Đánh giá Colorful GeForce RTX 2060 6G V2: Trải nghiệm tương lai với mức giá trong tầm tay
Vào tháng 8 năm ngoái, Nvidia đã chính thức cho ra mắt thế hệ card đồ họa GeForce 20 Series dựa trên nền tảng Turing 12nm hoàn toàn mới.
Công nghệ nổi bật nhất trên thế hệ card đồ họa này chính là Ray Tracing – dò tia theo thời gian thực. Sơ qua một chút về Ray Tracing, Đây là một kĩ thuật dựng (render) ánh sáng bằng cách truy theo các tia sáng (trace có nghĩa là đuổi theo, ray là các tia sáng). Bạn có thể tưởng tượng kĩ thuật này giống như cách bạn nhìn lên mặt trời, theo dõi các tia sáng của nó chiếu đi đâu, chiếu vào vật thể nào và cách nó đánh sáng lên những vật xung quanh.
Là sản phẩm thuộc dòng “em út” của thế hệ card đồ họa RTX của Nvidia, Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 rất phù hợp với những game thủ phổ thông từng bị GTX 1060 “mê hoặc”: hiệu năng đủ sức “cân” mọi tựa game mới ở độ phân giải Full-HD, có đầy đủ những công nghệ mới như Ray Tracing hay DLSS nhưng vẫn giữ được mức giá nằm trong tầm tay.
Kỹ thuật Ray Tracing dựng lại quy trình đó nhưng trong môi trường số bằng cách tính toán ngược từ camera, tức góc nhìn của người chơi, quay về nguồn sáng. Nói cách khác, Ray Tracing theo dõi các ánh sáng được hấp thụ, phản chiếu, tán xạ và phân tán bởi từng đối tượng trong môi trường, và nó không chỉ áp dụng với một luồng sáng từ mặt trời mà với mọi nguồn sáng khác nhau.
Kỹ thuật này sẽ cho ra hình ảnh đúng với nguyên tắc vật lý và sẽ thật nhất có thể và khi kết hợp với nhiều hiệu ứng hậu kỳ khác, hình ảnh đạt được sẽ gần như không thể phân biệt giữa thực và ảo. Ưu điểm của Ray-tracing khá rõ ràng, nhưng nhược điểm là chiếm dụng tài nguyên rất lớn, và trước đây, không có cách nào để chạy Ray-tracing theo thời gian thực mà luôn phải dựng sẵn (pre-rendered).
Nhân vật chính trong bài viết lần này của VnReview là chiếc RTX 2060 6G V2 của Colorful, một thương hiệu khá nổi tiếng tại Trung Quốc nhưng có thể vẫn còn lạ lẫm với game thủ Việt Nam. Sản phẩm hiện có giá niêm yết là 9,5 triệu đồng.
Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ
Chưa bàn đến thiết kế, hộp của chiếc Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 có thiết kế rất đơn giản, thậm chí còn không có hình ảnh sản phẩm ở mặt trước như nhiều thương hiệu khác. Ví dụ trong trường hợp, bạn đang muốn mua một chiếc card đồ họa mới và bạn đến một cửa hàng nào đó với rất nhiều lựa chọn, việc không nhìn thấy được thiết kế của sản phẩm từ ngay bên ngoài sẽ là một bất lợi lớn cho sản phẩm đó.
Thuộc dòng flagship RTX của Nvidia nên RTX 2060 6G V2 có đầy đủ những công nghệ mới “xịn xò” nhất hiện nay như dò tia (Ray Tracing) thời gian thực và khử răng cưa DLSS (Deep Learning Super Sampling). Trên hộp cũng có thông tin về cấu hình tối thiểu để card có thể hoạt động, gồm hệ điều hành Windows 7 hoặc Windows 10 64 bit, bộ nguồn công suất tối thiểu 500W với nguồn phụ một đầu 8-pin.
Tổng quan thiết kế, RTX 2060 6G V2 không quá hầm hố như những sản phẩm đến từ MSI hay Asus mà tinh giản với mặt nạ tông màu đen “phẩy” thêm nét đỏ quen thuộc của Colorful. Chiếc card đồ họa này có 2 quạt tản nhiệt nhưng gọn nhẹ, có thể lắp vừa những case cỡ trung (mid-tower) hay mini-ATX nhỏ hơn. Cánh quạt được thiết kế theo dạng phổ thông chứ không phải khí động học như chiếc MSI GTX 1660 Gaming X mà người viết từng đánh giá. Phía trên cánh quạt là logo rồng của Colorful trông cũng khá đẹp mắt.
Bên dưới hai cánh quạt này là cấu trúc lá tản nhiệt với ba ống tản nhiệt cỡ lớn. Về thẩm mỹ, cá nhân người viết không thích cách Colorful thiết kế những ống tản nhiệt này cho lắm, vì trông chúng hơi thô và kém tinh tế. Đặc biệt, có một ống tản nhiệt chìa hẳn ra ngoài phần thân card chẳng vì một lý do gì cả. Về hiệu quả tản nhiệt, người viết sẽ đề cập ở phần sau của bài viết này.
Nói về card đồ họa phân khúc flagship, ốp lưng hay backplate là thứ không thể thiếu, và RTX 2060 6G V2 cũng không phải ngoại lệ. Chỉ có dòng chữ Colorful màu đỏ nổi bật, ốp lưng của chiếc card này còn tạo điểm nhấn với những dải lỗ tản nhiệt lớn. Tuy nhiên, theo người viết thì mục đích của ốp lưng chủ yếu là để bảo vệ cho mặt lưng của card và để trang chí là chính, chứ hiệu quả tản nhiệt là không nhiều.
Phía trên sản phẩm là dòng chữ GeForce RTX rất “to và dõng dạc”, bên cạnh là dòng chữ Colorful nhỏ hơn. Khi mở hộp, tôi đã hy vọng sản phẩm ít nhất sẽ có đèn LED tại dòng chữ GeForce RTX này, nhưng không. Chiếc card này không hề có đèn LED, một thiếu sót đáng tiếc trong “kỷ nguyên RGB”, nhiều khả năng là để tiết kiệm chi phí đến mức tối đa. Ở đây bạn cũng có thể thấy hệ thống tản nhiệt “hầm hố” của chiếc card, cùng cổng cắm nguồn phụ 8 pin.
Về cổng kết nối, RTX 2060 6G V2 vẫn giữ lại cho mình cổng DVI cũ kỹ, bên cạnh đó là một cổng DisplayPort v1.4 và một cổng HDMI 2.0b, không hỗ trợ NVLink hay VirtualLink.
RTX 2060 6G V2 cũng có phần mềm tùy chỉnh với tên gọi iGameZone II. Phần mềm này có giao diện đậm chất game thủ, tuy không trực quan cho lắm nhưng vẫn đủ dễ hiểu để sử dụng. Ở đây bạn có thể theo dõi trạng thái của chiếc card như nhiệt độ, số vòng xoay, xung nhịp, cũng như điều chỉnh chúng với 3 profile cài sẵn Silent (yên lặng), Game và Tăng tốc (Turbo).
Hiệu năng “cân” mọi game, vận hành mát mẻ
Để kiểm tra hiệu năng của Colorful GeForce RTX 2060 6G V2, VnReview sử dụng hệ thống gồm:
CPU: Intel Core i5-8400
Card màn hình: MSI GeForce GTX 1660 Gaming X
Bo mạch chủ: Asus ROG Strix B360-G Gaming
RAM: Corsair Vengeance Pro RGB DDR4-2666 16GB
Lưu trữ: Colorful SL500 1TB
Nguồn: Antec EDGE750 80 Plus Gold
Tản nhiệt: Corsair Hydro H100i RGB Platinum SE
Case: Vitra NEFERTITI X9
OS: Windows 10 1903 64 bit
Driver: 430.86
Benchmark hiệu năng
3D Mark
- Fire Strike: Bài Benchmark DirectX 11 giả lập chơi game độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel)
- Fire Strike Extreme: Bài Benchmark Directx 11 giả lập chơi game độ phân giải 2K (2560 x 1440 pixel)
- Time Spy: Bài Benchmark DirectX 12 giả lập chơi game độ phân giải 2K (2560 x 1440 pixel)
Unigine Valley: Đo khả năng xử lý đồ họa ở các cảnh với nhiều hiệu ứng khác nhau
Unigine Superposition: Đo khả năng xử lý ở mức tối đa của toàn bộ phần cứng PC (CPU, card đồ họa, tản nhiệt,…)
Gaming
- Battlefield V
- Far Cry 5
- Final Fantasy XV
- Hitman 2
- Metro: Exodus
Các bài test khác
- Điện năng tiêu thụ
- Nhiệt độ
Đầu tiên, trong các bài benchmark hiệu năng, VnReview sẽ so sánh chiếc Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 với chiếc MSI GeForce GTX 1660 Gaming X mà người viết từng đánh giá trước đây. Tuy hai sản phẩm này không cùng phân khúc và tầm giá, so sánh này sẽ phần nào cho thấy dòng flagship RTX thực sự vượt trội hơn đến đâu, và việc thiết kế của chiếc card đến từ Colorful không có nhiều điểm nổi bật có phải để tập trung vào hiệu năng hay không.
RTX 2060 2
Infogram
Có thể thấy, chiếc card đồ họa Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 đạt điểm hiệu năng cao hơn từ 35-40% tùy bài test so với chiếc MSI GTX 1660 Gaming X. Ngoài ra, khi ép xung, chiếc card đồ họa của Colorful cũng được cải thiện hiệu năng đôi chút.
Về hiệu năng chơi game, VnReview sẽ đo số khung hình trên giây (FPS) của chiếc card Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 khi ép xung bằng iGameZone II và không ép xung (ngoại trừ Final Fantasy XV sử dụng công cụ benchmark có sẵn, tính bằng điểm). Các tựa game được VnReview lựa chọn đều là những cái tên đòi hỏi sức mạnh phần cứng cao, được thiết lập ở đồ họa cao nhất, tắt mọi tính năng đồng bộ khung hình (V-Sync, G-Sync), độ phân giải Full-HD (1920 x 1080 Pixel). Hiệu năng của chiếc card ở xung mặc định là ảnh trên, còn ảnh dưới là hiệu năng khi bật chế độ Turbo.
Điểm hiệu năng trên tựa game Final Fantasy XV
FPS của Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 trong công cụ đo hiệu năng của Far Cry 5
Tựa game Hitman 2
Battlefield V
“Sát thủ phần cứng” Metro: Exodus
Trong các tựa game, Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 thừa sức “cân” mọi tựa game được đưa ra, chỉ gặp khó với “sát thủ phần cứng” Metro: Exodus, một phần vì game này tối ưu chưa thực sự tốt. Khi bật tính năng dò tia thời gian thực Ray Tracing trên Battlefield V, FPS của chiếc card này đã giảm đáng kể, nhưng vẫn chơi mượt với FPS trên 60.
Tựa game Battlefield V khi bật tính năng Ray Tracing
Về mức tiêu thụ điện, VnReview sử dụng công cụ đo chuyên dụng và quan sát được rằng toàn bộ hệ thống tiêu thụ khoảng 90Wh khi máy nghỉ và nó tăng lên 240Wh khi card đồ họa chạy công suất tối đa.
Hệ thống tản nhiệt của Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 hoạt động tốt, giúp chiếc card luôn mát mẻ trong phần lớn các tác vụ. Theo quan sát, chiếc card này không có tính năng Zero RPM (tự động tắt quạt tản nhiệt ở nhiệt độ thấp) mà sẽ luôn quay với công suất tối thiểu 26%. Hệ thống thử nghiệm của VnReview là case đóng kín, đặt trong phòng không có điều hòa, bên trong case gồm 3 quạt LED hiệu suất làm mát không đáng kể, 2 quạt của tản nước AIO đóng vai trò hút không khí vào bên trong case. Khi máy nghỉ, nhiệt độ trong case dao động trong khoảng 28-29 độ.
Nhiệt độ của card khi trong trạng thái nghỉ
Nhiệt độ của card sau khi chạy Furmark trong 15 phút
Khi ép card tải tối đa bằng công cụ Furmark, nhiệt độ tối đa của Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 chỉ luôn ở dưới mức 65 độ, rất mát mẻ.
Kết luận: Không chỉ lý tưởng cho độ phân giải Full HD, đây còn là tấm vé trải nghiệm tương lai
Có giá bán 9,5 triệu đồng, Colorful GeForce RTX 2060 6G hoàn toàn nằm trong tầm với của phần lớn game thủ. Đúng, những chiếc card GTX 1660 hay 1660Ti giá rẻ hơn cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ở độ phân giải Full HD, nhưng Colorful GeForce RTX 2060 6G V2 nắm trong tay lợi thế rất lớn là hỗ trợ Ray Tracing và DLSS, những công nghệ mang tính đột phá hứa hẹn sẽ phổ biến hơn trong thời gian tới. Ngoại trừ điểm yếu lớn nhất là không có đèn LED để góp phần biến chiếc case máy tính trở nên lung linh hơn, thật khó để tìm ra lý do từ chối chiếc card đồ họa này của Colorful, nhất là nếu bạn đang nâng cấp từ GTX 1060 trở xuống.
Theo VN Review
Tổng quan về bộ 3 RTX SUPER của Nvidia đã lộ diện: VGA mạnh hơn, giá không đổi
Các game thủ muốn lắp máy tính mới chiến game thì nên chờ một vài tháng để RTX SUPER bắt đầu tràn ngập thị trường sẽ lời hơn nhiều.
Chung ta đêu đa biêt tơi dong san phâm gây rung đông toan bô thi trương GPU cũng như VGA la GeForce RTX 20xx vao năm ngoai đươc giơi thiêu bơi NVIDIA, đem đên môt luông gio mơi cho cac thiêt kê GPU truyên thông va tao ra môt kiên truc hoan toan hiên đai mang tên Turing, cho phep cung câp trai nghiêm chơi cac tưa game nhâp vai ơ môt khac biêt cưc ky lơn.
Điêm nhân đăc biêt cua dong GeForce RTX 20 co thê kê đên đâu tiên la Ray Tracing, la chiêc chen thanh cua đô hoa đa ngôn mât 10 năm cua NVIDIA đê hoan thiên. Ngoai Ray Tracing, NVIDIA con đăt cươc vao AI, se la nhân tô đong vai tro quan trong trong viêc cung câp năng lương va cac tinh năng như DLSS (Deep Learning Super Sampling).
Măc du hiên đai la như thê, nhưng không thê không noi tơi cai "hai điên" ma GeForce RTX 20 gây ra đươc. Đâu tiên va quan trong nhât đo chinh la viêc đanh thuê cac san phâm cua dong, công thêm co rât it ưng dung ma no co thê lam đươc. Đơn gian bơi đây vân con la công nghê mơi, va no cân thêm thơi gian đê co thê đat đươc thanh tưu. Thư hai, cung la vi công nghê mơi ma gia thanh trong khâu san xuât tăng cao, cung đông nghia vơi viêc gia cua môi san phâm đều ngât ngương.
Cho đên hiên tai, NVIDIA đa đưa ra bươc ngoăt cua chinh minh băng cach giơi thiêu dong san phâm RTX SUPER mơi ho. Hay cư cho răng no vân sư dung hê kiên truc cu như RTX 20xx, nhưng se đươc tăng ap vơi hiêu suât tôt hơn, va gia ca đương nhiên cung se đươc tiêt liêu hơp ly hơn. Hang ngu đâu tiên cua RTX SUPER bao gôm RTX 2080 SUPER, RTX 2070 SUPER va RTX 2060 SUPER. Cung chi nghe đên tên thôi, ta đa co thê liên tương đươc răng RTX SUPER se bo xa nhiêu RTX ơ nhiêu măt.
Trươc hêt la vê gia ca. NVIDIA GeForce RTX 2080 SUPER se co gia ban la 699$ (16,25 triêu đông), NVIDIA GeForce RTX 2070 SUPER la 499$ (11,6 triêu đông) va NVIDIA GeForce RTX 2060 SUPER la 399$ (9,3 triêu đông). Tât nhiên khi mơi nhin vao the gia nay, ngươi ta chăc chăn se hoi, gia gân giông như dong RTX 20 thương, vây thi cai gi đang va đa thay đôi ơ đây vây?
Đê đơn gian hoa câu tra lơi, RTX 2080 SUPER se co hiêu suât tôt hơn 10% Titan XP cung vơi cung gia đo. Tương tư, RTX 2070 SUPER so vơi RTX 2070 la 16%, RTX 2060 SUPER so vơi RTX 2060 la 15%.
Vây thi điêu gi se xay ra đôi vơi dong RTX cu nay? Toan bô NVIDIA GeForce RTX 2080 va GeForce RTX 2070 se đươc thay thê hoan toan trên kê cua NVIDIA băng cac phiên ban SUPER kia. Điêu đo có thể dân đên hang loat cac chương trinh giam gia lơn đên tư nha ban le để đây đi nhanh chong hang tôn kho, vôn se la môt lơi thê cho ngươi mua. Riêng vơi RTX 2060, mưc gia hoan hao 349$ cua no khiên cho san phâm trơ thanh lưa chon sô môt đôi vơi mưc tiêu tiên cua thi trương.
Ngoài việc thông số kỹ thuật và giá cả được nâng cấp, các công nghệ hiện có của dòng NVIDIA RTX đang dần được áp dụng rộng rãi bởi nhiều engine xây dựng trò chơi và API lớn như Microsoft Direct (DXR), Vulkan, Unreal Engine, Unity và Frostbite. Mặc dù dòng SUPER mới chỉ giới thiệu được 3 gương mặt sẽ xuất hiện, nhưng NVIDIA tuyên bố rằng có đến tận 13 tựa game AAA mới sắp ra mắt cũng sử dụng toàn bộ bộ tính năng RTX của họ, bao gồm cả raytracing thời gian thực. Những tựa game mới được đề cập đến như là Cyberpunk 2077, DOOM Eternal, Call of Duty Modern Warface, Watch Dogs Legion, Wolfenstein Youngblood và Vampire: The Masquerade - Bloodlines 2. Đó là chưa kể thế hệ consoles kế tiếp cũng sẽ phải thích nghi với công nghệ của RTX để phù hợp với các trò chơi sẽ xuất hiện trong tương lai.
Đi sâu hơn vào chi tiết của 3 sản phẩm RTX SUPER mới, đầu tiên là NVIDIA GeForce RTX 2080 SUPER. Sản phẩm sử dụng GPU TU104-450 với 3072 nhân CUDA, bộ nhớ GDDR6 8GB giao diện 256-bit bus có tốc độ lên tới 15,5 Gbps. Điều này cho phép chúng có tổng lượng băng thông đạt 496,1 GB/s và chỉ cần ép xung nhẹ một chút thôi là có thể chạm mốc 500 GB/s rồi.
Tốc độ xung cơ bản sẽ giữ ở mức 1650 MHz và đạt 1815 MHz khi boost. TDP cũng được giữ nguyên là 250W, và riêng về tính năng raytracing đem lại mã lực 8 Giga tia/s. Tốc độ tính toán đối với FP32 là 11 TFLOPs và INT32 cũng tương tự là 11 TFLOPs.
Tiếp theo là NVIDIA GeForce RTX 2070 SUPER. Có thể hi vọng rằng, RTX 2070 SUPER sẽ làm được điều mà RTX 2070 không thể làm được như những tiền bối của nó là GTX 1070 và GTX 970. Cơ bản là do RTX 2070 có giá quá cao, và mặc dù RTX 2070 SUPER vẫn giữ nguyên giá cũ, nhưng giờ đây nó còn nhanh hơn cả GTX 1080 Ti và gần đuổi kịp RTX 2080. Về thông số kỹ thuật chi tiết, RTX 2070 SUPER sử dụng GPU TU104-410 với 2560 nhân CUDA, 184 TMU và 64 ROP cộng thêm 320 nhân Coror và 40 nhân RT. Tốc độ xung cơ bản đạt 1605 MHz và 1770 MHz TGP (toàn bộ công suất) với TDP là 215W.
Bộ nhớ 8GB GDDR6 giao diện 256-bit bus, cung cấp tổng lượng băng thông là 448 GB/s. Khả năng tính toán đối với FP32 và INT32 là 9,1 TFLOPs. Nhờ các thông số và tính năng, RTX 2070 SUPER được mệnh danh là "kẻ hủy diệt của Navi". Đúng là như vậy, khi so sánh với Radeon RX 5700 XT, chúng nhanh hơn trung bình khoảng từ 16% đến 24%, trong khi mức công suất năng lượng thấp hơn 10W và chưa kể tới các tính năng RTX nữa. Thứ duy nhất mà Radeon RX 5700 XT thắng là giá, chênh nhau khoảng 100$ mà thôi.
Cuối cùng là NVIDIA GeForce RTX 2060 SUPER với việc tăng VRAM, nhân, tốc độ xung gói gọn trong 50$ chênh lệch với RTX 2060. Sản phẩm sử dụng GPU TU106-410 với 2176 nhân CUDA, 136 TMU và 64 ROP đì kèm 272 nhân Tensor và 32 nhân RT.
Tốc độ xung cơ bản là 1470 MHz và 1650 MHz TGP, với mức công suất năng lượng TDP chỉ có 175W. Bộ nhớ 8GB GDDR6 giao diện 256-bit bus, cũng đem lại tổng cộng 448 GB/s, và đây là nâng cấp lớn nhất của sản phẩm kể từ khi RTX 2060 chỉ có 6GB với giao diện bộ nhớ là 192-bit bus.
Nói tóm lại, mọi thứ đều rất thuyết phục đến từ NVIDIA và hoàn toàn có thể cho rằng đây là một bước đi đúng đắn khi họ không cố gắng tạo ra dòng sản phẩm mới mà là làm mới dòng sản phẩm hiện tại, khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Theo gamek
Đánh giá Nvidia GeForce RTX 2070 SUPER: Quái vật chiến game giá khá mềm được 'rút gọn' từ RTX 2080 GeForce RTX 2070 Super đã chính thức lên kệ với giá chỉ tương đương RTX 2070 cách đây vài tháng. Kết hợp cùng với việc giảm giá RTX 2060 và 2070 kẽ khiến thị trường trở nên sôi động hơn. Sau một năm làm quen với khái niệm RTX mới đến từ những chiếc card đồ họa mới của Nvidia, thương hiệu card...