tông màu trông cũng bắt mắt. Có khoảng 10 hiệu ứng khác nhau nhưng chỉ 3 – 4 hiệu ứng là trông đủ đẹp.
Video đang HOT
Về âm thanh, mẫu này có âm thanh tốt nhất trong 3 sản phẩm, nghe rõ nét không bị rè, không bị vang ồm mà còn hơi V-shape rất hợp thời. Hóa ra không chỉ mượn thiết kế mà loa này còn mượn luôn cả chất âm từ “hãng J” nữa.
Dù vậy, âm bass của Pulse 4 Mini chỉ gọi là có, không đủ lớn để tạo cảm giác “xập xình” và âm lượng nhỏ hơn rất nhiều so với Vivan VS1. Nếu để nghe trong phòng cỡ 15 – 20m2 thay loa điện thoại thì ổn chứ mang ra ngoài trời là coi như vô dụng.
Gutek R1 – 195k
Mẫu này hoàn toàn không thể coi là loa di động vì kích thước quá to và dài lại nặng đến 1.3kg. Bù lại, loa có đến 2 driver toàn dải và 2 loa trầm thụ động hướng về phía trước. Tuy nhiên, cụm loa này chỉ nằm gọn ở giữa thân loa, còn 2 phần đầu kia chỉ có tác dụng nối dài ra tạo “ảo giác” là loa cỡ lớn.
Chất âm mẫu này thì mờ đục, toàn thấy bass và mid nghe hơi khó chịu. Muốn hay phải chỉnh EQ tăng treble và giảm bớt mid đi sẽ ổn áp hơn hẳn 2 mẫu loa còn lại dù âm lượng sẽ giảm đáng kể.
Vậy nên mua loại nào?
Nói chung tầm giá 200 – 300k, bạn vẫn có thể chọn mua 1 trong 3 mẫu này nhưng phải tùy nhu cầu. Nếu thích đem ra ngoài trời nghe nhạc, không ngại khoản bị rè nhẹ thì chọn Vivan VS1. Nếu thích “chill chill” trong phòng, không cần âm lượng lớn thì Pulse 4 Mini đích thị là lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu cần loa dùng với máy tính để chơi game, xem phim thì Gutek R1 ổn áp nhất, miễn là biết cách chỉnh lại EQ cho hay hơn.
Tuy nhiên, chỉ cần thêm vài chục nghìn nữa, ở tầm hơn 300k, bạn sẽ mua được mẫu LG Xboom Go PN1, cũng là hàng chính hãng, kích thước nhỏ gọn, có chống nước xịn xò, âm thanh đủ lớn và chất âm cực kì tốt trong tầm giá. Dư giả hầu bao có thể mua luôn 1 cặp để ghép đôi tạo dàn loa stereo dùng cho máy tính cũng được
iPhone tương lai sẽ chống nước và chịu áp lực tốt hơn
Bằng sáng chế mới nhất cho thấy Apple đang nghiên cứu để cải thiện khả năng chống nước và áp suất của iPhone.
Nghiên cứu mới được tiết lộ cho thấy Apple đang nghiên cứu cách giữ cho các cảm biến của iPhone hoạt động chính xác để bảo vệ khỏi áp suất nước cao hoặc áp suất không khí thấp.
Thực tế, iPhone cũng thường xuyên chịu áp lực môi trường, đặc biệt là khi được vận chuyển và sử dụng trong các chuyến bay hoặc dưới nước. "Thiết bị điện tử có cảm biến áp suất tích hợp" - "Electronic device with an integrated pressure sensor" là tên gọi của bằng sáng chế mới được cấp có liên quan đến việc ngăn chặn áp suất bên ngoài hoặc sự thay đổi áp suất, có thể làm hỏng iPhone hoặc ảnh hưởng đến độ chính xác của các cảm biến.
Hình ảnh bằng sáng chế của Apple.
Bằng sáng chế cho biết: "Smartphone đi cùng mọi người ra khỏi nhà, đi làm, giúp cập nhật các tuyến xe buýt, tình hình giao thông,... Khi người dùng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào điện thoại, chúng cần trở nên mạnh mẽ hơn. Ví dụ, các thành phần nhựa có thể được thay thế bằng kim loại hoặc các bộ phận thủy tinh có thể dày hơn và được làm bằng kính cường lực. Chúng cũng được thiết kế để sử dụng trong nhiều môi trường hơn."
Apple cũng liệt kê các môi trường có thể gây ra sự cố cho điện thoại thông minh, ví dụ như trong các chuyến leo núi hoặc trượt tuyết, đi bộ xuyên rừng, nơi nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng. Vì lý do này, smartphone thường được thiết kế để có khả năng chống nước ở một mức độ nào đó vì nước có thể dẫn đến hỏng hóc các bộ phận điện trong thiết bị.
Hình ảnh bằng sáng chế của Apple.
Một cách để ngăn nước làm hỏng thiết bị là loại bỏ các cổng. Đây là một lý do khiến Apple loại bỏ giắc cắm tai nghe khỏi iPhone 7 vào năm 2016, sau đó khiến nhiều nhà sản xuất khác bắt chước.
Tuy nhiên, việc bọc kín điện thoại có thể dẫn đến tăng nhiệt độ khi hoạt động trong thời gian dài hoặc với cường độ mạnh. iPhone sẽ tự tắt nếu quá nóng trong thời gian quá lâu, nhưng rõ ràng điều đó không lý tưởng.
iPhone 7 đã loại bỏ giắc cắm tai nghe.
Thêm nữa, các cảm biến, chẳng hạn như cảm biến nhiệt độ hoặc đầu dò áp suất, có thể kém chính xác hơn nếu không tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do đó, cần cải tiến để tích hợp các cảm biến. Mô tả trong bằng sáng chế cho thấy cách để iPhone, hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào, trở thành một bộ chuyển đổi áp suất.
Bằng cách tạo ra một khoang kín bên trong thiết bị, cảm biến có thể đo áp suất môi trường.
Apple cho biết: "Khoang này được bịt kín để tạo thành một thể tích không khí trong khoang được thông ra môi trường bên ngoài thông qua một lỗ thông khí. Một cảm biến đo đặc tính của thể tích không khí thứ hai trong một buồng biệt lập sẽ được thông ra môi trường bên ngoài thông qua lỗ thứ hai."
Ứng dụng của bằng sáng chế
Bằng sáng chế của Apple cho hay, cách để ngăn màn hình bị ép ra khỏi thiết bị và nhiệt tạo ra áp suất là cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài. Và bằng sáng chế này chỉ đề cập đến các cách có thể cân bằng áp suất. Ví dụ, tạo ra áp lực bên trong để phù hợp với môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, có thể phát hiện sự thay đổi áp suất và có thể thực hiện ít nhất một số phương pháp giảm thiểu vấn đề, iPhone sẽ phải thay đổi độ dày và chiều cao.
Ảnh concept iPhone 14 Pro.
Bằng sáng chế mới ghi nhận cho 10 nhà phát minh, bao gồm: Eric N. Nyland - người đã từng xuất hiện trong các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ phun nước trong Apple Watch và iPhone.
Tất nhiên, không phải bằng sáng chế nào cũng được áp dụng ngay trên iPhone. Nhưng nếu chúng thực sự hữu ích và khả thi, Apple sẽ nhanh chóng triển khai trên các sản phẩm của mình trong tương lai gần.
Cách nhanh chóng đẩy nước khỏi loa iPhone Một phím tắt do cộng đồng phát triển giúp đẩy nước khỏi loa của iPhone tương tự chế độ có sẵn trên Apple Watch. Apple trang bị khả năng kháng nước kể từ iPhone 7 ra mắt năm 2016. Tính năng này giúp ngăn nước tràn vào trong, gây hư hỏng linh kiện nếu điện thoại bị ngâm dưới độ sâu 1-6 m...