Đánh giá kết quả làm việc của giám đốc các Sở, ngành
Trong 2 ngày 11-12/4, Sở Nội vụ TP Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả làm việc của người đứng đầu các cơ quan hành chính” bao gồm các Sở, ban ngành và quận huyện.
Hội thảo nhằm hoàn chỉnh nội dung việc đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của người đứng đầu các Sở ban ngành trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Theo ông Đặng Công Ngữ – Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, triển khai việc đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các nghị định của Chính phủ.
Sắp đến, việc đánh giá lãnh đạo sẽ được cấp dưới đánh giá. (Ảnh minh họa)
Trong thời gian qua, UBND TP Đà Nẵng đã triển khai đánh giá kết quả công việc đối với công chức nhưng chưa triển khai đánh giá đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; do vậy việc đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của người đứng đầu là hết sức cần thiết nhằm tạo sự công bằng và đổi mới công tác đánh giá.
Video đang HOT
Đây cũng là nội dung trong lộ trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 theo tinh thần Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, đối tượng áp dụng bao gồm giám đốc Sở, ban ngành thuộc UBND TP được quy định tại Nghị định 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục đích là đánh giá việc thực thi nhiệm vụ của giám đốc các Sở ban ngành nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, việc đánh giá là căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm… và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức; đồng thời cung cấp những phản hồi về việc triển khai nhiệm vụ để thực thi nhiệm vụ được giao trong tời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Theo Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, quy trình đánh giá trải qua 2 bước. Bước 1 là cá nhân tự đánh giá. Bước 2 là đánh giá của Phó Giám đốc Sở ban ngành và của Trưởng các văn phòng chuyên môn thuộc Sở, ban ngành; tiếp đó là đánh của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND TP được phân công trực tiếp chỉ đạo cơ quan, đơn vị.
Thời gian đánh giá mỗi năm một lần. Các cá nhân giám đốc tự đánh giá từ ngày 15-22/12. Thời gian đánh giá của Phó Giám đốc và Trưởng phòng chuyên môn từ 23-27/12. Thời gian đánh giá của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND TP được phân công trực tiếp chỉ đạo cơ quan, đơn vị từ ngày 28/12 đến ngày 10/1 năm sau.
Nhóm tiêu chí để đánh giá. A: Đánh giá các nhiệm vụ đạt được, năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quán lý và điều hành. B: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. C: Tinh thần trách nhiệm, thái độ với công việc, tổ chức, công dân, kết quả phối hợp.
Thang điểm đánh giá với tổng số điểm cao nhất là 100. Tổng số điểm tương ứng với từng nhóm tiêu chí làm cơ sở để phân loại kết quả đánh giá người đứng đầu thành 4 loại. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: trên 90 điểm; hoàn thành tốt nhiệm vụ: 80 điểm đến dưới 90 điểm; hoàn thành nhiệm vụ khá hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: 60 điểm đến dưới 80 điểm.
Trong đó từ 70 điểm đến dưới 80 điểm: hoàn thành khá tốt; từ 60 điểm đến dưới 70 điểm: hoàn thành khá. Chưa hoàn thành nhiệm vụ: dưới 60 điểm. Ngoài những tiêu chí trên thì còn có điểm thưởng và điểm trừ.
Theo Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, việc đánh giá các chủ tịch UBND quận huyện và giám đốc, trưởng các sở ban ngành sẽ được thực hiện trên máy tính do Sở Nội vụ quản lý. Một phần mềm được kết nối để cấp dưới đánh giá cấp trên mà cấp trên không biết ai đánh giá mình đạt hay không đạt, không phải ký tên đóng dấu.
Sở Nội vụ Đà Nẵng cũng cho biết chỉ có bộ phận ở trung tâm quản lý phần mềm ở Sở Nội vụ biết cụ thể cấp dưới nào đánh giá cấp trên. Trường hợp việc đánh giá thang điểm quá thấp hoặc có điều gì bất hợp lý sẽ đối chiếu lại với tình hình thực tế ở địa phương để đảm bảo tính công tâm.
Theo Dantri
Muốn vào Vườn quốc gia Yok Đôn phải đeo thẻ
Đó là quy định được Vườn quốc gia Yok Đôn đưa ra nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng lâm tặc xâm nhập vào vườn khai thác gỗ trái phép.
Chiều 12/4, ông Hoàng Văn Xuân - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn - xác nhận thông tin trên với PV Dân trí, và cho biết hiện Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn đã triển khai cấp được khoảng 400 thẻ cho các hộ dân. Dự kiến vào đầu tháng 5, vườn sẽ triển khai làm khoảng 1.000 thẻ cho người dân ở 2 xã lân cận của vườn là xã Krông Na và xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Việc triển khai đeo thẻ nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc xâm nhập vào vườn khai thác gỗ trái phép.
Ông Hoàng Văn Xuân cho biết thêm, trên thẻ có dán ảnh của người dân, ghi tên tuổi, địa chỉ nơi cư trú của người đó. Khi người dân muốn vào Vườn quốc gia Yok Đôn bất kể với lý do gì đều bắt buộc phải đeo thẻ. Lực lượng kiểm lâm của vườn sẽ mời bất kỳ ai không có thẻ đúng theo mẫu quy định ra khỏi vườn.
"Việc làm thẻ này chúng tôi đã thông qua UBND huyện Buôn Đôn, chính quyền địa phương các xã lân cận và đã được huyện Buôn Đôn tán thành trước khi tiến hành triển khai", ông Xuân nói.
Được biết, Vườn quốc gia Yok Đôn trong thời qua luôn xảy ra các vụ vi phạm lâm luật, lâm tặc ngang nhiên đột nhập vào vườn khai thác gỗ trái phép. Ngoài ra, tình trạng săn bắn động vật trái phép cũng rất khó kiểm soát.
Theo Dantri
Bức thư thiêng dự cảm về sự ra đi của một liệt sĩ "Quảng Trị 11/9/1972. Toàn thể gia đình kính thương! Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng trước khi "đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất"... Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc..." Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn...