Đánh giá MX-30 2021 – một lần chơi lớn của Mazda
Hãng xe Nhật quyết định chơi lớn và đầu tư mạnh tay cho mẫu xe điện Mazda MX-30 2021.
Những tưởng Mazda sẽ có động thái an toàn với mẫu xe điện đầu tay, nhưng lại không làm vậy. Mazda quyết định chơi trội, khác với đối thủ Chevrolet.
Hãy nhìn chiếc Chevrolet Bolt là biết. Nó tầm thường như bất cứ mẫu xe điện nào khác. Trong khi đó, Mazda MX-30 2021 lại có phong thái hoàn toàn khác.
MX-30 2021 sở hữu thiết kế độc đáo cả trong lẫn ngoài, trái với mường tượng của nhiều người về mẫu xe điện bình dân.
Vài năm trở lại đây, Mazda luôn cố gắng định vị mình là thương hiệu cao cấp. Thiết kế có phần hầm hố và hiện đại của MX-30 phản ánh rõ nét hướng đi này.
MX-30 2021 được xem là mẫu xe lý tưởng cho tham vọng xâm nhập thị trường xe điện của Mazda. Vấn đề là liệu MX-30 có thách thức thành công các đối thủ như Hyundai Kona Electric, Kia Niro EV, hay thậm chí BMW iX3 sắp ra mắt hay không.
Thiết kế hiện đại, khác biệt
Mazda MX-30 2021 được phát triển trên cùng nền tảng với Mazda CX-30 mới, nhưng tất cả chỉ có vậy.
MX-30 vay mượn phần lớn từ MX-5 Miata với vòm bánh xe vuông vức nối với miếng ốp sơn màu tương phản kéo dài ra sau. Mui xe sơn đen tương phản với phần còn lại của thân xe.
Video đang HOT
Các cột xe sơn màu kim loại tạo thêm nét tương phản. Thiết kế tổng thể khá hiện đại. Có vẻ nhà thiết kế muốn MX-30 khác biệt với phần còn lại.
Có lẽ chi tiết thiết kế đậm nét và dễ nhận biết nhất là kiểu cửa tự sát (suicide door) giống xe Rolls-Royce. Đây không phải lần đầu tiên Mazda sử dụng kiểu cửa này. Nó từng xuất hiện trên xe thể thao sử dụng động cơ xoay RX-8. Cửa sau mở ngược giúp loại bỏ cột B truyền thống vốn để chia tách phần hàng ghế trước và sau.
Đó không phải nét phá cách duy nhất. Mazda còn mạnh dạn cải tiến nội thất sao cho MX-30 khác biệt với phần còn lại. Thay cho chất liệu nhựa và da truyền thống, MX-30 sở hữu nội thất bọc vải sợi và gỗ xốp tái chế. Không quá khi nói rằng MX-30 là mẫu xe điện thân thiện nhất với môi trường.
Khoang lái có tâm điểm là màn hình cảm ứng 7 inch. Có rất nhiều cổng sạc pin cho smartphone và tablet.
Mazda cho biết khoang hành lý đủ chỗ cho 4 vali du lịch. Kiểu cửa tự sát giúp cabin thoáng khí hơn, dễ tiếp cận hàng ghế trước và hàng ghế 3 người ngồi phía sau. Tuy nhiên, sẽ hơi chật chội nếu 3 người lớn ngồi hàng ghế sau.
Triết lý “Zoom Zoom”
Trong nhiều năm qua, các mẫu xe Mazda chủ yếu bắt nguồn từ triết lý “Zoom Zoom” – niềm vui cầm lái. Theo đó, lái xe không chỉ là trải nghiệm mà còn khuấy động cảm xúc của người lái. Từ kiểu dáng, màu sơn đến nội thất cho tới phản hồi điều khiển của người lái đều hướng tới cảm giác vui vẻ khi cầm lái.
Triết lý đó có thể áp dụng cho xe điện. MX-30 sử dụng khối động cơ pin-điện đơn thuần.
Mazda chưa công bố thông số MX-30 2021 tại Mỹ, trong khi mẫu xe tại châu Âu sử dụng pin lithium-ion 35,5 kWh đủ cho khoảng cách di chuyển 209 km mỗi lần sạc. Thời gian sạc pin 0-80% là khoảng 40 phút với bộ sạc nhanh 50 kW.
MX-30 bản châu Âu có công suất 141 mã lực, mô-men xoắn 264 Nm. Bản dành cho thị trường Mỹ có lẽ cũng trong khoảng này.
Xe điện của Mazda được trang bị công nghệ kiểm soát lực kéo độc quyền G-Vectoring Control, bổ trợ cho lực kéo môtô điện giúp tối ưu chuyển tải trước sau trong nhiều môi trường vận hành khác nhau.
Tương lai không xa, Mazda có thể thêm biến thể MX-30 với tầm hoạt động xa hơn, tận dụng thiết kế hoàn toàn mới của động cơ xoay Wankel nổi tiếng.
Giá cả và đối thủ cạnh tranh
Giá chính thức Mazda MX-30 2021 chưa được công bố vì từ nay tới khi xe bán ra thị trường còn khá lâu. Phải đến đầu năm 2021, MX-30 mới có mặt tại thị trường châu Âu. Thị trường Mỹ chưa có khung thời gian cụ thể.
Về giá bán, MX-30 sẽ cạnh tranh khá gắt với Hyundai Kona Electric (khởi điểm 36.950 USD).
Ngoài Hyundai Kona EV, Mazda MX-30 còn cạnh tranh với Kia Niro EV và Volvo XC40 Recharge sắp ra mắt. Cả ba đều thuộc phân khúc xe điện cỡ nhỏ.
MX-30 khá bất lợi nếu xét về khoảng cách di chuyển. Mỗi lần sạc, xe chỉ đi được 209 km, trong khi Kia Niro EV là 384 km.
Nói cách khác, việc mở rộng khoảng cách di chuyển bằng động cơ xoay Wankel sẽ rất cần thiết cho MX-30 và nên được trang bị sớm nếu Mazda muốn cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ khác.
Tóm lại, MX-30 là một mẫu xe tiên phong cần thiết của Mazda, trong bối cảnh các hãng xe đều đầu tư mạnh mẽ vào xe điện. Sự khác biệt là ưu điểm của MX-30, trong khi cảm giác lái thú vị được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn so với các đối thủ. Bù lại, quãng đường di chuyển tối đa đang là hạn chế và mẫu xe này cần sớm được cải thiện để tăng sự hữu dụng.
Theo Zing
Hé lộ giá bán xe điện đầu tiên trong lịch sử hãng Mazda
Mazda vừa công bố giá bán SUV MX-30 tại thị trường Đức, đây chính là mẫu xe điện thương mại đầu tiên trong lịch sử hãng xe Nhật Bản.
Mazda MX-30 được sản xuất dựa trên nền tảng kiến trúc SkyActiv-Vehicle Architecture từng được sử dụng trên Mazda 3 2019 và CX-30. MX-30 có chiều dài 4.395 mm, rộng 1.795 mm, cao 1.570 mm và chiều dài cơ sở kéo dài 2.655 mm.
Mazda MX-30. (Ảnh: Mazda)
Thiết kế tổng thể của Mazda MX-30 có khá nhiều nét tương đồng với CX-30. Tuy nhiên, SUV chạy điện này ấn tượng hơn nhờ phong cách mở cửa tự do giống mẫu coupe thể thao RX-8 từng được Mazda sản xuất từ năm 2003-2012.
(Ảnh: Mazda)
Ở phần đầu xe, lưới tản nhiệt được thiết kế hơi lõm vào trong. Cụm đèn pha cũng được "giấu' vào bên trong, đèn sương mù làm khá mỏng. Với việc động cơ điện đặt phía trước, nắp ca-pô của MX-30 dài và cao hơn 30 mm so với CX-30. Bộ la-zăng hợp kim đường kính 18 inch với kiểu dáng hầm hố.
(Ảnh: Mazda)
Ngoài ấn tượng về thiết kế, Mazda MX-30 còn sử dụng một số vật liệu từ chai nhựa tái chế, vỏ cây. MX-30 cũng được trang bị hệ thống thông tin giải trí Mazda Connect. SUV này là mẫu xe đầu tiên của Mazda được trang bị màn hình cảm ứng (7 inch) để điều chỉnh hệ thống điều hòa thay cho núm cơ truyền thống. Vô-lăng 3 chấu bọc da, tích hợp các nút bấm.
(Ảnh: Mazda)
Mazda MX-30 sử dụng hệ truyền động e-SkyActiv bao gồm động cơ điện 35,5 kWh cung cấp công suất 141 mã lực, mô-men xoắn cực đại 264 Nm. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước. Mỗi khi sạc đầy, nó có thể di chuyển được 209 km.
(Ảnh: Mazda)
Động cơ điện này hỗ trợ sạc bằng cả nguồn điện một chiều (DC) và điện xoay chiều (AC). Nếu sạc bằng điện một chiều thông qua kết nối CCS với nguồn vào 50 kW, MX-30 chỉ mất 30 - 40 phút để sạc pin từ 0-80%.
(Ảnh: Mazda)
MX-30 được trang bị công nghệ kiểm soát gia tốc G-Vectoring Control (e-GVC Plus). Công nghệ an toàn i-Activsense giúp cảnh báo va chạm tại các điểm giao cắt. Bên cạnh đó, nó còn có tính năng giữ làn đường.
(Ảnh: Mazda)
Tại Đức, Mazda MX-30 có giá khởi điểm 33.990 euro (tương đương tỷ đồng). SUV này được bán ra vào nửa cuối năm 2020.
Theo Tuấn Hữu/vtc.vn
Mazda MX-30 chạy điện đi được 209 km sau khi sạc đầy Mazda tung ra mẫu xe điện MX-30 hoàn toàn mới có tầm di chuyển 209 km sau khi sạc đầy pin. Mazda MX-30 có thể di chuyển quãng đường 209 km sau khi sạc đầy pin Mazda MX-30 bất ngờ trình làng tại triển lãm Tokyo Motor Show 2019, đây là mẫu xe tiếp theo sở hữu nền tảng khung gầm và công...