Đánh giá chuột chơi game Razer Spectre: Bóng ma StarCraft II
Ngoại hình đẹp, tính năng chấp nhận được, Spectre là một lựa chọn tốt cho game thủ SCII.
Để phục vụ cho việc chơi eSport, dòng chiến thuật thời gian thực, điển hình là StarCraft II, hãng Razer đã cho ra mắt phiên bản Razer Spectre với nhiều tính năng được hứa hẹn là “hoàn hảo cho game thủ StarCraft II”. Xét về những khía cạnh cụ thể nào đó thì rõ ràng Razer Spectre đã thành công trong việc thực hiện lời hứa này.
Đặc điểm đáng khen ngợi nhất và cũng là “độc nhất vô nhị” của Razer Spectre đó là nó có thể thay đổi màu sắc tùy theo tốc độ thực hiện động tác của người chơi (APM). Chính vì thế, cái tên Bóng ma (Spectre – cũng là tên một đơn vị quân trong StarCraft II) mới được đặt cho chú chuột chơi game thông minh này. Thế nhưng, bản thân người dùng chuột thì chẳng bao giờ quan tâm đến APM của chính mình trong lúc đang thi đấu cả. Vậy thì tính năng phát sáng dựa vào tốc độ APM của Spectre hóa ra lại là thừa thãi hay sao? Ắt nó phải có thêm những đặc điểm nào đó nổi trội, phù hợp với người chơi StarCraft II chứ?
Xét về mặt “hình thể”, game thủ chơi StarCraft II có thể bị ấn tượng với Razer Spectre thông qua cái nhìn đầu tiên. Vẻ ngoài mang tính máy móc hiện đại, nút bấm vuông mềm mại và nút cuộn chuột chắc chắn, Spectre tỏ ra hợp với những game thủ ưa thích sự đơn giản và thoải mái chứ không phải “ thời trang” trong kiểu dáng.
Về kích cỡ, Spectre nhỏ hơn cả Razer Salmosa, thậm chí, với dáng “thon gọn” của mình, Spectre còn khiến cho người cầm cảm thấy nó nhỏ hơn cả kích thước thực tế. Đương nhiên nếu so sánh với DeathAdder, IE 3,0, sản phẩm này của Razer chỉ đáng hàng em trai (chỉ xét về mặt kích thước). Một điểm khác biệt nữa đó là Spectre không có kiểu dáng thiết kế “eo thon” như DiamondBack hay DeathAdder mà lại mang thân hình vuông vức, đầy đặn và vát gọn về phía cuối thân chuột.
Tóm lại, về mặt kiểu dáng, Razer Spectre không có nhiều điểm đáng chê nhưng cũng không có gì nổi bật. Xét trên phương diện những game thủ ưa thích dáng hiện đại cho hợp với StarCraft II thì Spectre chính là “cô người mẫu” đắt giá còn với đa phần người dùng, họ không quá ấn tượng trước thiết kế này.
Còn về mặt tính năng, Razer Spectre có cả những điểm trừ bên cạnh một số điểm cộng đương nhiên, đúng với truyền thống của hãng Razer.
Mặt dưới của Spectre có nút chỉnh DPI với sự chênh lệch rất lớn giữa mức thấp nhất và cao nhất. Nếu bạn để ở mức cao nhất, Spectre thực sự nhanh đến mức khó có thể kiểm soát được (5600 dpi so với mức mặc định 1800). Độ nhạy cao cùng với khả năng tùy chỉnh nhiều mức khiến cho Spectre rất được lòng game thủ.
Video đang HOT
Nút bấm của chuột nhạy hơn so với các sản phẩm khác của Razer. Với một số game thủ thì cách thiết kế gầm nút thấp như thế này rất hợp lý vì họ không có thói quen click chuột mạnh tay. Tuy nhiên, phần đông các game thủ khác lại cho rằng thiết kế bấm quá nhẹ như thế này lại khiến việc sử dụng Razer Spectre mất cảm giác, rằng “nút bấm như bị hỏng vậy”.
Razer Spectre không có kèm theo đĩa driver tuy nhiên bạn vẫn phải cần tải bản driver mới nhất của Razer trên trang chủ của hãng về (chỉ có 22MB) nếu muốn thưởng thức tối đa các tính năng cần thiết.
Một điểm trừ khác của Razer Spectre đó là nhiệt năng tạo ra khi hoạt động của nó rất lớn. Mặc dù chưa gây ra thương tổn nào đáng kể nhưng đó cũng là một đặc điểm khiến người ta khó chịu về sản phẩm này.
Xét một cách toàn diện thì Razer Spectre là công cụ tuyệt vời để chơi StarCraft II. Nói theo cách khác, Razer Spectre sinh ra vì tựa game này do đó nếu bạn muốn sử dụng nó vào mục đích lướt web hoặc chơi các tựa game ngoài StarCraft II, tốt nhất hãy lựa chọn một sản phẩm khác.
Theo Bưu Điện VN
Top 9 chuột chơi game tốt nhất hiện nay (Phần cuối)
Tiếp tục điểm qua danh sách những sản phẩm phục vụ tốt cho game thủ.
G9X LASER 60 (khoảng 2 triệu đồng)
Nhà sản xuất: Logitech
DPI: 200 đến 5,700
Số phím: 7
Chi tiết đặc biệt: vỏ có thể tháo được, trọng lượng có thể thay đổi
Logitech G9x có thể thỏa mãn các nhu cầu thông thường cũng như hỗ trợ chơi game một cách xuất sắc. Dù không sở hữu kết nối không dây hay bề mặt mềm mại đầy cảm giác như các mẫu sản phẩm của Razer, G9x vẫn ghi điểm nhờ sự thoải mái khi sử dụng nhờ một nút cuộn chất lượng và các phím nhạy.
Bạn có thể lựa chọn nhiều mức DPI từ 200 đến 5700 (đây là một điểm mạnh của các sản phẩm Logitech). DPI có thể điều chỉnh nhanh bằng 2 phím ở gần ngón tay. Tuy nhiên, khi di chuột, sử dụng 2 phím này hơi bất tiện vì chúng nằm ở sau ngón tay của bạn.
Ngoài ra, Logitech trang bị cho con chuột này 4 quả cân 7g được dấu dưới lớp vỏ có thể tháo ra được. Nhờ thế, bạn có thể điều chỉnh trọng lượng chuột sao cho thoải mái nhất.
Điểm: 82
KINZU PRO GAMING OPTICAL MOUSE 35 (khoảng 1,1 triệu đồng)
Nhà sản xuất: SteelSeries
DPI: 400/3200
Số phím: 3
Không có gì nhiều để nói về sản phẩm này của Steel Series ngoài 2 từ: nhỏ và không thực sự thoải mái. Chắc chỉ những game thủ thuận tay trái là những người thích thú với việc dùng con chuột này vì thiết kế dạng "ambidextrous" (đối xứng) của nó.
Bên cạnh đó, Kinzu chỉ có 2 mức điều chỉnh DPI: mức bình thường 3200 DPI và "siêu chậm" 400 DPI.
Điểm: 34.
PYRA MOBILE GAMING MOUSE 30 (khoảng 1 triệu đồng)
Nhà sản xuất: Roccat
DPI: 400/1,600
Số phím: 6
Chi tiết đặc biệt: nhỏ gọn, sạc qua cổng USB
Pyra là chuột dành cho những game thủ yêu thích chơi game trên laptop. Dù kích cỡ rất nhỏ nhưng Pyra lại có những góc cạnh rất nam tính. Một đặc điểm nữa ở sản phẩm của Roccat là khả năng sạc qua cổng USB và kết nối không dây.
Pyra có 2 mức điều chỉnh DPI: 400 DPI và 1600 DPI. Sản phẩm này có 3 phím cơ bản cùng 1 thumb button phụ. Nhìn chung, nếu sử dụng để chơi game Pyra không phải là một lựa chọn tốt vì kích cỡ khá nhỏ nên dễ bị mỏi tay nếu phải cầm lâu. Tuy vậy, nó có 1 vài điểm cộng là thiết kế khá tính và tiện lợi khi mang theo cùng laptop.
Điểm: 65
SIDEWINDER X8 42 (khoảng 1,4 triệu đồng)
Nhà sản xuất: Microsoft
DPI: 1,100/2,600/3,800/5,600
Số phím: 7
Sidewinder X8 là một ví dụ minh chứng gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm Microsoft cũng có những sản phẩm phần cứng xuất sắc. X8 có thể hoạt động có dây hay không dây. Thiết kế dây chuột được kết nối rất thuận tiện với một móc từ nhỏ dưới thân chuột. Bạn cũng có thể sạc X8 qua dây này.
Với X8, Microsoft vẫn giữ phong cách thiết kế truyền thống của dòng sản phẩm Sidewinder, có thể khi cầm chuột bạn sẽ thấy hơi "gợn" tay, nhưng có lẽ nó phù hợp với những người không ưa chuột dạng ergonomic. Nhìn chung, X8 không thực sự xuất sắc khi chơi game, nhưng là một chuột rất đáng mua vì có mức giá hợp lí.
Điểm: 85
MAMBA 96 (khoảng 3,2 triệu đồng)
Nhà sản xuất: Razer
DPI: 5,600
Số phím: 7
Chỉ cần nhìn hộp đựng của Mamba, ta có thể thấy nhà sản xuất Razer tự hào về sản phẩm này thế nào.
Mamba có bề mặt mềm mại rất ấn tượng, cùng các đường uốn dường như ôm khít bàn tay người sử dụng. Các game thủ khó tính nhất cũng sẽ cảm thấy thoải mái với 4 phím nóng - tất cả ở vị trí cực kì tiện lợi, cùng với đó là 4 mức điều chỉnh DPI phù hợp với nhiều game cũng như các phím macro có thể lập trình vô cùng đa dạng.
Ngoài ra, Razer đã trang bị cho chú chuột này một hệ thống đền báo hiệu năng lượng của pin cũng như kết nối wireless. Khi hết pin, bạn chỉ cần cắm chuột vào dây USB để sạc. Lúc này, Mamba sẽ tự động chuyển sang chế độ dùng dây. Hơn nữa, bạn không cần sử dụng dây cáp thường xuyên bởi pin của Mamba cho phép kéo dài hoạt động tới gần 1 tuần.
Điểm: 90
Theo Bưu Điện VN
Top 9 chuột chơi game tốt nhất hiện nay (Phần I) Một con chuột máy tính đơn giản là sự lựa chọn không thể thiếu cho người chơi game. Các game thủ chuyên nghiệp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá một con chuột, nhưng sự thoải mái vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, chuột chơi game chuyên dụng cần được trang bị nhiều tính năng hữu...