Đánh giá Microsoft Flight Simulator 2020
Microsoft Flight Simulator 2020 vô cùng thú vị và đầy thách thức với cộng đồng game thủ như một sân chơi rộng mở tuy nhưng nó có thể không dành cho tất cả mọi người.
Microsoft Flight Simulator phần mới nhất đã ra mắt trong sự hân hoan của những người đam mê các game mô phỏng máy bay. Đã khoảng 14 năm kể từ lần cuối Flight Simulator trình làng nhưng chất lượng của tựa game mới này có lẽ xứng đáng cho sự chờ đợi. Là một trình mô phỏng hạng nặng thực sự, MS Flight Sim 2020 sắp đạt đến mức hoàn hảo. Vẫn còn tồn tại một vài lỗi nhưng tiềm năng của game là rất lớn.
Bài đánh giá này do Game Rant thực hiện với phiên bản đầy đủ của Microsoft Flight Simulator và bản nâng cấp lên phiên bản Premium Deluxe, có tất cả 30 máy bay và 10 sân bay. Thiết bị sử dụng là bộ điều khiển Xbox One và gậy bay Thrustmaster T.16000M FCS HOTAS cộng với van tiết lưu được cài đặt ở cấu hình tốt nhất.
Flight Simulator được thiết kế với mục đích tối thượng là phục vụ cộng đồng game mô phỏng hàng không. Đây hoàn toàn không phải là Forza Horizon của những chiếc máy bay và trải nghiệm trong game rất chân thực tuy nhiên nội dung sẽ không dồi dào như một game thông thường. Flight Simulator được hoạch định trở thành một nền tảng hơn là một game bình thường. Sẽ có nhiều bản cập nhật nội dung, nâng cấp, sửa lỗi và hỗ trợ mod trong nhiều năm tới, có nghĩa là trải nghiệm ban đầu khi ra mắt là dấu hiệu cho thấy tiềm năng của game là rất lớn.
Ngoài sự phức tạp của việc cất cánh và hạ cánh, phần lớn trò chơi của Microsoft Flight Simulator tập trung vào việc mô phỏng khi máy bay trôi nhẹ qua bầu khí quyển, bạn nhìn xuống cảnh quan bên dưới và có thể chụp nhiều ảnh màn hình đẹp mắt. Vì vậy, thế giới nhìn từ trên cao trong Flight Sim thật tuyệt đẹp.
Mặt nước lung linh một cách chân thực, những đám mây bay lượn trong không khí và khung cảnh như những hòn đảo Hawaii mang đến vẻ đẹp gần như vô song mà chúng có trong thực tế. Thời tiết được cập nhật trực tiếp dựa trên các dự báo thời tiết trong thế giới thực, lưu lượng không khí kết hợp với chu kỳ ngày / đêm khiến việc bay qua các phong cảnh quen thuộc trở thành một trải nghiệm mới lạ. Bay vút qua các thành phố vào ban đêm là điều kỳ diệu, và lướt qua các ngọn núi trong một chiếc máy bay thật là phấn khích. Bản thân các máy bay được mô phỏng với độ chi tiết cực kỳ tốt, với nội thất buồng lái trông đẹp hơn khi VR được tích hợp vào game.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo như vậy. Vì mặt đất hiển thị trong mô phỏng bay được tạo ra bởi sự kết hợp giữa chụp ảnh vệ tinh và AI, nên có một số khu vực đặc biệt là những nơi có địa hình bất thường hoặc chưa được lập bản đồ tỉ mỉ thì chưa thực sự tốt. Hy vọng trong tương lai các vấn đề khó hiểu sẽ được giải quyết. Có thể bay lên trên Chúa Cứu thế ở Rio de Janeiro hoặc nhìn thấy những con voi uốn lượn trên vùng Savannah châu Phi vẫn là một trải nghiệm đáng kinh ngạc và bất kỳ lời phàn nàn nào về các khu vực được mô hình hóa kém nên được xoa dịu khi biết rằng Flight Simulator đã đạt được một kỳ tích đáng kinh ngạc khi mô phỏng gần như toàn bộ bản đồ thế giới trong game.
Flight Simulator có các mức hỗ trợ khác nhau với các bộ điều khiển, đặc biệt hữu ích khi chơi với bộ điều khiển Xbox. Tuy nhiên, việc sử dụng gậy bay và tắt hỗ trợ có thể khiến bạn hài lòng một cách kỳ lạ và đôi khi khó khăn một cách tàn bạo. Sử dụng gậy bay thực sự là cách tốt nhất để chơi, nhưng đối với những người chỉ muốn chơi thử thì việc sử dụng một bộ điều khiển vẫn ổn.
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ hướng dẫn và học những nguyên tắc cơ bản về bay và hạ cánh một chiếc Cessna, việc cố gắng tìm ra cách vận hành một chiếc máy bay chở khách vẫn là một thử thách thực sự. Đôi khi, các vấn đề phát sinh dường như đến từ game nhiều hơn là do máy bay. Ví dụ như trên một chuyến bay nếu sử dụng chế độ hỗ trợ thì bạn sẽ thấy một số điều chỉnh kỳ lạ và đứt quãng khiến máy bay cắm đầu. Ngay cả khi chế độ hỗ trợ bị tắt sau đó, việc tìm cách thoát ra khỏi trạng thái tạm dừng hoạt động đôi khi có tác động đáng lo ngại là ngay lập tức đưa máy bay của chúng ta vào một vòng xoắn không thể phục hồi.
Có thể rất khó để xác định chính xác điều gì đang xảy ra và thực tế là menu điều khiển quá rộng đến mức ngay cả khi có thanh tìm kiếm cũng không giúp cho việc khắc phục sự cố trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù tạm dừng hoạt động là một tính năng tuyệt vời, nhưng có quá nhiều vấn đề gây ra bởi các hiệu ứng vật lý vẫn tồn tại trong thời gian tạm dừng. Tuy nhiên, cuối cùng thì lỗi tương đối hiếm và việc vượt khó khăn sẽ được bù đắp bằng khả năng tùy chỉnh sâu và chủ nghĩa hiện thực đầy thử thách.
Thoạt nhìn, nội dung trong Flight Simulator không nhiều. Mặc dù có rất nhiều máy bay và cả một thế giới để khám phá, nhưng trong game không có nhiệm vụ hay kiểu hệ thống phát triển nào. Bên cạnh các hướng dẫn và một vài thử thách được cập nhật thường xuyên, không có nhiều điều thú vị đối với những game thủ chưa quen với các game ít tập trung vào mô phỏng. Flight Simulator thực sự tập trung vào các tùy chọn để xử lý sự cố xảy ra giữa chuyến bay, thử thách kỹ năng của một người trong cơn bão hoặc cố gắng điều hướng một mình trên bầu trời mà không có bản đồ hướng dẫn. Chế độ nhiều người chơi cũng mang theo hứa hẹn to lớn – bay cùng với một người bạn hoặc chơi với phi công chính / phi công phụ sắp tới.
Nhà phát triển đã hứa hẹn sẽ có nhiều nội dung hơn, bao gồm các nhiệm vụ, nhưng những game thủ đang tìm kiếm trải nghiệm theo kiểu game truyền thống hơn vẫn sẽ khá thất vọng. Không thể mong đợi loại nội dung đó từ một sản phẩm nhắm thẳng vào những người thích mô phỏng khó tính, nhưng có vẻ như nó vẫn bị bỏ lỡ tiềm năng khi một sản phẩm được chế tác tinh xảo như vậy không phục vụ cho cả game thủ bình thường. Chúng tôi chỉ có thể mong đợi nhiều bản cập nhật hơn như hỗ trợ VR.
Microsoft Flight Simulator 2020 rất đáng để thử. Những game thủ khó tính sẽ thích nó, và đối với những game thủ bình thường hơn thì nó vẫn thú vị không thể phủ nhận. Mặc dù giá là 60 USD cho bản đầy đủ (120 USD cho phiên bản Premium Deluxe) có thể hơi cao đối với những game thủ thường chơi các tựa game truyền thống hơn, tuy nhiên Flight Sim cũng sẽ mặt trên Xbox Game Pass.
Microsoft Flight Simulator có mặt trên nền tảng PC vào ngày 18.8, phiên bản Xbox One đang được phát triển.
Cấu hình máy tính để chơi tựa game 2 triệu GB của Microsoft
Dù Microsoft Flight Simulator 2020 có dữ liệu đồ sộ, phần lớn PC có GPU rời được sản xuất trong vài năm gần đây đều đủ sức tải được game này.
Với lượng dữ liệu lên đến 2 triệu GB, Microsoft Flight Simulator 2020 là tựa game có dung lượng "nặng" nhất trong lịch sử nhân loại. Để so sánh, tựa game lái máy bay này nặng gấp 11.428 lần so với Call of Duty: Modern Warfare, vốn cũng là game nổi tiếng về đồ họa "khủng".
Tuy nhiên, lượng dữ liệu trên sẽ được tải xuống dần trong quá trình chơi thông qua công nghệ đám mây Azure. Theo Microsoft, cấu hình yêu cầu tối thiểu để trải nghiệm tựa game này cũng chỉ ở mức vừa phải.
Các mức cấu hình để chơi Microsoft Flight Simulator.
Người dùng chỉ cần dàn máy cấu hình tối thiểu gồm CPU AMD Ryzen 3 1200 hoặc Intel Core i5-4460, GPU AMD Radeon RX 570 hoặc Nvidia GTX 700 (VRAM 2 GB), RAM 8 GB, ổ cứng 150 GB để chơi. Ngoài ra, cần có Internet tốc độ 5 Mbps trở lên. Game cũng có tùy chọn không cần kết nối Internet nhưng không được khuyên dùng.
Với cấu hình này, phần lớn PC có card rời được sản xuất trong vài năm gần đây đều đủ sức để "chiến" game.
Cấu hình cần thiết để đạt cài đặt đồ họa cao nhất của tựa game này gồm CPU Ryzen 7 Pro 2700X hoặc Intel i7-9800X, RAM 32 GB, GPU Radeon VII hoặc Nvidia RTX 2080, dung lượng ổ cứng trống 150 GB, tốc độ mạng 50 Mbps trở lên.
Để xác định xem máy tính có đáp ứng các yêu cầu hệ thống tối thiểu hay không, người dùng có thể sử dụng công cụ DirectX (Dxdiag.exe). Để khởi động, nhập "dxdiag" vào ô tìm kiếm tại biểu tượng Microsoft góc trái bên dưới màn hình. Nhập mật khẩu hoặc thực hiện xác nhận theo yêu cầu nếu có.
Để tăng chất lượng trải nghiệm game, những vật dụng phụ kiện như joystick là thứ không thể thiếu.
Tại đây, các thông số bộ vi xử lý, bộ nhớ, tổng dung lượng bộ nhớ ước tính của card màn hình sẽ hiện ra. Người dùng đối chiếu với thông số yêu cầu nêu trên để xem thiết bị của mình có phù hợp chơi hay không.
Microsoft Flight Simulator 2020 có mục tiêu giải trí chính là việc lái máy bay, do đó người chơi nên tậu thêm cho mình những thiết bị ngoại vi để nâng cao trải nghiệm như cần lái, tay cầm hoặc Xbox.
Hà Nội, TP.HCM hiện lên trong game 2 triệu GB của Microsoft Dù có một số chi tiết thể hiện không quá xuất sắc, Flight Simulator 2020 của Microsoft vẫn xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi bởi sự chỉn chu hãng dành cho sản phẩm lần này. Bầu trời TP.HCM ban đêm trong Flight Simulator Nhiều chi tiết vẫn chưa được game thể hiện chi tiết, nhưng nhìn chung đồ họa game vẫn...