Đánh giá MSI GeForce GTX 1660 Gaming X: Còn lý do gì để lưu luyến 1060 nữa?
Mạnh hơn, đẹp hơn, rẻ hơn, MSI GeForce GTX 1660 Gaming X đặt dấu chấm hết cho những ai vẫn còn lưu luyến GTX 1060 – cái tên đã chiếm giữ danh hiệu “chiếc card quốc dân” trong giới game thủ suốt một thời gian dài.
Phân khúc tầm trung vẫn luôn là miếng bánh “béo bở” mà các thương hiệu card đồ họa đang so kè nhau từng chút một để chiếm lấy. Suy cho cùng, không phải ai cũng có điều kiện để đầu tư những hệ thống gaming khủng 2K, 4K này nọ, mà chỉ cần chơi mượt ở độ phân giải Full HD với thiết lập đồ họa cao là vẫn có thể trải nghiệm trọn vẹn tựa game mà mình yêu thích. GeForce GTX 1060 đã làm rất tốt điều này trong một thời gian khá dài, nhưng những ngày tháng ấy đã đi đến hồi kết, với sự xuất hiện của dòng card GTX 1660.
Nhân vật chính trong bài viết hôm nay là chiếc GeForce GTX 1660 Gaming X của MSI, thương hiệu đến từ Đài Loan đã rất quen thuộc với giới game thủ Việt. Có mức giá 7,5 triệu đồng, GTX 1660 Gaming X thậm chí còn rẻ hơn đàn anh 1060 Gaming X tại thời điểm mới ra mắt, và đó mới chỉ là một trong số nhiều lý do nữa chứng minh GTX 1660 Gaming X là sự lựa chọn vượt trội về mọi mặt.
Thông số của card trên công cụ GPU-Z
Thiết kế hầm hố đặc trưng, thừa hưởng nhiều nét từ RTX 2060 Gaming Z
Quy cách đóng hộp của GeForce GTX 1660 Gaming X gần như không có sự khác biệt so với những dòng card đồ họa khác của MSI. Ở mặt trước chúng ta có hình ảnh sản phẩm, cùng một số thông tin như tên sản phẩm và công nghệ nổi bật. Cần lưu ý, dòng GTX 1660 không có các nhân RT và Tensor như các flagship RTX, nên chiếc card này sẽ không có những công nghệ mới như dò tia (Ray Tracing) thời gian thực và DLSS (Deep Learning Super Sampling).
Ở mặt sau của hộp là thông tin chi tiết hơn về công nghệ tản nhiệt trên GeForce GTX 1660 Gaming X, cũng như cấu hình tối thiểu. Điều quan trọng nhất người dùng cần quan tâm là chiếc card này yêu cầu bộ nguồn công suất thực tối thiểu 450W.
Bên trong hộp, ngoài nhân vật chính của chúng ta thì còn có một số phụ kiện như sách hướng dẫn sử dụng, đĩa cài đặt driver và phần mềm hiệu chỉnh, một tấm cardboard MSI, một quyển truyện tranh Lucky the Dragon.
Tổng quan thiết kế, GeForce GTX 1660 Gaming X được thừa hưởng thiết kế từ đàn anh RTX 2060 Gaming Z cao cấp hơn với tông màu xám đen chủ đạo thay vì đỏ đen như 1060 Gaming X. Có kích thước 247 x 127 x 46 mm, GeForce GTX 1660 Gaming X trông khá gọn gàng, có thể lắp vừa case cỡ trung (mid-tower) hay HTPC nhỏ gọn hơn.
Công nghệ làm mát trên GeForce GTX 1660 Gaming X là Twin Frozr 7 của MSI, gồm hai quạt Torx 3.0 với phần cánh quạt được thiết kế theo dạng khí động học để đẩy gió tốt hơn. Bên dưới hai cánh quạt này là cấu trúc lá tản nhiệt với ba ống tản nhiệt cỡ lớn (6mm). Theo MSI, Twin Frozr 7 cho hiệu quả tản nhiệt tốt hơn 13% so với thế hệ trước.
GeForce GTX 1660 Gaming X được trang bị tấm ốp lưng (backplate) nhôm phay xước màu xám với logo rồng của MSI trông khá “ngầu”. Theo người viết, tấm backplate này chỉ để bảo vệ mặt lưng cho card và trang trí là chính, không có nhiều tác dụng về khả năng tản nhiệt.
Phía trên sản phẩm là logo MSI quen thuộc, dòng chữ Twin Frozr 7 và tên thương hiệu GeForce GTX của Nvidia. GeForce GTX 1660 Gaming X cần một nguồn phụ 8 pin để có thể vận hành.
Lật phía dưới và chúng ta có bộ tản nhiệt rất “to nạc”.
Về cổng kết nối, GeForce GTX 1660 Gaming X đã loại bỏ đi cổng DVI cũ kỹ, chỉ có ba cổng DisplayPort v1.4 và một cổng HDMI 2.0b, không hỗ trợ NVLink hay VirtualLink.
Khi khởi động hệ thống, sẽ có ba khu vực của chiếc card sáng lên với LED RGB, gồm phần logo ở phía trên, hai dải đèn ở phía trên cánh quạt tản nhiệt và hai dải ở phía dưới. Những dải đèn này cho ánh sáng vừa đủ, góp phần giúp hệ thống của bạn trở nên “lung linh” hơn, và bạn có thể đồng bộ với các sản phẩm MSI khác cũng như điều chỉnh thông qua phần mềm Mystic Light có trong Dragon Center.
Dragon Center là phần mềm đi kèm với chiếc GeForce GTX 1660 Gaming X, cho phép bạn giám sát cũng như điều chỉnh hiệu năng của chiếc card màn hình. Chữ “G” bên góc trái phần mềm là nút kích hoạt nhanh chế độ gaming, và chúng ta có hai chế độ nữa là Silent (yên lặng) và OC (ép xung) cùng hai profile tùy chỉnh.
MSI còn có một phần mềm phổ biến nữa là Afterburner, cho phép bạn tùy chỉnh mọi thứ trên chiếc card của mình, từ xung nhịp, nguồn điện vào, giới hạn nhiệt độ,… Sẽ thuận tiện hơn nếu MSI có thể tích hợp luôn phần mềm này vào trong Dragon Center như Mystic Light.
Hiệu năng đáp ứng kỳ vọng, vận hành mát mẻ
Để kiểm tra hiệu năng của MSI GeForce GTX 1660 Gaming X, VnReview sử dụng hệ thống gồm:
CPU: Intel Core i5-8400
Video đang HOT
Card màn hình: MSI GeForce GTX 1660 Gaming X
Bo mạch chủ: Asus ROG Strix B360-G Gaming
RAM: Corsair Vengeance Pro RGB DDR4-2666 16GB
Lưu trữ: Colorful SL500 1TB
Nguồn: Antec EDGE750 80 Plus Gold
Tản nhiệt: Corsair Hydro H100i RGB Platinum SE
Case: Vitra NEFERTITI X9
OS: Windows 10 1903 64 bit
Driver: 430.86
Benchmark hiệu năng:
- 3D Mark
- Fire Strike: Bài Benchmark DirectX 11 giả lập chơi game độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel)
- Fire Strike Extreme: Bài Benchmark Directx 11 giả lập chơi game độ phân giải 2K (2560 x 1440 pixel)
- Time Spy: Bài Benchmark DirectX 12 giả lập chơi game độ phân giải 2K (2560 x 1440 pixel)
- Unigine Valley: Đo khả năng xử lý đồ họa ở các cảnh với nhiều hiệu ứng khác nhau
Gaming
- Battlefield V
- Far Cry 5
- Final Fantasy XV
- Hitman 2
- Metro: Exodus
Các bài test khác
- Điện năng tiêu thụ
- Nhiệt độ
Đầu tiên, trong các bài benchmark hiệu năng, VnReview sẽ so sánh GeForce GTX 1660 Gaming X khi ở xung nhịp cơ bản với đàn anh GTX 1060 Gaming X cùng 6GB bộ nhớ. Điểm số cho thấy, chiếc GeForce GTX 1660 Gaming X có hiệu năng nhỉnh hơn, đặc biệt là trong bài benchmark Time Spy – giả lập chơi game DirectX 12 ở độ phân giải 2K (2560 x 1440 pixel). Khi ép xung, điểm số của GeForce GTX 1660 Gaming X cũng được cải thiện đáng kể.
Benchmark GTX 1660 OC
Infogram
Về hiệu năng chơi game, VnReview sẽ đo và so sánh số khung hình trên giây (FPS) của GeForce GTX 1660 Gaming X khi ép xung bằng Dragon Center và không ép xung (ngoại trừ Final Fantasy XV sử dụng công cụ benchmark có sẵn của tựa game này sẽ dựa trên điểm hiệu năng). Các tựa game được VnReview lựa chọn đều là những cái tên đòi hỏi phần cứng bậc nhất hiện nay, thiết lập đồ họa ở mức cao nhất, tắt đồng bộ dọc (V-Sync), độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel).
Khi ép xung, hiệu năng của GeForce GTX 1660 Gaming X trong Final Fantasy XV đã tăng từ Khá cao (fairly high) lên Cao (High)
Tựa game Hitman 2 trước và sau khi ép xung
Far Cry 5 trước và sau khi ép xung
Battlefield V trước và sau khi ép xung
Và Metro: Exodus
Kết quả cho thấy, GeForce GTX 1660 Gaming X “cân” tốt gần như mọi game được đưa ra, ngoại trừ Metro Exodus. Điều này cũng dễ hiểu, khi tựa game này đòi hỏi tới RTX 2080 Ti để có thể chơi mượt ở thiết lập Extreme, và bản thân Metro Exodus cũng chưa được tối ưu tốt. Việc GeForce GTX 1660 Gaming X có thể “lết” tới 22 FPS là không hề tồi một chút nào. Khi ép xung, FPS có thể tăng lên thêm tới 5-7 FPS tùy game.
Theo MSI, GeForce GTX 1660 Gaming X có TDP (Thermal Design Power – công suất thoát nhiệt tối đa) là 130W. Điều này cũng được thể hiện rõ khi VnReview đo bằng công cụ chuyên dụng.
Điện năng tiêu thụ khi hệ thống trong trạng thái nghỉ
Điện năng tiêu thụ khi full load card đồ họa bằng Furmark
Hệ thống tản nhiệt Twin Frozr 7 hoạt động hiệu quả đúng như kỳ vọng. Hệ thống thử nghiệm của VnReview là case đóng kín, đặt trong phòng không có điều hòa, bên trong case gồm 3 quạt LED hiệu suất làm mát không đáng kể, 2 quạt của tản nước AIO đóng vai trò hút không khí vào bên trong case. Khi máy nghỉ (Idle), nhiệt độ trong case dao động trong khoảng 40-42 độ.
Nhiệt độ tối đa chỉ ở khoảng 72-73 độ C
Khi ép card tải tối đa bằng công cụ Furmark, VnReview theo dõi và kết luận nhiệt độ tối đa của GeForce GTX 1660 Gaming X chỉ lên tới 72-73 độ C. Ở thiết lập mặc định, quạt tản nhiệt của card chỉ chạy khi nhiệt độ quá 60 độ C.
Kết luận
Có thể thấy, GeForce GTX 1660 Gaming X là một bản nâng cấp hoàn toàn xứng đáng cho người đàn anh GeForce GTX 1060 Gaming X. Hiệu năng nhỉnh hơn, tản nhiệt tốt hơn và quan trọng hơn cả là giá thành rẻ hơn, GTX 1060 Gaming X hội tụ gần như đủ mọi yếu tố để trở thành “chiếc card quốc dân” tiếp theo. Điểm trừ lớn nhất có lẽ là giá thành, khi chiếc card này đắt hơn các đối thủ khác cùng dòng GTX 1660, nhưng đây đã luôn là đặc điểm của Gaming X từ trước đến nay.
Vậy GeForce GTX 1660 Gaming X dành cho ai? Nếu bạn đang sử dụng GTX 1060, sự khác biệt có thể là không nhiều, nếu bạn nâng cấp từ GTX 1050 trở xuống, GeForce GTX 1660 Gaming X của MSI chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn đáng “đồng tiền bát gạo”.
Theo VN Review
Galaxy A70: tổng hòa nhiều yếu tố đáng giá trong phân khúc tầm trung
Với mức giá khoảng 8 triệu đồng, muốn tìm một smartphone có thương hiệu để đủ đem lại sự tin tưởng, chế độ bảo hành tốt và quan trọng nhất là bản thân chiếc máy phải đủ đẹp, đủ mạnh, đủ tính năng để sử dụng, Galaxy A70 đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu.
Galaxy A70 sở hữu màn hình màn hình tới 6.7 inch, Full HD nhưng được Samsung kéo dài hơn bình thường, tỷ lệ 20:9. Độ sáng cao, dễ dàng nhìn ngoài trời, màu sắc rực rỡ đúng chất của Samsung, màu đen sâu và góc nhìn gần như tuyệt đối.
Máy vẫn có màn hình giọt nước, viền màn hình rất mỏng với tỷ lệ màn hình/mặt trước đạt tới 86%, cao hơn cả các smartphone cao cấp như Galaxy Note 9 (84%) hay iPhone XS.
Mặt trước của Galaxy A70 có cảm biến vân tay quang học trên màn hình.
Cạnh bên được làm bóng vì vậy mặc dù thân máy làm từ nhựa nhưng cảm giác như chất liệu kính cao cấp.
Cổng âm thanh 3.5mm và USB-C là điểm cộng trong nét thiết kế của chiếc máy này.
Galaxy A70 có kích thước lớn, cho phép nhà sản xuất trang bị viên pin tới 4.500 mAh mà không khiến độ dày của máy (7,9mm) đội lên quá nhiều.
Galaxy A70 hiện có 3 tùy chọn màu xanh, đen và trắng ngà. Tấ cả những màu này đều ở mức khá dịu nhẹ, không bị quá chói nên phù hợp với hầu hết mọi người. Cụm 3 camera nay đã được làm nhỏ hơn thế hệ Galaxy A7, nhìn gọn gàng hơn nhưng vẫn có vẻ hầm hố.
Galaxy A70 có 3 camera sau gồm camera chính 32MP khẩu f/1.7, camera 8MP góc siêu rộng tới 123 độ để chụp ảnh phong cảnh/kiến trúc và một camera phụ 5MP để hỗ trợ tính năng chụp ảnh xóa phông. Trong khi đó, camera trước của máy có độ phân giải 32MP khẩu f/2.0.
Galaxy A70 cho ảnh chất lượng rất ổn khi chụp ngoài trời và trong nhà có đủ sáng. Ảnh nhiều chi tiết, màu sắc lên tự nhiên và ít nhiễu. Ở điều kiện sáng tốt, camera 8MP góc siêu rộng cũng có chất lượng khá tốt, cả về màu sắc, độ chi tiết đến dải sáng. Tuy nhiên ở điều kiện sáng phức tạp (nhiều vùng chênh sáng) thì độ chi tiết ở vùng mép ảnh chụp từ camera góc siêu rộng không cao.
Ở điều kiện thiếu sáng, vẫn là thuật toán cố gắng khử nhiễu của Samsung, điều này khiến ảnh mịn hơn nhưng chi tiết giảm sút rõ rệt, da người hơi bị vàng. Kiểu xử lý này phù hợp để đăng ngay lên mạng xã hội vì nó nịnh mắt người xem nhưng không thích hợp để chỉnh sửa hậu kỳ. Điểm cộng của camera này là khả năng quay video khá tốt, không có hiện tượng rung giật khung hình, chất lượng thu âm ổn.
Một số bức ảnh chụp bằng camera của Galaxy A70:
Galaxy A70 dùng vi xử lý Snapdragon 675 cùng với RAM 6GB và bộ nhớ trong 128GB. Snapdragon 675 là con chip cân bằng tốt giữa hiệu năng và tiêu thụ pin. Với game PUBG Mobile thì máy có giật lag, chỉ đạt 24 fps và độ ổn định 81% khi chơi ở chế độ đồ họa cao. Khi giảm đồ họa xuống mức khuyến nghị thì máy chơi ổn hơn, 30 fps và độ ổn định 95%.
Phần mềm xử lý rất tốt nên giọt nước không bị lẹm vào ứng dụng. Vì màn hình siêu dài nên sẽ có một phần màn hình được làm tối đi.
Thử nghiệm thời lượng pin bằng PC Work Mark 2.0 thấy được máy có thời lượng onscreen rơi vào khoảng 9 giờ, xếp trên Galaxy A50 hay Oppo F11 Pro. Tổng thời gian sạc đầy hết gần 2 giờ cho viên pin 4.500 mAh, trong đó 1 giờ đầu sạc được khoảng 66%.
Người dùng có thể tùy chọn sử dụng cử chỉ điều hướng qua 3 thanh nhỏ dưới màn hình như thế này hoặc dùng 3 phím điều hướng quen thuộc của Android.
Galaxy A70 thực sự là một sản phẩm đáng mua trong tầm giá xét cả về nhu cầu giái trí hay công việc, máy đều đáp ứng khá đầy đủ. Riêng về hiệu năng nếu biết cách thiết lập đúng sẽ không phải vấn đề quá nghiêm trọng.
Theo Nghe Nhìn VN
Ngắm Honda Vision 2019 hiện đại hơn với hệ thống Smartkey Honda Vision 2019 có 3 phiên bản tiêu chuẩn, cao cấp và đặc biệt thay vì 2 phiên bản thời trang, đặc biệt trước đây. Mẫu xe này nổi bật với việc bổ sung hệ thống smartkey cùng với dòng chữ Vision nổi và tem màu đỏ. Honda Vision ra mắt thị trường khá muộn vào ngày 9.9.2011. Thời điểm này, Vision được...