Đánh giá game: Chỉ là tương đối!
Bình chọn tựa game hay nhất – đó luôn là chủ đề nóng hổi và không bao giờ tẻ nhạt với các game thủ. Hệt như việc bầu chọn cuốn sách vĩ đại hay bộ phim kinh điển, mỗi người có một ý kiến riêng. Ngay cả khi ngôi vương được xướng lên, người hâm mộ vẫn ấm ức: ban giám khảo không công bằng!
Hãy lấy một ví dụ khác, khi quyết định một tựa game là hay hoặc dở, nhiều người sẽ dựa vào đánh giá của các nhà báo, chuyên gia hay tạp chí về game hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều người khác lại lựa chọn một trò chơi dựa trên sự đánh giá và ảnh hưởng từ bạn bè, hay từ cảm giác và ấn tượng của bản thân về tựa game đó. Bởi vậy, nảy sinh ra khá nhiều tranh cãi về sự hay dở của một tựa game.
Và thế là, xuất hiện những ông vua tự phong trên các diễn đàn. Chắc chắn, bạn sẽ thấy nhiều câu tranh luận và đánh giá kiểu Ocarina of Time là game hay nhất mọi thời đại! – Không, Halo chứ! Có game thủ lại lựa chọn Super Mario bởi “2D, 3D đều tuyệt”. Còn nếu là fan ruột của Sony thì chắc chắn không thể thiếu những cái tên như Final Fantasy VII hay God of War….
Thực tế, danh hiệu game hay nhất chỉ phản ánh tình cảm của một nhóm game thủ dành cho một tựa game nào đó. Sự tán thưởng đôi khi thổi phồng nhóm game thủ sẽ thổi bùng lên thành trào lưu nếu có sự giúp sức của truyền thông.
Grand Theft Auto – một game nổi tiếng và tai tiếng đã đến với người chơi qua báo chí, Internet và đặc biệt là lời rỉ tai của những bạn bè đồng trang lứa. Báo chí cũng góp phần đưa tên tuổi game lan xa khi ngợi ca hết mực (Call of Duty: Modern Warfare 2, Super Mario Galaxy 2…) hoặc khắc họa lên một chân dung quái dị (Kane and Lynch). Ngay cả chê bai cũng có khi là một cách PR tốt (Dark Void, Alpha Protocol…).
Nhưng không phải game nào cũng nổi lên nhờ hiệu ứng đám đông. Có những tựa game đã trở thành biểu tượng. Ý nghĩa của nó không chỉ dừng ở mặt giải trí mà còn thúc đẩy một dòng game, một hệ máy tiến về phía trước. Nó trở thành một cột mốc trong lịch sử game.
Super Mario 64 (1996) có thể không phải là game xuất sắc nhất, cũng chẳng phải là game tuyệt nhất của Nintendo. Nhưng Super Mario 64 đã xuất hiện đúng lúc, đánh dấu bước ngoặt của một tượng đài từ 2D chuyển sang 3D. Trước đó, thế giới đã biết đến anh chàng sửa ống nước. Giờ đây thế giới lại được thấm thía sức sáng tạo của người Nhật, làm mới một tựa game tưởng như không còn gì mới.
Những năm 80, Mario đã cứu cả ngành công nghiệp game Mỹ. Đến giữa thập kỉ 90, một lần nữa anh chàng râu kẽm lại tiên phong củng cố niềm tin của biết bao nhà sản xuất vào “đứa con tinh thần” 3D. Giá trị lớn nhất của Super Mario 64 nằm ở đó.
Halo: Combat Evolved lại là một trường hợp khác. Tựa game này còn lâu mới so sánh được với Halo 3, Halo: ODST hay Halo: Reach, nhưng nó vẫn là một biểu tượng. Thời đó (2003), nhắc đến game bắn súng là người ta chỉ biết tới Half Life, Quake 3 Arena. Halo: Combat Evolved xuất hiện và khai sinh ra một kiểu chơi game mới: chơi game trên Xbox. Chiếc máy màu đen bí ẩn đã ra đời như thế, trong bối cảnh Microsoft mới “chập chững” bước chân vào thế giới console và kho game độc quyền đếm trên đầu ngón tay.
Video đang HOT
Để rồi sau đó, Xbox đã trở thành bệ phóng đưa dòng game Halo trở thành huyền thoại. Halo 2 gắn liền với chế độ chơi online, với dịch vụ Xbox Live. Halo 3 hoàn thành bộ ba trứ danh. ODST mở ra một hướng đi thú vị. Reach là sản phẩm hoàn hảo của tất cả các “đàn anh”. Người chơi vẫn luôn yêu mến Halo bởi tính mới mẻ, khác lạ và chau chuốt.
Nếu cần đề cử thêm một cái tên gieo vào lòng game thủ những xúc cảm sâu lắng, đó chính là Final Fantasy VII. Square Enix đã mang đến một lối kể chuyện khác với những gì phương Tây đã mặc định. Final Fantasy VII chính là sứ giả của dòng game JRPG.
Wii Sport cũng là một tựa game có ảnh hưởng to lớn. Nó dễ chơi và thân thiện. Nếu yêu thích thể thao, bạn sẽ tìm được một trò chơi ưa thích. Wii Sport như một trường thể dục với đủ cả: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, chạy bộ… Lần đầu tiên, ông nội khó tính, bà mẹ chỉ quen nội trợ và cậu nhóc nghịch ngợm cùng hò reo trong trò chơi “bóng nước”. Cũng là lần đầu tiên, các nhà xã hội học bỏ qua cho một tựa game và nhận xét: Wii Sport có tác dụng rèn luyện sức khoẻ!
Thay lời kết
Dĩ nhiên, mỗi người chơi có quyền chọn lựa một tựa game theo những căn cứ khác nhau. Bạn tôi đã chơi đầy đủ các phiên bản Need for Speed. Em gái tôi lại thích chơi Imagine (một game dành cho con gái của Ubisoft). Khi viết những dòng này, đầu ngõ đang vang lên những âm thanh ồn ào và tiếng hò hét. Không nhìn cũng biết các game thủ PES đang tụ tập rồi!
Tôi chợt nghĩ rằng: trong khi PES đang được đánh giá là xuống dốc, tại sao vẫn nhiều người chơi nó như thế? Và bạn có đồng ý với tôi rằng: cần gì phải tranh cãi hơn thua, cứ vui vẻ với tình yêu của mình là được. Bởi vì khi đã yêu, người ta sẵn sàng bỏ qua những khiếm khuyết của nhau. Giống như một câu hát: Tự ta biết riêng mình, và ta biết riêng ta. Vẻ đẹp của game sẽ chỉ hiển lộ trong những tấm lòng hiểu game và yêu game tha thiết.
Theo gamek
Hai "thầy" Paul cùng hành nghề trên iPhone?
Sau thành công rực rỡ tại World Cup 2010, "thầy" Paul lại có dịp thể hiện tài tiên tri với cộng đồng iPhone. Điều thú vị là, có tới 2 "thầy" Paul xuất hiện gần như cùng lúc.
World Cup 2010 đã kết thúc song các hiệu ứng ngoài lề vẫn còn tác động mạnh mẽ đến đời sống của người hâm mộ. Đáng chú ý nhất là chú bạch tuộc Paul - nhà tiên tri có khả năng dự đoán chính xác 100%. Nhiều nơi sẵn sàng trải thảm đỏ để Paul ghé thăm, thậm chí Thủ tướng Tây Ban Nha còn có ý định mua lại chú bạch tuộc này. Nhưng giờ đây, Paul đã trở thành báu vật. Nếu bạn chưa đủ tiền để sang Đức tham quan, có thể tải ngay hai ứng dụng thú vị về chú bạch tuộc này!
Có tới 2 "thầy" Paul trên iPhone. Biết chọn "thầy" nào?
Ask the Paul Oracle
Ask the Paul Oracle là tựa game iPhone khai thác khả năng "tiên tri" của Paul. Nét thú vị là nếu trong World Cup, thầy Paul chỉ chuyên về bóng đá thì trong game này, thầy sẽ mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực của đời sống.
Cách chơi khá đơn giản. Bạn có hai hộp thức ăn và hãy viết tên hai chủ đề mà bạn đang đắn đo vào những chiếc hộp đó. Chẳng hạn, bạn đang băn khoăn không biết nên đi xem phim hay xem kịch, hãy viết "PHIM" và "KỊCH" vào 2 chiếc hộp. Tương tự, bạn có thể tạo ra vô số cặp lựa chọn: PIZZA hay HAMBUGER, BÓNG RỔ hay BÓNG ĐÁ, MỸ LINH hay THANH LAM... Hãy yên tâm, thầy Paul là nhà thông thái có thể "hiểu" được mọi thứ tiếng!
Sau khi đã chắc chắn với 2 lựa chọn, đến lượt thầy Paul "trổ tài". Tùy trường hợp, thầy sẽ đưa ra quyết định nhanh hay chậm. Thời gian lựa chọn là ngẫu nhiên và không có bất cứ sự ưu tiên nào (trên thực tế bạch tuộc Paul thường chọn bên phải). Nếu chưa hài lòng, bạn có thể chơi lại!
Dẫu biết trò chơi chỉ mang tính giải trí và những phán đoán của Paul chỉ là "Gia Cát Dự", nhiều người vẫn thích thú với ứng dụng này. Hiện Ask the Paul Oracle đang được bán trên AppStore với mức giá 0.99$ (tương đương 19.000 VNĐ).
Tên game: Ask the Paul Oracle
Nhà phát triển: uTouch Labs
Nhà phát hành: George Baladi
Thể loại: Phổ thông
Ngày phát hành: 14/7/2010
Nền tảng: iPhone - iPod Touch - iPad
Dung lượng: 2.6 MB
iPaul... The Octopus
Vẫn là chủ đề tài tiên tri của "thánh" Paul, iPaul... The Octopus có một cách tiếp cận khác. Trong game, thầy Paul sẽ chỉ trả lời các câu hỏi dạng "Yes - No". Vì thế, hãy đặt câu hỏi khéo léo để đạt được mục đích của mình.
Ví dụ, bạn đang muốn cầu hôn một cô gái. Có thể đặt lần lượt các câu hỏi: "Thưa thầy, hôm nay là ngày đẹp trời phải không ạ?", tiếp sau là "Con ăn mặc có đẹp không?", "Lời cầu hôn của con sẽ được chấp nhận chứ?", "Cô ấy sẽ đồng ý phải không thầy?"...
Với trí tưởng tượng phong phú, bạn có thể nghĩ ra hàng trăm câu hỏi oái oăm và gây cười. Một điểm khác biệt là để mời được thầy, trước bạn phải lắc iPhone đánh thức cho bọt nước nổi lên. Lúc này thầy Paul mới xuất hiện. Và chờ đến khi thầy cho phép thì mới được "lễ phép" đặt câu hỏi.
Game có âm thanh trong trẻo, cảnh nền sống động với rặng san hô và những đàn cá bơi lội. Hiện iPaul... The Octopus đang được bán với mức giá 1.99$ (tương đương 38.000 VNĐ).
Tên game: iPaul... The Octopus
Nhà phát triển: WebTechies
Nhà phát hành: Tarun Chauhan
Thể loại: Giải đố
Ngày phát hành: 16/7/2010
Nền tảng: iPhone - iPad
Dung lượng: 7.5 MB
Theo gamek
Những tựa game "gây shock" trong lịch sử Ai cũng biết mọi người tìm đến trò chơi điện tử bởi vì họ muốn giải tỏa căng thẳng từ áp lực đời sống hàng ngày. Tuy nhiên có một số game lại gây phẫn nộ cho người chơi thay vì đem lại sự giải trí. Sau đây là danh sách những trò chơi như vậy. Custer's Revenge (1982) Chỉ có thể mô...