Đánh giá gaming phone POCO X3 Pro: hiệu năng vô đối trong phân khúc
Với Snapdragon 860, màn hình 120Hz, pin 5160mAh, có lẽ không phải nói quá nhiều rằng POCO X3 Pro dành cho ai.
Vào tháng 9 năm ngoái, POCO X3 NFC ra mắt tại Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt khá lớn khi sở hữu cấu hình nổi bật nhất phân khúc. Sang đến năm nay, POCO tiếp tục chiến lược đã giúp họ thành công đó là ‘đè bẹp’ mọi đối thủ bằng cấu hình cực mạnh, mạnh hơn nhiều POCO X3 NFC, đó là chiếc POCO X3 Pro.
Hiệu năng tuyệt vời để chơi game
Đây là chiếc máy đầu tiên ra mắt sử dụng vi xử lý Snapdragon 860, đây là thay đổi đáng chú ý nhất nếu so với POCO X3 NFC. Snapdragon 860 thực chất là phiên bản nâng cấp của Snapdragon 855 trong khi đó POCO X3 NFC chỉ sở hữu Snapdragon 732G, vốn là con chip tầm trung. Snapdragon 860 và Snapdragon 855 có cùng tám lõi, cùng tốc độ xung nhịp (2,96GHz), cùng một chip đồ họa, đều xây dựng trên tiến trình 7nm, GPU Adreno 640 đó là những thứ không thể có trên những con chip tầm trung cao cấp nhất. Ngay cả Snapdragon 765G cũng chỉ có Adreno 620. So với Snapdragon 855 , Snapdragon 860 hỗ trợ RAM lên đến 16GB và một số tính năng mới cho camera như chụp đêm cho camera góc siêu rộng, selfie ban đêm và dual video.
Với phần cứng gần như vô đối trong phân khúc, POCO X3 Pro dễ dàng đạt được 445.223 điểm AnTuTu (V8.3.4), 513 điểm đơn nhân và 1851 điểm đa nhấn trong Geekbench 5.
Mortal Kombat.
Tốc chiến.
Khi chơi Mortal Kombat, PUBG Mobile và Tốc chiến, POCO X3 Pro lần lượt đạt được fps là 120, 60 và 60. Trong đó, tốc độ khung hình ổn định nhất thuộc về PUBG Mobile, khá bất ngờ khi đây là tựa game đòi hỏi cấu hình nặng nề nhất thì lại làm tốt nhất, có lẽ là do tối ưu game. Đối với 2 tựa game còn lại, do tính chất của Mortal Kombat là những ván đấu ngắn nên đồ thị không thể hiện quá rõ còn Tốc chiến nói là không ổn định qua đồ thị thôi nhưng khi chơi game không hề có hiện tượng giật lag gì. Khi kết hợp với màn hình 120Hz, cảm giác chơi game trên POCO X3 Pro tiến rất gần với những flagship đầu bảng chạy Snapdragon 870 hay 888 ra mắt năm nay.
Mặc dù khi chơi game, nhiệt độ CPU có thể lên tới hơn 70 độ C nhưng nhiệt độ ở mặt lưng không quá nóng. Điều này tương đối dễ hiểu bởi Snapdragon 860 là con chip 7nm nên nhiệt năng sẽ cao hơn so với chip 5nm nhưng mặt lưng nhựa khiến nhiệt không bị lan quá nhanh, không làm người chơi thấy khó chịu.
Màn hình mượt mà
POCO X3 Pro sở hữu màn hình 6,67 inch, IPS LCD do Samsung sản xuất, độ phân giải Full HD , hỗ trợ HDR10. Chất lượng của màn hình này ở mức khá trong phân khúc, nó thiếu đi sự nổi khối, rực rỡ, màu đen sâu của màn hình AMOLED, độ tương phản và độ sáng cũng không quá xuất sắc. POCO có lẽ đã chọn tấm nền này để bù lại cho tần số quét lên tới 120Hz. Với những ai đang trải nghiệm màn hình 60Hz hoặc 120Hz đây sẽ là khác biệt rất lớn. Mọi tác vụ đều đem đến sự mượt mà đáng ngạc nhiên trong phân khúc. Có lẽ chỉ có POCO X3 Pro và người anh em Redmi Note 10 Pro được sở hữu trang bị này trong phân khúc. Nhưng nếu tinh ý, bạn có thể nhận ra từ lúc màn hình dừng mà lại vuốt nhanh, máy sẽ mất một số thời gian để xử lý, không thích ứng nhanh như flagship nhưng dù sao trải nghiệm này cũng không phải vấn đề quá lớn.
Pin khủng, sạc nhanh
Video đang HOT
Poco X3 Pro sở hữu dung lượng pin lớn 5.160mAh, đây sẽ là nền tảng để người dùng tin tưởng hơn trong việc bật màn hình 120Hz dù biết rằng với tùy chọn này bạn sẽ không thể sử dụng quá 2 ngày được. Thời gian onscreen với những tác vụ cơ bản vào khoảng 8 giờ, tương đương khoảng hơn 1 ngày, một thời lượng khá tốt nếu so với những giá trị chiếc máy này đem lại. Ngoài ra, máy cũng có sạc nhanh 33W tặng kèm trong hộp. Thời gian sạc đầy của POCO X3 Pro không chênh lệch nhiều so với POCO X3 NFC, khoảng hơn 1 giờ.
Một điểm cần lưu ý, ở mặc định, mọi ứng dụng đều được đặt ở chế độ ‘Tiết kiệm pin’ vì vậy những ứng dụng thực sự quan trọng, bạn nên chuyển sang chế độ ‘Không hạn chế’. Về lý thuyết, máy sẽ tìm hiểu ứng dụng nào quan trọng nhất đối với bạn – theo số lượng và số lần sử dụng và sẵn sàng tài nguyên cho ứng dụng đó nhiều hơn nhưng về cơ bản bạn vẫn nên chủ động.
Thiết kế trẻ trung
Trong phân khúc mức giá khoảng 6 triệu đồng, thiết kế trẻ trung của POCO X3 Pro là điều rất dễ hiểu, máy có 3 phiên bản màu là Metal Bronze, Frost Blue và Black, ở đây mình đang có màu Metal Bronze, màu sắc khá mới mẻ năm nay, nhìn lạ mắt. Còn vể tổng thể ngoại hình không có quá nhiều thay đổi so với phiên bản tiền nhiệm POCO X3 NFC. Cụm camera lớn và lô-gô ‘POCO’ cũng lớn không kém. Mặt trước là màn hình đục lỗ, viền tương đối mỏng.
Máy cũng có đầy đủ các cổng kết nối, đối với mình đây là điểm cộng rất lớn, nhất là điều khiển hồng ngoại khi thời tiết nóng bức quay trở lại, việc điều khiển quạt hay điều hòa nhanh chóng rất đã.
Camera đủ tính năng
Poco X3 Pro được trang bị cảm biến chính 48MP, camera góc rộng 8MP, camera macro và đo độ sâu 2MP. Như vậy có thể thấy POCO đã cố gắng để đưa đầy đủ các ống kính phổ biến nhất lên chiếc máy này.
Vốn dĩ trong phân khúc này, chất lượng camera cũng không nên kỳ vọng quá nhiều, ngoài ra POCO cũng không phải nhà sản xuất có thể mạnh về camera. Nhưng nói vậy không có nghĩa là POCO X3 Pro chụp ảnh tệ, những bức ảnh cho ra vẫn rất khá, tổng quan nhìn khá chân thực, tốc độ chụp và lưu nhanh, một số điểm cần cải thiện như dải tương phản động chưa tốt, màu sắc hơi nhạt, chi tiết không quá tốt. Bù lại máy có đầy đủ ống kính, chế độ ban đêm, AI, HDR, chế độ phân thân khá độc đáo.
Đán giá chung
Với mức giá từ 5,5 triệu đồng, POCO X3 Pro là chiếc máy chiến game sướng nhất hiện nay bạn có thể tìm kiếm, có thể màn hình không quá xuất sắc, camera khá tốt nhưng những ai đã nhắm tới POCO X3 Pro, họ biết họ cần gì, sức mạnh và pin là 2 thứ có thể làm lu mờ tất cả.
Chơi game bằng Wifi trên smartphone hay bị giật lag? Thử ngay nối dây mạng như các tuyển thủ chuyên nghiệp
Loại bỏ ngay tình trạng "Thắng bại tại Wifi"!
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thắng bại trong một trận game online, trong đó có trình độ của bạn, khả năng phối hợp của đồng đội và cả sự 'đáng gờm' của team địch đến đâu. Nhưng có một yếu tố còn quan trọng hơn cả, làm nên câu nói huyền thoại "Thắng bại tại Wifi" đó là sự ổn định của đường truyền mạng. Đặc biệt là trên smartphone thì đường truyền mạng sẽ kém hơn so với máy bàn, đơn giản vì sóng Wifi không thể ổn định bằng đường truyền có dây được.
Các tuyển thủ thi đấu trên smartphone nhưng vẫn dùng mạng có dây để đảm bảo sự ổn định
Vậy tại sao bạn không sử dụng luôn mạng có dây để chơi game trên smartphone? Những game thủ mobile Liên Quân, Liên Minh Tốc Chiến hay PUBG đã làm cách này để đảm bảo tính công bằng trong các giải đấu. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, sử dụng các phụ kiện bạn có sẵn hoặc có thể mua với giá rẻ.
Bạn cần những gì?
Cổng OTG này được tặng kèm trong những dòng máy Samsung cũ, và nếu mua ngoài thì cũng chỉ 25.000 vnđ!
Để nối được dây mạng với smartphone, bạn cần một chiếc dongle USB Type-C dành cho Android hoặc Lightning dành cho iPhone ra cổng Ethernet RJ45. Loại này sẽ gọn gàng hơn nhưng thường có giá bán khá đắt, từ 300.000 - 600.000 vnđ. Để giảm chi phí, bạn có thể tách nó ra làm 2 phần bao gồm một đầu chuyển OTG và một đầu USB Type-A - RJ45, cộng tiền mua lại thì vẫn rẻ hơn!
Dongle USB A và RJ45 này cũng được tặng kèm với các máy Asus, nếu mua thì có giá khoảng 184.000 vnđ
Và tất nhiên bạn sẽ cần một sợi dây mạng rồi. Dây mạng thì rẻ khỏi phải nói, một sợi dây hãng Ugreen Cat6 loại dẹt đẹp, bấm đầu sẵn cũng chỉ 50.000 vnđ mà thôi. Chuẩn dây thực ra cũng không quan trọng lắm, điều quan trọng là bạn phải chọn sợi đủ dài để nối được từ modem mạng tới smartphone và cũng có thể là dư thừa thêm 1 chút để 'vung vẩy' trong lúc chơi game.
Sợi dây mạng màu vàng 'huyền thoại' bên trong hộp những chiếc modem, router Wifi
Nối chúng lại với nhau với thứ tự dongle OTG - dongle USB-A - RJ45 - dây mạng
Sau khi đã có đủ những phụ kiện, bạn nối chúng lại với nhau, đầu Type-C hoặc Lightning thì gắn vào smartphone và đầu còn lại vào modem mạng hoặc router Wifi còn thừa cổng Ethernet. Tất nhiên là bạn phải đảm bảo rằng modem hoặc router được đặt gần với nơi ngồi chơi game, không thể nối dây dài khắp phòng hoặc từ phòng khách vào phòng ngủ được.
Trừ khi smartphone của bạn quá cũ cần phải root để nhận được tín hiệu mạng, các smartphone mới đều có thể cắm-là-dùng.
Trên Android chỉ cần hiện lên thông báo này là kết nối đã thành công
Chơi game bằng mạng dây có 2 nhược điểm so với chơi game bằng Wifi. Nếu như dùng dongle chỉ có 1 cổng duy nhất thì bạn sẽ không vừa sạc được máy vừa chơi game, dù sao thì các hãng smartphone cũng không khuyến nghị làm việc này. Thứ 2, bạn không để cầm máy đi khắp nơi được mà phải ngồi cố định ở 1 chỗ, đôi lúc cũng có thể vướng dây mạng vào những thứ để trên bàn. Tuy vậy tôi nhận ra 1 ưu điểm nho nhỏ đó là dongle cắm vào máy sẽ tạo ra 1 điểm tựa tay vững chắc, tránh bị tuột máy khi chơi game.
Kết quả liệu có mỹ mãn?
Trước khi thử nghiệm game với mạng dây, tôi thường sử dụng song song mạng 4G và Wifi của gia đình. Mỗi loại lại có một nhược điểm riêng, mạng 4G sẽ có độ trễ (ping) trung bình cao hơn nhưng vì chỉ mỗi tôi dùng nên không lên xuống thất thường - chậm nhưng ổn định. Mạng Wifi thì độ trễ thấp tuy vậy mỗi khi có người trong nhà tải tệp nặng thì con số này sẽ nhảy loạn lên, khiến nhân vật trong game đang đứng ở chỗ này thì 'teleport' ra chỗ khác, không điều khiển được.
Thử nghiệm ping tới các trang web:
Ping tới trang GenK bằng mạng Wifi, thường có 2 lần nhanh một lần khoảng 60ms
Mạng dây thì con số này luôn luôn ổn định, chỉ dưới 5ms
Mạng có dây vừa có ping trung bình thấp hơn so với mạng 4G, vừa giảm thiểu được tới tối đa hiện tượng thiếu ổn định. Nhờ vậy mà khi chơi game những thao tác điều khiển sẽ không có độ trễ với việc các yếu tố trong game được thực hiện, tôi cảm thấy rất hài lòng!
Google cũng tương tự, kết nối Wifi xuất hiện những lần ping cao trên 100ms
Con số này ở mạng dây ổn định, dưới 30ms
Thử nghiệm trong game:
Chơi game với 4G, ping không bị 'nhảy' nhưng trung bình là cao
Kết nối mạng dây 'cắt' ping xuống còn 1 nửa
Mạng tôi sử dụng là dạng mesh với router nối với smartphone chỉ là node con, tức vẫn có một kết nối không dây tới node chính nên ping trong game chỉ đạt được khoảng 30ms. Nếu như có thể nối được với modem chính thì việc ping giảm xuống 1 chữ số giống như những tuyển thủ đấu giải là điều chắc chắn, nhưng như hiện nay đã là tốt hơn khá nhiều so với Wifi hay 4G rồi. Giờ có lẽ tôi sẽ không thể viện lý do 'mạng lag' trong game nữa, chơi dở thì chỉ là do kỹ năng bản thân mà thôi!
Ưu điểm
- Tốc độ mạng cao hơn, đem lại lợi ích cho cả những lúc tải file nặng
- Đường truyền ổn định, độ trễ thấp hơn
- Dây nối tạo nên 1 điểm tựa tay
- Thực hiện bằng những phụ kiện không quá đắt
Nhược điểm
- Gây vướng víu so với Wifi
- Không thể vừa sạc vừa chơi game được (nếu dùng dongle giá rẻ)
Trên tay Black Shark 4: gaming phone rẻ nhất thế giới có gì? Với mức giá rẻ nhất thị trường gaming phone, Black Shark 4 hứa hẹn sẽ là chiếc máy được game thủ lựa chọn rất nhiều. Ngay từ khi ra mắt, Xiaomi có lẽ đã định vị Black Shark 4 nằm thấp hơn Nubia Red Magic 6 và tất nhiên là cả ROG Phone 5. Đây sẽ là chiếc máy bị loại bỏ những...