Đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế Ukraine sau 8 tháng xung đột
Nền kinh tế Ukraine ước tính đã suy giảm khoảng 30% trong ba quý đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, phần lớn là do cuộc xung đột với Nga.
Hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine tại cảng biển ở Odesa ngày 19/8/2022. Ảnh: Reuters
Theo nhận định của chuyên gia Sławomir Matuszak trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (OWS) của Ba Lan mới đây, cuộc xung đột đang diễn ra với Nga đã và đang gây ra những hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế Ukraine. GDP của nước này đã giảm khoảng 1/3 trong khi thiệt hại vật chất do cơ sở hạ tầng bị phá hủy đã lên đến hơn 100 tỷ USD và tiếp tục tăng lên mỗi ngày.
Lạm phát, đồng tiền suy yếu và tỷ lệ thất nghiệp rất cao đang là những vấn đề ngày càng trầm trọng đối với Ukraine. Hoạt động của nhà nước, bao gồm việc chi trả trợ cấp xã hội, tiền lương và lương hưu, hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ tài chính nước ngoài. Mặc dù sự ủng hộ dành cho Ukraine đang tăng lên nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu, buộc chính quyền phải tăng nợ công một cách triệt để.
Ông Matuszak cho rằng, bất chấp những xu hướng tích cực đáng chú ý, chẳng hạn như sự gia tăng doanh số bán hàng ra nước ngoài – đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp – và sự ổn định trên thị trường nhiên liệu, tình hình kinh tế được dự báo vẫn không cải thiện đáng kể trước khi xung đột kết thúc và có nhiều khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa, đặc biệt là khi Nga rất có thể sẽ tiếp tục các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng và phong tỏa xuất khẩu lương thực bằng đường biển của Ukraine.
Tình hình kinh tế vĩ mô
Xung đột đã dẫn đến sự sụp đổ kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử của Ukraine kể từ khi tuyên bố độc lập. So với cùng kỳ năm trước. GDP của Ukraine giảm hơn 19% trong quý I, hơn 37% trong quý II và trong 9 tháng đầu năm 2022 giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) dự báo mức giảm GDP của nước này trong quý IV là 37,5% và trong cả năm 2022 sẽ giảm 33,4%.
Mặc dù kết quả trên tốt hơn một chút so với giả định trong các kịch bản bi quan nhất từ những tháng đầu tiên sau khi xung đột bùng nổ (vào tháng 6, Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Ukraine giảm 45%), tình hình kinh tế trong nước của Ukraine có thể được mô tả là vô cùng phức tạp. Bất chấp mức tăng trưởng GDP dự kiến vào năm 2023 (theo chính phủ Ukraine, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 4,6%, trong khi Ngân hàng Thế giới dự báo 3,3%), sẽ rất khó để nói về một sự phục hồi tại quốc gia Đông Âu này.
Video đang HOT
Lạm phát tại Ukraine đã chứng kiến sự leo thang đáng kể khi trong tháng 1 năm nay là 10% nhưng vào tháng 9 đã là 24,6% và theo dự đoán của NBU, sẽ ở mức 30% vào cuối năm. Sự gia tăng giá của các mặt hàng cơ bản đang ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người dân – giá bánh mì tăng 36,6%, cá tăng 40,7% và rau tăng 84,8%, nguyên nhân là do vùng Kherson – nơi được coi là “vựa nông sản” của Ukraine – đang có giao tranh căng thẳng. Ngoài ra, giá nhiên liệu tăng mạnh (66,2%) khiến chi phí vận tải cũng tăng theo (41,1%).
Một vấn đề khó khăn nữa với Ukraine là tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Một cuộc khảo sát do cơ quan Rejtynh thực hiện cho thấy trong số những người có việc làm trước xung đột, 39% trong số này đến này đã bị mất việc làm. Theo NBU, tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay của Ukraine là 35%, nhưng các chuyên gia trong ngành dự báo có thể lên tới 40%. Một thách thức thực tế khác là một tỷ lệ đáng kể nhân viên đang phải nhận mức lương thấp hơn so với trước khi xung đột nổ ra, do tình trạng tài chính của các doanh nghiệp đang xấu đi.
Xung đột với Nga càng kéo dài, triển vọng phục hồi kinh tế của Ukraine càng trở nên u ám. Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, đồng tiền của Ukraine (hryvnia/UAH) cũng đang dần suy yếu. Sau khi xung đột nổ ra, NBU đã đóng băng tỷ giá hối đoái của nước này, ở mức 29,25 hryvnia/1 USD. Tuy nhiên, vào tháng 7, quy đổi đã được điều chỉnh thành 36,6 hryvnia và tỷ giá hối đoái thực tế tại các điểm giao dịch vẫn ở mức khoảng 41 hryvnia/1 USD. Chính phủ Ukraine dự báo vào cuối năm 2023, tỷ giá sẽ tăng lên 50 hryvnia/ 1 USD.
Vấn đề ngân sách
Sau khi xung đột nổ ra, Quốc hội Ukraine đã thông qua nhiều thay đổi đối với luật thuế, giúp đơn giản hóa đáng kể việc điều hành doanh nghiệp. Mục đích của họ là ngăn chặn sự gia tăng triệt để tỷ lệ thất nghiệp và hạn chế các hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng ảnh hưởng tiêu cực của việc này là thu ngân sách giảm – Bộ Tài chính Ukraine ước tính vào tháng 6 rằng so với thời kỳ trước xung đột, nước này chỉ nhận được 30% nguồn thu từ hải quan và 70% nguồn thu từ thuế. Việc cắt giảm thuế đã bị một số chuyên gia chỉ trích ngay từ đầu là một bước đi theo chủ nghĩa dân túy, và do đó thuế hải quan và thuế VAT đã được áp dụng trở lại vào ngày 1/7 (nhờ đó ngân sách đã thu được hơn 10 tỷ hryvnia trong tháng 9).
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ra những vấn đề lớn về ngân sách. Các quan chức chính phủ Ukraine thường xuyên nhắc lại rằng mức thâm hụt ước tính là 5 tỷ USD một tháng (nhưng dữ liệu chính thức cho thấy có những tháng con số này nhỏ hơn, ví dụ: vào tháng 9 là 2 tỷ USD). Nguồn tài trợ chính cho lỗ hổng ngân sách trên là sự giúp đỡ của các nước phương Tây và các tổ chức tài chính quốc tế. Theo Bộ Tài chính Ukraine, từ đầu cuộc xung đột đến ngày 4/10, Ukraine đã nhận được 19,4 tỷ USD, và số tiền viện trợ cao nhất là từ Mỹ (8,5 tỷ USD) và EU (2,9 tỷ USD).
Ban đầu, sự hỗ trợ của phương Tây là dưới hình thức cho vay lãi suất thấp, và trong những tháng gần đây có xu hướng chuyển sáng hình thức viện trợ không hoàn lại. Tổng cộng, kể từ ngày 24/2, Ukraine đã nhận được hơn 10 tỷ USD trợ cấp (chủ yếu từ Mỹ) và 9,3 tỷ USD cho vay. Vấn đề chính của viện trợ nước ngoài là sự bất ổn định, khiến chính quyền Kiev gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch chi tiêu nhà nước. Việc chậm trễ chuyển viện trợ cũng là một thách thức ví dụ, Ủy ban Châu Âu đã công bố gói hỗ trợ tài chính vĩ mô trị giá 9 tỷ euro vào tháng 5, nhưng cho đến nay mới chỉ chuyển được 1 tỷ euro.
Tuy nhiên, quy mô viện trợ nước ngoài trên không đủ so với nhu cầu của Ukraine. Do đó, Kiev buộc phải phát hành trái phiếu nội bộ, chủ yếu được mua bởi NBU, trên thực tế có nghĩa là “in” đồng hryvnia – kể từ đầu xung đột, gần 15 tỷ USD đã chuyển vào ngân sách theo cách này. Do đó, nợ công vào cuối tháng 8 đã lên tới 3,6 nghìn tỷ hryvnia (khoảng 98,3 tỷ USD, tức là khoảng 65% GDP trước xung đột).
Tóm lại, chuyên gia Matuszak kết luận, khi cuộc xung đột vẫn tiếp diễn, tình hình kinh tế Ukraine sẽ không được cải thiện. Các dự báo cho năm 2023 kỳ vọng GDP của nước này sẽ tăng nhẹ, nhưng Chính phủ Ukraine thừa nhận rằng (tùy thuộc vào diễn biến tình hình quân sự) họ không loại trừ suy thoái. Trong thời gian xung đột và nhiều tháng sau khi kết thúc, hoạt động nhà nước của Ukraine vẫn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế. Hiện EU đang nỗ lực phát triển một cơ chế cho phép chuyển 1,5 tỷ euro hàng tháng vào ngân sách Ukraine vào năm 2023. Ngoài ra, khi xung đột kéo dài, Washington dự định cung cấp cho Kiev 1,5 tỷ USD mỗi tháng, nhưng sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ vào tháng 11 này.
Biểu tình lan rộng ở châu Âu vì giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao
Theo hãng tin Reuters ngày 20/10, các nước châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc đình công và biểu tình lan rộng do giá năng lượng cao và chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang.
Biểu tình tại Paris, Pháp ngày 18/10/2022. Ảnh: Reuters
Tại Pháp, công nhân tại tập đoàn năng lượng TotalEnergies hôm 20/10 vẫn biểu tình tại hai địa điểm ở Pháp, khiến nhà máy lọc dầu Normandy và Feyzin tiếp tục ngừng hoạt động
Các cuộc đình công đã ảnh hưởng đến công việc tại 20 trong số 56 lò phản ứng hạt nhân của Pháp dẫn đến trì hoãn bảo trì nhiều lò phản ứng.
Nghiệp đoàn CGT cho biết họ đang kêu gọi đình công tại công ty hàng xa xỉ L'Oreal để đòi trả lương cao hơn cho nhân viên. Theo CGT, họ đang tìm cách tận dụng sự tức giận về lạm phát cao hàng thập kỷ để nhân rộng đình công tại các nhà máy lọc dầu sang các lĩnh vực khác. Trước đó hôm 16/10, hàng nghìn người đã xuống đường ở Paris để phản đối giá cả tăng vọt.
Tại Anh, Liên đoàn công nhân đường sắt Anh RMT hôm 19/10 cho biết họ sẽ có hành động đình công để phản đối 14 công ty điều hành xe lửa vào đầu tháng 11 sau khi cơ quan ngành đường sắt của nước này không đưa ra được các đề nghị mới về lương, việc làm và điều kiện làm việc.
Trong khi đó, gần 2.000 nhân viên tại Cơ sở Vũ khí Nguyên tử AWE, nơi sản xuất và duy trì các đầu đạn hạt nhân, sẽ bỏ phiếu về việc có đình công hay không sau khi họ từ chối mức thưởng 5%, công đoàn Prospect cho biết. Cuộc bỏ phiếu về vấn đề này tại AWE sẽ được tiến hành vào ngày 24/10 và diễn ra trong hai tuần.
Ngoài ra, khoảng 1.000 tài xế GXO ở Anh sẽ đình công trong vòng 5 ngày kể từ cuối tháng này do tranh chấp về lương, công đoàn Unite thông báo.
Hàng trăm công nhân tại cảng Liverpool, một trong những cảng container lớn nhất của Anh, sẽ đình công thêm 2 tuần vì lương và việc làm kể từ ngày 24/10. Liên minh Công nhân và Truyền thông, đại diện cho 115.000 nhân viên bưu điện Royal Mail cảnh báo tiến hành nhiều cuộc đình công hơn sau nhiều tháng đàm phán thất bại về việc thay đổi lương và hoạt động.
Trên 300.000 thành viên của công đoàn điều dưỡng lớn nhất nước Anh cũng đã bắt đình công để yêu cầu tăng lương.
Ở Đức, các phi công tại Eurowings của hãng hàng không lớn nhất nước này Lufthansa đã đình công ba ngày trong giờ làm việc từ hôm 17/10, gây ảnh hưởng đến hàng chục nghìn hành khách.
Ở Hungary, hàng nghìn học sinh và phụ huynh đã biểu tình vào ngày 14/10 trong cuộc biểu tình lớn thứ hai trong 2 tuần để ủng hộ các giáo viên đã bị sa thải vì tham gia một cuộc đình công đòi lương cao hơn.
Tại Séc, hàng chục nghìn người đã biểu tình tại Praha vào ngày 28/9 để phản đối cách chính phủ xử lý giá năng lượng tăng cao.
Ở Bỉ, hàng nghìn người cũng đã xuống đường ở Brussels vào ngày 21/9 để phản đối giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt. Một cuộc biểu tình tương tự vào tháng 6 đã thu hút khoảng 70.000 công nhân Bỉ.
Ba Lan - Cường quốc quân sự mới của châu Âu? Nhu cầu cấp bách hiện đại hóa quân sự của Ba Lan đến từ các hiệp ước bị phá vỡ và nguy cơ xung đột vẫn hiện hữu ở châu Âu. Ba Lan đã đặt mua 500 HIMARS từ Mỹ. Ảnh: Quân đội Mỹ Bình luận trên trang Geopoliticalmonitor.com mới đây, học giả Julian McBride cho rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine...