Đánh giá công chức để cho thôi việc người làm kém hiệu quả
Bộ Nội vụ vừa gửi các Bộ ngành, UBND tỉnh thành văn bản đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2014. Căn cứ kết quả đánh giá, các đơn vị liên quan sẽ có kế hoạch quy hoạch, bổ nhiệm, cũng như giải quyết thôi việc người không đạt yêu cầu.
Cụ thể, văn bản đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2014, của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn ký gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thái độ phục vụ nhân dân là một trong những nội dung đánh giá công chức
Nội dung đánh giá cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Nội vụ chỉ rõ về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và đặc biệt là thái độ phục vụ nhân dân…
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức sẽ là người đánh giá cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền, đồng thời chịu trách nhiệm kết quả đánh giá.
Viên chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác. Tập thể nơi viên chức quản lý làm việc tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá, quyết định xếp loại và thông báo đến viên chức.
Video đang HOT
Bộ Nội vụ đề nghị người đứng đầu cơ quan, qua đánh giá phải phân biệt được những người làm tốt, tận tụy, trách nhiệm có hiệu quả với những người làm việc thiếu trách nhiệm, không hiệu quả, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Từ đó, làm cơ sở để thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bố trí sử dụng đối với công chức, viên chức.
Đối với những công chức, viên chức chất lượng làm việc kém có thể bố trí công tác khác, xử lý kỷ luật hoặc đưa vào diện tinh giản biên chế, giải quyết thôi việc. Đồng thời cũng phải thực hiện khen thưởng, tôn vinh và đãi ngộ đối với những công chức, viên chức có thành tích trong thực thi công vụ.
Quang Phong
Theo Dantri
Kê khai tài sản là biện pháp chống tham nhũng kém hiệu quả nhất
Gần một triệu người kê khai tài sản nhưng chỉ có 5 người phải xác minh xử lý, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ khẳng định con số này là thiếu trung thực và cho rằng việc kê khai tài sản là biện pháp kém hiệu quả nhất trong phòng chống tham nhũng.
Đây là một trong số những nội dung được đề cập nhiều trong buổi họp báo quý III được Thanh tra Chính Phủ tổ chức vào sáng 23/10 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của TTCP, năm 2013 có hơn 944.400 người đã kê khai tài sản thu nhập. Số người chậm kê khai tài sản thu nhập trong năm là 6900 người. Có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản thu nhập, trong đó có một người bị xử lý kỷ luật. Ảnh: Bá Đô
Lý giải về con số gần một triệu người kê khai tài sản trong năm qua nhưng chỉ có 5 người bị xác minh và một người bị xử lý vì thiếu trung thực, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đây là một trong những nhóm giải pháp của Chính phủ để nhằm phòng ngừa, đấu tranh phát hiện tham nhũng, "tuy nhiên kết quả trên đã cho thấy sự thiếu trung thực và không chính xác".
Theo rà soát, đánh giá toàn diện việc phòng ngừa tham nhũng của Thanh tra Chính phủ, kê khai tài sản đang đứng ở nhóm thứ 3, tức là "nhóm kém hiệu quả nhất trong 3 nhóm phòng chống tham nhũng", vị phó Cục trưởng nhấn mạnh.
Còn Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho rằng việc kê khai tài sản không phải là vấn đề mới, những năm trước đây trong lý lịch kê khai của công chức đã có mục hoàn cảnh kinh tế (tức là kê khai tài sản) tuy nhiên đến năm 1998 mới có quy định rõ hơn đối tượng kê khai. Gần đây, đã tiến thêm một bước nữa là từ kê khai đến xác minh có điều kiện, rồi phải công khai bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai ở cơ quan công tác. "Tuy vậy đến nay việc kê khai tài sản này mang lại hiệu quả rất thấp nhất trong việc phòng ngừa, phát hiện và chống tham nhũng", ông Lượng nói.
Sở dĩ kê khai kém hiệu quả, theo ông Lượng phân tích là do việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Vẫn còn cán bộ, lãnh đạo chủ chốt, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp vẫn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống.
Ông Trần Đức Lượng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng việc kê khai tài sản hiện nay là giải pháp kém hiệu quả nhất trong việc phòng chống tham nhũng. Ảnh:Bá Đô.
Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan tổ chức đơn vị còn hình thức; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.
Cũng trong buổi họp báo, Thanh tra Chính phủ công bố số liệu về những vụ phát hiện hành vi liên quan đến tham nhũng. Cụ thể, trong quý III, Thanh tra đã phát hiện 6 vụ, 12 người có hành vi liên quan đến tham nhũng gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 1,3 tỷ đồng (đã thu hồi hơn 1,3 tỷ đạt 96,8%).
Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước phát hiện 4 vụ, 8 người có hành vi liên quan đến tham nhũng. Còn qua công tác tự kiểm tra nội bộ, các cơ quan nhà nước đã phát hiện 2 vụ, 2 người có hành vi liên quan đến tham nhũng, chuyển cơ quan điều tra 182 vụ, 577 bị can.
Trong quý III, Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc thực hiện 14 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, thu hồi 598/963 tỷ đồng (đạt 63,8%), đôn đốc xử lý hành chính 30 tổ chức, 65 cá nhân; thực hiện chức năng giám sát; thẩm định đối với các cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành.
Bá Đô
Theo VNE
Buộc thôi việc cán bộ Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ Chiều 15/9, nguồn tin từ Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết, lãnh đạo Sở này vừa ký quyết định buộc thôi việc đối với ông Trần Ngọc Phi Long - Phó phòng Hợp tác quốc tế Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ. Sở Ngoại vụ Cần Thơ, nơi ông Long từng công tác Nguồn tin này cũng cho biết, ông Trần...