Đánh giá Lexar NM620 – SSD tầm trung đáng nâng cấp cho game thủ
Lexar NM620 là chiếc SSD sử dụng kết nối PCIe Gen 3×4 có tốc độ tốt, giá vừa phải rất phù hợp cho game thủ nâng cấp cũng như build dàn máy mới cấu hình tầm trung.
Đối với đại đa phần game thủ thì một chiếc PC tầm trung khoảng 20 – 25 triệu đồng đã là đủ dùng để chiến các game AAA hiện tại trên màn hình full HD. Đặc biệt, trong thời kỳ bão giá card đồ hoạ hiện tại thì rõ ràng tiết kiệm được chút nào để “đắp” vào bộ phận quan trọng nhất kể trên là sự lựa chọn dễ hiểu. Chính vì thế mà một chiếc SSD như Lexar NM620 với mức giá không quá cao, tốc độ tuy kém khá nhiều với các dòng PCIe Gen 4×4 nhưng thực chất là cũng đã đủ dùng.
Lexar NM620 có khá nhiều sự lựa chọn dung lượng cho game thủ tuỳ theo nhu cầu sử dụng thực tế, trải dài từ 256GB – 2TB, phiên bản trong bài viết là 1TB với tốc độ do NSX công bố là 3300MB/s. Thực tế thì mẫu SSD này ở phân khúc trung cấp trong dải sản phẩm của Lexar và dành cho người dùng là các content creator, game thủ trung cấp. Nó nằm dưới dòng NM700 có tốc độ cao hơn một chút.
Thiết kế của Lexar NM620 khá đơn giản với chiếc SSD chuẩn M.2 2280, không hề có dàn tản nhiệt bên ngoài. Dễ dàng nhận ra là sản phẩm chỉ có 1 controller và dàn chip NAND dưới lớp nhãn mà thôi, mặt sau cũng hoàn toàn trắng trơn. Đây vốn là mẫu SSD không sử dụng DRAM làm bộ nhớ đệm nhằm giảm giá thành, vốn khá phổ biến trong thời gian gần đây.
Chiếc SSD này sử dụng controller DM620 của chính Lexar, nhưng thực chất đây là một phiên bản cải biên của IG5216 đến từ hãng Innogrit, controller này có 4 kênh và hỗ trợ chuẩn NVMe 1.4.
Đi sâu hơn, chúng ta sẽ cùng thử nghiệm tốc độ thực tế của Lexar NM620 phiên bản 1TB.
Video đang HOT
Cấu hình thử nghiệm bao gồm mainboard Asus Crosshair VI Hero, CPU Ryzen 7 1700X, RAM Kingston 32GB bus 3200 và card đồ hoạ RTX 2080 Ti.
Đầu tiên sẽ là màn test quen thuộc với phần mềm Crystal Disk Mark:
Chúng ta có được tốc độ đọc ghi tuần tự khá ổn là 3378 MB/s và 2648 MB/s. Tốc độ đọc khá sát với thông số đưa ra từ NSX, còn tốc độ ghi có thấp hơn kha khá so với mốc 3000MB/s được Lexar công bố. Ngoài ra tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên (4K) ở mức ổn với tốc độ 60MB/s và 143MB/s.
Tiếp đó là thử tốc độ load game với phần mềm benchmark của tựa game Final Fantasy XIV Endwalker:
Chúng ta có tốc độ tổng load các màn chơi khi sử dụng Lexar NM620 là hơn 14 giây, mức khá trong các dòng SSD PCIe Gen 3×4.
Về tổng thể, Lexar NM620 là chiếc SSD có tốc độ khá ổn và phù hợp cho các game thủ đang muốn nâng cấp thêm dung lượng cho bộ PC của mình để cài game hoặc những ai muốn build dàn PC tầm trung khoảng 30 triệu đổ lại.
Lẽ dĩ nhiên với nhu cầu cao cấp hơn thì những chiếc SSD PCIe Gen 4 sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn để làm nơi cài phần mềm hay game chính, song Lexar NM620 cũng là một giải pháp hợp lý cho một ổ phụ với những game online, game nhẹ nhàng với mức giá hợp lý.
Vì sao người ta thường lắp quạt trong case sao cho có áp suất dương?
Dù sử dụng PC hàng chục năm, các bạn đã bao giờ nghe thấy thuật ngữ "áp suất dương" khi lắp đặt case máy tính chưa?
Mấy bạn mới tìm hiểu về build PC rất dễ gặp phải thuật ngữ "áp suất dương", đây là trạng thái mà dân chuyên nghiệp thường hướng đến khi lắp quạt, tối ưu luồng khí cho case. Vậy thì "áp suất dương" là gì và vì sao người ta thường hướng đến áp suất dương? Mời các bạn cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Áp suất dương là gì? Làm sao để case có áp suất dương?
Một cái case được gọi là có áp suất dương khi áp suất không khí trong case lớn hơn áp suất không khí bên ngoài. Nói nói cho đầy đủ thì điều kiện để một cái case sẽ đạt được áp suất dương là lưu lượng không khí bị quạt hút vào phải lớn hơn lượng không khí bị quạt thổi ra.
Tuy nhiên cái đó nghe phức tạp nên khó nhớ. Để cho đơn giản hơn thì bạn lắp quạt sao cho số quạt hút khí vào nhiều hơn số quạt thổi khí ra là đạt được áp suất dương rồi (với điều kiện là cùng loại quạt và quay cùng tốc độ nhé).
Ví dụ nhà mình có cái case và mình có 3 cái quạt, mình gắn 2 quạt hút khí vào mặt trước case và cái còn lại thì thổi khí ra ở mặt sau. Đơn giản thế là thùng máy mình có áp suất dương rồi. Ngoài ra bạn còn có thể tăng tốc độ quay của quạt hút khí vào và giảm tốc độ của quạt thổi khí ra để có mức chênh lệch áp suất lớn hơn.
Trái với áp suất dương thì chúng ta cũng có áp suất âm. Đó là khi áp suất trong case nhỏ hơn áp suất bên ngoài, mức lưu lượng khí theo quạt đi vào nhỏ hơn mức bị quạt thổi ra.
Thông tin thêm
Thật ra mức chênh lệch áp suất giữa không khí trong case và ngoài case rất nhỏ.
Mức áp suất chênh lệch tối đa trong case không thể vượt qua mức áp suất tĩnh mà quạt case có thể tạo ra. Trong khi đó một chiếc quạt thuộc hàng khủng như NF-A14 industrialPPC của Noctua cũng chỉ có thể tạo ra áp suất tĩnh khoảng trên 10mm H2O mà thôi, tức là tương đương với 1/1000 áp suất khí quyển (có thể xem như áp suất không khí bên ngoài case).
Từ đó suy ra một cái case gắn quạt NF-A14 industrialPPC không thể có áp suất chênh lệch quá 1/1000 so với áp suất môi trường.
Vì sao lại cần áp suất dương?
Khi áp suất dương thì sẽ đỡ bụi. Lý do là không khí sẽ chỉ vào case theo đường quạt hút và thoát ra theo mọi đường còn lại (ví dụ như khe PCIe và các kẽ hở của case). Đối với các mẫu thùng máy có tấm lọc bụi thì áp suất dương sẽ rất có lợi vì chúng ta có thể ráp một dàn quạt ngay vị trí tấm lọc bụi, ép không khí buộc phải đi qua tấm lọc này trước khi vào bên trong. Từ đó case sẽ lâu bị bẩn hơn, ít phải vệ sinh thường xuyên hơn và từ đó cũng sống thọ hơn. Đây là lý do mà người ta thường lắp quạt sao cho thùng máy có áp suất dương.
Đối với case có áp suất âm thì dù có tấm lọc bụi đi nữa, kiểu gì nó cũng mau bẩn hơn case áp suất dương. Lý do là vì không khí chỉ đi ra theo đường quạt hút và đi vào theo mọi đường khác nên tấm lọc bụi sẽ bị giảm tác dụng đi rất nhiều.
Đối với các mẫu case không có tấm lọc bụi thì mấy bạn cũng không cần quan tâm vụ áp suất âm hay dương gì đâu vì kiểu gì bụi cũng vào. Thay vào đó thì dọn dẹp để nhà cửa ngăn nắp ít bụi sẽ giúp case đỡ bẩn hơn.
Có một mẹo test áp suất case khá đơn giản là bạn có thể bật máy chạy rồi đốt một cây nhang, đưa vào sát chỗ khe PCIe, nếu khói bị hút vào thì là áp suất âm, nếu khói bị thổi ra là áp suất dương.
Một số anh em dân công nghệ có mách nhau là case áp suất âm thì không khí trong case sẽ mát hơn một chút so với case có áp suất dương. Tuy nhiên quan điểm này chỉ đúng khi bạn dùng tản nhiệt nước và cái rad nước chắn ngay đường hút khí thôi nhé. Khi đó thì nếu áp suất case dương, toàn bộ lượng khí muốn vào case của bạn sẽ phải đi qua cái rad nước nên sẽ nóng hơn. Nếu áp suất âm, không khí mát sẽ theo những đường khác vào trong case nên nhìn chung thì sẽ mát hơn.
Đối với case dùng tản khí thì nóng hay không nó phụ thuộc vào việc tốc độ trao đổi khí của case nhanh hay không. Case hút khí mát và thải khí nóng càng nhiều thì không khí trong case sẽ càng mát. Mà không khí càng mát thì tản nhiệt khí trong case làm việc càng hiệu quả, từ đó các linh kiện như CPU, GPU, RAM, SSD, chipset... cũng sẽ mát hơn.
Trên đây là bài viết về áp suất dương trong case PC và một số thông tin thú vị liên quan, hy vọng mấy bạn thấy hữu ích. Cảm ơn các bạn vì đã đọc.
Lexar giới thiệu DRAM HADES dành riêng cho game thủ Lexar vừa ra mắt dòng sản phẩm DRAM cho game thủ mới mang tên Hades. Đây là sản phẩm chào sân của dòng DRAM chơi game từ Lexar trong hành trình mở rộng danh mục của họ. Bộ nhớ máy tính để bàn Lexar Hades RGB DDR4 3600/3200 mới dành cho các game thủ muốn nâng cấp hiệu năng và tăng trải nghiệm...