Đánh giá công tác phòng chống tham nhũng năm 2017
Thanh tra Chính phủ đang tổ chức hội nghị tập huấn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2017.
(Ảnh minh hoạ)
Theo kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở kết quả của năm 2016 sẽ tiếp tục triển khai thí điểm áp dụng Bộ công cụ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại UBND các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2017 nhằm hoàn thiện bộ chỉ số, phục vụ việc xây dựng quy định đối với đánh giá công tác phòng chống tham nhũng.
Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2017 được Thanh tra Chính phủ ban hành mới đây có tổng thang điểm 100 với 4 nội dung đánh giá.
Chỉ số đầu tiên là Quản lý nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng (20 điểm), bao gồm đánh giá các nội dung: Lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng chống tham nhũng; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế – xã hội để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng…). 3 chỉ số còn lại là Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa (30 điểm); Phát hiện các hành vi tham nhũng (25 điểm) và Xử lý các hành vi tham nhũng (25 điểm).
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam, thông qua việc đánh giá sẽ tăng cường phối hợp công tác giữa Thanh tra Chính phủ và UBND cấp tỉnh về công tác phòng chống tham nhũng trên cơ sở phối hợp đánh giá, chia sẻ và nhân rộng những thực tiễn tốt, hỗ trợ các hoạt động trong công tác này. Đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng thông tin, báo cáo công tác và từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác phòng chống tham nhũng.
Trước đó, báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp tỉnh năm 2016 chỉ đạt được 58,11% yêu cầu. Điều này cho thấy còn có khoảng cách rất xa để đáp ứng được mục tiêu phi tham nhũng mà Đảng, Chính phủ cũng như người dân đã đề ra.
Thanh tra Chính phủ nhận định, điểm công tác phòng chống tham nhũng giữa các địa phương không đồng đều và có khoảng cách khá xa.
Video đang HOT
“Khoảng cách điểm giữa các tỉnh phân tán cho thấy rằng cần phải có sự quan tâm thực sự tới công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp tỉnh với chính sách có phân loại và một chương trình hỗ trợ thỏa đáng từ Trung ương”- báo cáo của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Trên cả nước, tỷ lệ xác minh tài sản thu nhập đối với tổng số bản kê khai trong cả nước là 0,057% tức là cứ 12.000 người thực hiện kê khai chỉ có 6 người được xác minh tài sản thu nhập. Việc triển khai, thực hiện xác minh còn bị động, thủ công, thiếu thống nhất, lãng phí nguồn lực cho cả các cơ quan quản lý công tác kê khai cũng như người có nghĩa vụ phải kê khai, trong khi đó việc kê khai tài sản thu nhập chưa giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được tính trung thực của bản kê khai.
Mới đây nhất, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng trong khu vực công. Trong đó, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu.
Tổ chức này cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, củng cố và xây dựng các thể chế hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình và có sự tham gia của toàn xã hội.
Theo Dantri
Trị "dịch" tham nhũng, chưa bốc được thuốc đặc hiệu, sao còn pha loãng ra?
"Tham nhũng như một dịch bệnh, cần bốc thuốc đúng liều, cho thuốc đặc hiệu mà lại cứ pha loãng ra thì không ăn thua. Nếu cứ làm tràn lan thì cuối cùng chính con cá to ta lại không bắt mà chỉ tóm được cá nhỏ" - đại biểu Dương Trung Quốc tham gia ý kiến trong phiên thảo luận sửa luật phòng chống tham nhũng.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng giơ biển xin tranh luận tại phiên thảo luận
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) băn khoăn về việc mở rộng phạm vi phòng chống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước. Theo ông Nhưỡng, tội phạm tham nhũng đòi hòi chủ thể đặc biệt, một chủ thể có thể phạm tội đưa hối lộ thì cũng không thể gọi là đồng phạm của tham nhũng được.
Vì vậy, mở rộng đối tượng điều chỉnh ra cả khu vực tư, theo ông Nhưỡng tính khả thi của quy định không đảm bảo vì sẽ có mâu thuẫn khi một mặt đặt vấn đề thu hẹp đối tượng kê khai tài sản để thực hiện một cách có thực chất nhưng mặt khác lại đối tượng cần kiểm soát tham nhũng lại mở ra rất rộng.
"Tôi tán thành quan điểm cần cắt đường dây kết nối giữa khu vực trong và ngoài nhà nước nhưng không có nghĩa ta chỉ sử dụng một con dao duy nhất là luật Phòng chống tham nhũng để cắt sợi dây này. Công cụ cần thiết nhất là kiểm soát kê khai tài sản của cán bộ ngay từ khi bắt đầu bước vào ngạch công chức trở đi" - ông Nhưỡng khuyến cáo.
Tán thành ý kiến của ông Nhưỡng, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cho rằng, việc mở rộng có thể dẫn đến nhầm lẫn về chủ thể tham nhũng.
Ông Chiến phân tích, 12 hành vi tham nhũng được liệt kê trong luật đều ở khu vực nhà nước. Còn ở nội dung mở rộng đối tượng ra khu vực tư, các quy định chỉ được thiết kế như... khẩu hiệu chứ không mang tính chất chế tài.
Liên hệ cách đặt vấn đề này với quy định giới hạn lại đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản là những cán bộ, công chức có hệ số lương 7.0 trở lên, ông Chiến e ngại: "Tham nhũng lớn thì gây hệ quả nghiêm trọng với xã hội nhưng tham nhũng vặt thì tạo ra sự bất an trong xã hội, không thể không phòng chống. Vậy thì việc mở rộng công tác phòng chống tham nhũng nên mở ngay trong khu vực nhà nước chứ không phải thu hẹp diện kiểm soát ở khu vực này để mở ra khu vực tư".
Ngược lại quan điểm này, đại biểu Hoàng Quang Hàm lại thống nhất với chủ trương mở rộng hoạt động phòng chống tham nhũng sang khu vực tư. Ông Hàm đánh giá, đây là điểm nổi bật của luật lần này, thể hiện sự đổi mới tư duy trong việc bảo vệ quyền của người dân, của cộng đồng trong nền kinh tế thị trường.
Ông Hàm cho rằng, vụ lợi trong khu vực tư cũng nghiêm trọng không kém gì khu vực công, thậm chí gây lũng đoạn hoạt động của nhà nước. Ông dẫn chứng, Việt Nam đã có nhiều vụ việc kiểu này, như ở Cty cho thuê tài chính ALC II.
Việc mở rộng, theo dự thảo luật, cũng chỉ ở 4 nhóm đối tượng như các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, ông Hàm lập luận là không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực tư.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cũng tán thành việc mở rộng. Ông Nghĩa lập luận, hiện có sự thông nhau giữa khu vực công và tư và nhiều cán bộ thực hiện việc tham nhũng qua khu vực tư. Ví dụ như hiện tượng gửi giá, chỉ định hợp đồng, gói thầu để nhận tiền "lại quả" từ doanh nghiệp tư. Cách đặt vấn đề của cơ quan soạn thảo luật, theo ông Nghĩa là đúng hướng.
Không bắt cá to, chỉ tóm cá nhỏ
Tiếp tục tranh luận về kiểm soát tài sản, thu nhập, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) đặt vấn đề, người sở hữu tài sản bất minh có nên coi là tài sản tham nhũng và trao quyền cho cơ quan chức năng truy lùng đến cùng nguồn gốc của các loại tài sản không?
Theo ông Sơn, để việc xác lập, chuyển nhượng quyền sở hữu với tài sản bất minh mà không truy xét chính là tạo nơi trú ẩn tốt nhất cho tội phạm tham nhũng cất giấu tài sản. Ông Sơn thống nhất quan điểm buộc nghĩa vụ chứng minh tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Nếu không chứng minh được nguồn gốc minh bạch của tài sản, xã hội sẽ coi đó là tài sản bất hợp pháp và nhà nước sẽ nhân danh xã hội để tịch thu.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa nhất trí về quy định xử lý với tài sản bất minh. Theo ông, nguyên lý chung đặt ra là mọi công dân đều có quyền sở hữu tài sản hợp pháp đồng nghĩa với việc mỗi người phải có nghĩa vụ chứng minh tài sản của mình là minh bạch, nếu không cục thuế có thể vào cuộc xác minh và tiến hành tịch thu, theo mô hình Thái Lan đang áp dụng hiện nay.
Khác quan điểm này, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) tranh luận: "Tài sản là bất minh, do đi buôn lậu chẳng hạn thì sao gọi là tài sản tham nhũng được. Nếu cứ làm tràn lan như này thì cuối cùng chính con cá to ta lại không bắt mà chỉ tóm được cá nhỏ".
Ông Quốc cho rằng vẫn chỉ nên tập trung việc kiểm soát tài sản, thu nhập với những người giữ chức vụ thôi.
"Tham nhũng đã như một dịch bệnh, cần bốc thuốc đúng liều, cho thuốc đặc hiệu mà lại chứ pha loãng ra như này thì không ăn thua. Minh bạch tài sản là cần thiết cho xã hội hiện đại nhưng phải làm từng bước, trước hết là xác định hành động nào làm phương hại đến công quỹ, tài sản quốc gia" - đại biểu nói.
Nhìn từ khía cạnh pháp lý, luật sư Nguyễn Chiến cảnh báo, suy đoán kiểu... có tội để xử lý tài sản không minh bạch, không cần biết tài sản đó có do tham nhũng hay không sẽ là quy định không phù hợp hiến pháp.
P.Thảo
Theo Dantri
Sáng mai công bố toàn văn kết luận thanh tra Mobifone mua AVG Nguồn tin của PV Dân trí khẳng định, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam sẽ chủ trì buổi công bố toàn văn kết luận thanh tra dự án Mobifone mua 95% cổ phần AVG vào sáng mai 23/3 tại trụ sở cơ quan này. "Việc tổ chức công bố toàn văn kết luận thanh tra dự án Mobifone mua AVG...