Đánh giá đúng để có hướng đi phù hợp
Dự thảo về Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được tập thể UBND TP Hà Nội thảo luận. Việc xây dựng quy hoạch được đánh giá là rất cần thiết, nhưng các ý kiến cho rằng cần phải giải đáp nhiều vấn đề, quan trọng nhất là cần đánh giá đúng để có hướng đi phù hợp…
Để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng cần có những đánh giá đúng nhằm lựa chọn hướng đi phù hợp. Ảnh: Hải Anh
Nhiều khó khăn đặt ra
Hà Nội đã, đang triển khai xây dựng 3 khu công nghệ cao, 16 KCN với diện tích quy hoạch gần 5.250ha. Cùng với đó, thành phố còn có 110 CCN với tổng diện tích quy hoạch hơn 3.000ha.
Theo Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng, thu hút đầu tư thứ phát vào các CCN, nhất là CCN làng nghề rất khó khăn bởi suất đầu tư cao, trong khi các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ở khu vực này có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ. Doanh nghiệp thứ phát phải tự đầu tư hạ tầng như hệ thống điện, sau đó mới bàn giao cho ngành điện quản lý. Việc xây dựng hệ thống nước thải tập trung đang áp dụng nhiều cơ chế tài chính khác nhau nên khó triển khai. Hiện nay tại các KCN thì doanh nghiệp đầu tư hạ tầng phải chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống thu gom nước thải, sau đó tính vào suất đầu tư; trong khi tại CCN do ngân sách hỗ trợ một phần và chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng chịu trách nhiệm một phần. Đặc biệt, thủ tục đăng ký, lựa chọn chủ đầu tư có liên quan đến sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, cản trở công tác thu hút đầu tư vào KCN, CCN.
Giải pháp về chính sách cũng được Sở Công thương đề xuất như cần hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất trong thời gian đầu cho các doanh nghiệp đầu tư vào CCN; ngân sách thành phố hỗ trợ 100% vốn đầu tư xử lý môi trường tại các KCN, CCN. Về chính sách huy động vốn, một số KCN, CCN được ưu tiên đầu tư có thể vay vốn ODA để thực hiện các dự án ngoài hàng rào; nhà đầu tư ứng vốn làm hạ tầng sẽ được một phần nguồn thu công nghiệp để hoàn vốn; các nhà đầu tư nộp tiền thuê đất một lần sẽ được ưu tiên miễn, giảm. Về chính sách đất đai, thành phố điều chỉnh khung giá chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho phù hợp với thực tế; có cơ chế, chính sách hỗ trợ giải quyết chỗ ở cho lao động tại chỗ và lao động thuê nhà dài hạn, tạo quỹ nhà cho người lao động tại KCN, CCN. Trước mắt, bằng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư hạ tầng KCN xây dựng nhà ở cho lao động thuộc phạm vi của mình (miễn tiền thuê đất, cho vay ưu đãi…).
Phải rõ giải pháp và cơ chế
Cho ý kiến về dự thảo Quy hoạch phát triển KCN, CCN TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, nhiều thành viên UBND thành phố khẳng định, quy hoạch này rất cần thiết. Tuy nhiên, dự thảo vẫn còn thiếu phần đánh giá tổng thể hơn 20 năm phát triển các KCN, CCN thế nào; Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ gì? Từ đó, Sở Công thương, Sở KH-ĐT phải tham mưu đưa ra hoạch định theo hướng nào? Chính sách nào cần ưu tiên và đã lồng ghép việc sử dụng đất đai trong chính sách khuyến khích đầu tư chưa?… Dự thảo cũng chưa đưa ra mô hình quản lý KCN, CCN phù hợp với đặc thù của Hà Nội…
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thành phố đã giao Sở Công thương chủ trì thực hiện quy hoạch này cách đây 7 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, bởi liên quan đến điều chỉnh theo Quy hoạch chung Thủ đô. Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND thành phố, Sở KH-ĐT, Sở Công thương cần rà soát lại, hoàn thiện cho phù hợp.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, phải xây dựng được quy hoạch KCN, CCN, từ đó mới giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề. Tuy nhiên, dù Sở Công thương đã bám vào Quy hoạch chung Thủ đô, song vẫn còn một số nội dung chưa rõ ràng, cần phải lưu ý như: Đánh giá lại tình hình phát triển KCN, CCN trên địa bàn thành phố thời gian qua, những vấn đề gì đặc thù đã áp dụng… Trong văn bản quy hoạch, cần dành một phần xứng đáng cho thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể. Vấn đề quan trọng nữa là hạ tầng đi theo phục vụ phát triển công nghiệp lại chưa được đề cập cụ thể trong dự thảo quy hoạch như nhà ở xã hội, nhà công nhân… Việc ăn, ở của người lao động là điều kiện bắt buộc, bởi thu hút đầu tư nước ngoài, nếu không bảo đảm đủ hạ tầng, dù sản phẩm của công nhân làm ra có chất lượng vẫn bị họ đánh giá thấp. Đặc biệt, trong ưu đãi về đất, chưa phân rõ KCN sạch, KCN cao, CCN làng nghề thì được ưu đãi những gì?
Để tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, CCN, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở KH-ĐT bổ sung, hoàn thiện dự thảo Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trên địa bàn Hà Nội. Đây là yếu tố quan trọng, giúp thống nhất trong thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư vào thành phố, nhất là các đối tác lớn, nhiều nguồn lực, bởi vậy quy chế cần rõ ràng, cụ thể từng bước quy trình, thủ tục…
Dự thảo quy hoạch đề xuất, giai đoạn đến năm 2020, toàn thành phố duy trì hoạt động, hoàn thiện 3 khu công nghệ cao, 16 KCN đang triển khai và 119 CCN (so với trước sẽ loại ra khỏi quy hoạch 41 CCN và bổ sung mới 50 CCN). Giai đoạn 2021 đến 2030, Hà Nội cần đầu tư đồng bộ hạ tầng, phấn đấu thu hút đầu tư lấp đầy 119 CCN đã được xây dựng trong giai đoạn 2016-2020; mở rộng 4 CCN đang xây dựng; thành lập mới 18 CCN. Như vậy, đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 137 CCN.
Theo_Hà Nội Mới
Bé gái chết giữa sân: Nghi phạm được đánh giá thông minh
Nghi phạm sát hại bé gái 11 tuổi ở Hải Phòng đã bị bắt giữ, nghi phạm này cũng được đánh giá thông minh.
Vụ án cháu N, 11 tuổi ở thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng chết giữa sân, không mặc quần khiến dư luận bức xúc.
Thông tin từ phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP Hải Phòng cho biết: Nghi can của vụ án bé gái 11 tuổi bị sát hại ngay ở sân nhà vào tối ngày 14/5 là Bùi Việt Cường (SN 1998, trú tại thôn Thanh Trì, Kiến Thiết, Tiên Lãng, Hải Phòng). Cường là người câm điếc bẩm sinh.
Tại cơ quan công an, bước đầu Cường đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Theo đó, một ngày trước thời điểm xảy ra án mạng, Cường đến chơi tại nhà nạn nhân N.T.N. (SN 2005, trú cùng thôn với Cường).
Kéo khoảng 8m phi tang nhưng đuối sức nên bỏ
Tại đây, N. ném vật gì đó khiến bụi bay vào mắt trái của Cường, hai bên xảy ra cãi vã, Cường bỏ về.
Khoảng 21 giờ ngày 14/5, do cổng nhà N. đã khóa, Cường trèo tường vào nhà N. để nói chuyện thì bị N. đuổi về. Tức giận, Cường cầm gạch lao vào N. đập 3 nhát vào vùng đầu, ngay trong nhà nạn nhân.
Sau khi gây án, Cường lôi xác N. ra sân, định bụng vác xác qua tường rào (cao 1.35m) để phi tang xác N. trong ngôi nhà bỏ hoang bên cạnh.
Nhưng Cường kéo nạn nhân được khoảng 8m thì đuối sức nên bỏ nạn nhân ngay tại sân rồi trèo tường tẩu thoát. Cơ quan công an khẳng định, đã đủ cơ sở bước đầu khẳng định, nạn nhân N. không bị xâm hại tình dục.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ việc đau lòng
"Cường khai, sau khi sát hại nạn nhân, tay Cường bị chảy máu, định rửa tay nhưng không tìm thấy nước nên Cường đã cởi quần của nạn nhân để lau. Lời khai phù hợp với hiện trường vụ án", đại tá Thắng cho biết.
Về nhân thân, đối tượng Cường từng theo học trường khiếm thính Hải Phòng, được đánh giá thông minh, nghịch ngợm.
Vào năm 2013, khi còn đang theo học, Cường đã cùng hai bạn học khác đã đột nhập nhà dân, lấy trộm mấy chục nghìn đồng; đã bị công an phường Cát Bi, Q. Hải An, Hải Phòng làm rõ, cảnh cáo. Đến năm 2015, Cường nghỉ học, đi làm.
Nghi phạm vô tư, không có biểu hiện lo sợ
Đại diện công an Hải Phòng cũng cho biết, đã lấy lời khai của hơn 30 người tình nghi, trong đó có Cường.
"Trong nhiều ngày, khi công an triệu tập ra UBND xã lấy lời khai, mọi người bị tình nghi đều chấp hành khá tốt. Ngay cả Cường, phía công an không phải trực tiếp đến nhà. Khi cần chúng tôi nhắn người gọi, Cường lại đạp xe ra xã...", Đại tá Lê Hồng Thắng , Trưởng phòng PC45, công an Hải Phòng thông tin.
Đại tá Lê Hồng Thắng
Đối tượng sau khi gây án vẫn rất vô tư và không có ý thức là mình đã vi phạm pháp luật. "Ngay cả khi khai nhận hành vi gây án, Cường tỏ ra khá vô tư, không có biểu hiện lo sợ của tội phạm thông thường", ông Thắng chia sẻ xung quanh vụ án mạng.
Như thông tin trước đó, tối 14/5, vợ chồng ông N.VT. (40 tuổi, thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng) sang nhà người thân cùng xóm làm thuốc lào giúp.
Đến khoảng 21h30, vợ chồng ông T. về đến nhà thì phát hiện cháu N nằm chết giữa sân, không mặc quần, xung quanh máu me bê bết, có dấu hiệu bị xâm hại.
Tại hiện trường, có dấu chân in trên bức tường bao cao khoảng 1,4m trước cửa nhà, vết máu vương từ buồng ngủ ra sân.
Chị Đ.T.Y - hàng xóm sát nhà cháu N kinh hoàng kể lại: Khoảng gần 10 giờ tối ngày 14/5, chị Y đang ngồi xem tivi thì bất ngờ nghe tiếng kêu cứu thất thanh của mẹ cháu.
Chị vội chạy sang nhà thì chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng: "Cháu nằm bất động trên vũng máu ở sân, trên đầu có một vết thương lớn máu vẫn đang chảy.
Cháu N chết trong tình trạng không mặc quần, còn áo vẫn mặc, quan sát thấy từ trong nhà của cháu N đến khoảng sân chỗ cháu N chết có vệt máu lớn chạy dài".
Hồng Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực Báo cáo của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương đưa ra tại Khóa họp đánh giá kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực, dự kiến năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6,9%, cao hơn mức 6,7% năm 2015. Khoá họp lần thứ 72 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu...