Đánh giá chi tiết Vega Iron: Viền màn hình siêu mỏng, hiệu năng cao
Một trong những siêu phẩm của Pantech vừa ra mắt cách đây không lâu nổi lên như một hiện tượng nhờ vào thiết kế gần như không có viền màn hình.
Dòng điện thoại Vega của Pantech nói riêng (hay còn gọi là Sky) và smartphone Hàn Quốc nói chung đang ngày càng trở nên thịnh hành tại Việt Nam. Không chỉ sở hữu cấu hình cao cấp mà những thiết bị đến từ xứ sở Kim Chi này còn có ưu điểm nằm ở giá bán rất cạnh tranh và hợp túi tiền với đại đa số người dùng trẻ có đam mê công nghệ. Vega Iron (A870) – một trong những siêu phẩm của Pantech vừa ra mắt cách đây không lâu nổi lên như một hiện tượng nhờ vào thiết kế gần như không có viền màn hình.
Pantech Vega Iron.
Thiết kế
Kể từ chiếc Vega R3 (A850), đội ngũ thiết kế của Pantech đã tự tìm cho mình một phong cách thiết kế rất riêng, sang trong và khó bị lẫn vào hằng hà sa số smartphone Android của các đối thủ LG hay Samsung ở nước bạn có hình dáng na ná nhau. Và Vega Iron cũng vẫn giữ vững phong độ này. Thiết kế của máy phải nói là rất sang trọng và hầu như không hề có các chi tiết thừa. Iron có lẽ là chiếc smartphone hướng tới người dùng là nam giới với các đường nét vuông vức và cứng cáp. Ngay cả các đường vát ở phần nắp lưng để người dùng cầm máy thoải mái hơn cũng hơi góc cạnh chứ không cong hẳn.
Iron sở hữu thiết kế sang trọng và đột phá với viền màn hình siêu mỏng.
Chất liệu chính cấu thành nên Vega Iron là nhựa cứng và bộ khung được gia công từ thép không rỉ. Cũng chính vì bộ khung này nên khối lượng của Vega có nặng hơn một chút so với những HTC One hay Galaxy S4 của Samsung nhưng nhờ vậy sẽ tạo cảm giác đầm tay hơn. Tuy nhiên, bộ khung này được gia công không thật sự kỹ lưỡng và sắc sảo. Các đường cắt hơi sắc, người viết có cảm giác sợ hãi rằng sẽ bị đứt tay khi lướt trên màn hình. Thêm vào đó, các chi tiết nhỏ trên khung thép này cũng không được vát gọn như trên iPhone 5 hay HTC One và cũng dễ bị những vết xước răm khá khó chịu. Các nút bấm tăng giảm âm lượng hay phím nguồn cũng được làm từ chất liệu tương tự, dù có thiết kế không lồi hẳn lên so với khung máy nhưng có cảm giác bấm cũng khá tốt.
Bộ khung làm từ thép không rỉ nhưng lại dễ có những vết xước nhỏ li ti.
Thay vì có thiết kế nguyên khối như xu thế hiện nay thì Vega Iron lại có nắp lưng có thể tháo rời được. Phần mặt lưng này làm bằng nhựa và hơi nhám chứ không phải là bóng hay rỗ. Do nhám mịn như vậy nên qua thời gian sử dụng, chắc chắn Vega Iron sẽ sở hữu một tấm lưng đầy sẹo và hình xăm màu cháo lòng loang lổ đến từ tay người dùng và môi trường xung quanh. Cũng chính vì có thể tháo rời mặt sau nên vỏ máy hơi có cảm giác ọp ẹp, dù rất nhẹ nhưng vẫn có thể khiến những người dùng khó tính muốn vứt máy cho người khác dùng.
Nắp lưng được vuốt vẫn hơi vuông chứ không phải cong hẳn, giúp cầm máy không bị vướng.
Điểm độc đáo nhất trên Vega Iron nằm ở hệ thống đèn thông báo. Không nằm gần vị trí loa thoại, không nằm chìm dưới màn hình mà đèn LED trên Iron lại nằm ở góc trên bên phải của thân máy. Ở vị trí này, phần nhựa trắng sẽ được vát cong để đèn thông báo có thể chiếu lên cả hai chiều của phần nhựa trong suốt, giúp người dùng có thể nhận biết khi có thông báo ngay cả khi đã úp điện thoại xuống. Pantech đặt tên cho hệ thống đèn thông báo này là “Jewelry Lighting”, ngụ ý như là một viên ngọc sáng. Nhiều người sẽ lầm tưởng rằng đây là nơi để móc đồ trang trí như ở chiếc Xperia Z của Sony.
Hệ thống đèn LED hai chiều.
Một điểm cộng cho thiết kế của Iron nằm ở sự đồng bộ về màu sắc. Với máy màu trắng thì ta sẽ có toàn bộ các linh kiện và pin nằm sau nắp lưng màu trắng. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ, không ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của máy nhưng cũng cho thấy sự cầu toàn ở đội ngũ thiết kế của Pantech.
Máy trắng thì tất cả phải trắng.
Màn hình
Màn hình chính là thứ cạnh tranh nhất trên Vega Iron. Với thiết kế gần như không có viền (zero bezel), kích thước của Iron cho cảm giác vừa tay và gọn hơn so với những người bạn đồng trang lứa khác có màn hình 5 inch. Một điểm đáng tiếc và Pantech vẫn không cải tiến trên Iron chính là mặt kính che phủ màn hình. Lớp kính này không có khả năng chống trày xước tốt nên chúng ta nên trang bị cho máy một miếng dán màn hình ngay sau khi mua về để tránh những cái xuýt xoa không đáng có.
Viền màn hình của Iron chỉ có độ dày 2,4 mm.
Video đang HOT
Nhờ có công nghệ in-cell (từng được trang bị trên Google Nexus 4, Apple iPhone 5) mà màn hình của Iron cho khả năng hiển thị có thể nói là xuất sắc cùng với góc nhìn rất rộng. Công nghệ in-cell của năm 2013 sẽ giảm bớt số lớp được trang bị trong một màn hình và kết hợp thẳng màn hình LCD vào sát với tấm cảm ứng trên cùng thành một lớp duy nhất. Tuy được giới thiệu vào tháng 4 vừa qua nhưng màn hình tấm nền IPS kích thước 5 inch của Iron chỉ mang độ phân giải là 1280 x 720 pixel thay vì là Full HD. Có lẽ sẽ có nhiều người dè bỉu điều này nhưng cá nhân người viết nhận thấy độ phân giải 720p là đã quá nét trên một chiếc smartphone 5 inch chạy Android.
Màn hình này sở hữu công nghệ in-cell đã được áp dụng trên nhiều siêu phẩm như Nexus 4, iPhone 5…
Camera
Mời bạn đọc tham khảo bài đánh giá Camera của Vega Iron tại đây.
Camera sau độ phân giải 13 Megapixel cùng đèn flash LED.
Giao diện và hiệu năng
Giao diện trên Iron cũng giống như những chiếc Sky hay Vega trước đây của Pantech với hai kiểu giao diện có thiết kế đẹp mắt và có sự cầu kì trong từng chi tiết. Hai lựa chọn bao gồm giao diện bình thường, giống như mọi chiếc điện thoại chạy Android khác hay là giao diện đơn giản hơn dùng cho người dùng mới chập chững bước vào thế giới của chú người máy xanh lá cây. Thêm vào đó, Iron cũng có nhiều lựa chọn để cá nhân hóa từ thanh điều hướng, chủ đề biểu tượng cũng như màu phím bấm trong ứng dụng gọi điện.
Với cấu hình thuộc loại khủng nhất nhì hiện nay thì hiệu năng của Iron quả thật là rất hoàn hảo. Bộ xử lý lõi tứ với tốc độ lên tới 1,7 GHz giúp cho máy hoạt động khá ổn định, gần như không hề gặp tình trạng treo hay có độ trễ. Tốc độ khởi động của máy cũng rất nhanh. Pantech rất hào phóng khi trang bị tới 32 GB bộ nhớ trong cùng 2 GB RAM cho Iron, quá đủ cho một chiếc smartphone của năm 2013. Qua những bài thử benchmark, cấu hình tổng thể của Iron vượt qua cả siêu phẩm HTC One và chỉ chịu thua Galaxy S 4 của Samsung. Trong khi đó, bài thử đồ họa với ứng dụng 3DMark lại cho thấy Iron là chiếc điện thoại có khả năng xử lý đồ họa mạnh nhất hiện nay trên thế giới với điểm số rất cao. Tuy cấu hình mạnh như vậy nhưng máy hoạt động khá mát mẻ, không có cảm giác quá nóng khi sử dụng với cường độ cao mà đôi lúc chỉ hơi ấm.
Giống như những chiếc smartphone của năm 2013, Vega Iron cũng được hãng Pantech cải tiến một số ứng dụng đi kèm máy. Một trong số đó bao gồm khả năng thu nhỏ cửa sổ làm việc và mở hai ứng dụng cùng lúc. Thêm vào đó, Iron cũng được trang bị một số ứng dụng “mini” có thể hiển thị dạng nhỏ ở màn hình chính như máy tính, camera…
Âm thanh
Loa ngoài là một thất bại của Iron. Do tập trung vào thiết kế mặt trước nên Pantech đã đặt loa của chiếc máy này nằm ở mặt sau, ở ngay dưới đèn flash. Tuy rằng âm lượng của loa này khá tốt, chất âm không bị rè nhưng lại khá bất tiện khi người dùng muốn sử dụng để xem phim hay giải trí, đơn giản vì nó nằm ở mặt sau. Thay vì thế, Pantech có thể rút kinh nghiệm và học hỏi HTC One ở thiết kế loa nằm ở mặt trước.
Loa ngoài lại nằm ở mặt sau.
Thời lượng pin
Dung lượng chỉ 2150 mAh nhưng thời lượng pin của Vega Iron khá tốt do sở hữu công nghệ mới Si . Viên pin này còn có khả năng sạc nhanh, cho phép sạc đầy chỉ trong khoảng 90 phút, sạc một nửa trong nửa tiếng. Qua thực tế sử dụng, nếu chỉ dùng các tác vụ thông thường thì máy có thể hoạt động trong một ngày làm việc, đêm sạc ngày dùng. Thêm vào đó, Pantech cũng trang bị tới hai viên pin cho người dùng nên chúng ta có thể thoải mái hơn khi sử dụng Pantech và đây cũng là một ưu điểm của điện thoại Hàn nói chung từ trước đến nay.
Thời lượng pin khá dù dung lượng pin chỉ là 2150 mAh.
Kết luận
Với cấu hình khủng, thiết kế đẹp đặc biệt ở màn hình không viền, Iron xứng đáng là một siêu phẩm smartphone của năm 2013. Thật tiếc là chiếc điện thoại này chỉ được bán ra chính thức tại thị trường Hàn Quốc. Vì vậy, thật tiếc những chiếc máy được mang về Việt Nam là phiên bản xách tay chứ không phải là chính hãng như những đối thủ HTC One, Samsung Galaxy S 4, Sony Xperia Z… Hy vọng trong thời gian tới, Pantech cũng như thương hiệu Vega có thể vươn lên trở thành một thương hiệu toàn cầu để đến gần hơn tới những thị trường như Việt Nam.
Vega Iron xứng danh siêu phẩm.
Cạnh trái có phím tăng giảm âm lượng.
Cạnh phải có phím nguồn.
Cạnh dưới có mic thoại và cổng microUSB. Hơi chán là cục nhựa bên trong cổng này lại màu đen.
Iron có bộ khung làm từ chất liệu thép không rỉ.
Đỉnh máy chúng ta có giắc cắm tai nghe và mic thu âm nhỏ li ti ngay bên cạnh đó.
Nắp lưng chứa chip điều khiển NFC.
Cấu hình chi tiết:
- Tên gọi: Pantech Vega Iron (IM-A870L, IM-A870K, IM-A870S).
- Kích thước: 136,3 x 67,6 x 8,8 mm.
- Trọng lượng: 153 gram (máy đen), 154 gram (máy trắng).
- Màn hình cảm ứng LCD công nghệ in-cell, kích thước 5 inch, độ phân giải 720 x 1280 pixel, công nghệ màn hình không viền “zero bezel”.
- Bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 600 APQ8064T lõi tứ, tốc độ 1,7 GHz.
- Bộ nhớ RAM 2 GB, bộ nhớ trong 32 GB, có thể mở rộng bằng thẻ nhớ microSD.
- Camera sau: 13 Megapixe, camera trước 2,1 Megapixel, quay phim Full HD.
- Kết nối: Bluetooth 4.0, NFC, Wi-Fi chuẩn n, 4G LTE, HSPA , giắc tai nghe 3,5 mm, microUSB.
- Bộ khung bằng kim loại, đèn báo LED hai chiều.
- Tính năng đặc biệt: Nhận diện chuyển động, nhận diện giọng nói, camera thông minh, Gigabit Wi-Fi.
Theo GenK
Cận cảnh những hình ảnh đầu tiên của Lumia 925
Trong sự kiện vừa diễn ra tại London, Nokia đã chính thức công bố chiếc điện thoại Lumia 925. Smartphone này dự kiến sẽ lên kệ vào tháng 6 năm nay.
Mặc dù các thông số kỹ thuật không thay đổi nhiều so với chiếc Lumia 928 của nhà mạng Verizon nhưng thực sự thiết kế của Lumia 925 đã mang đến một cuộc "cách mạng" lớn.
Nokia Lumia 925 không còn giữ thiết kế polycarbonate nguyên khối như người tiền nhiệm Lumia 920. Thay vào đó, chất liệu nhôm lần đầu tiên được Nokia sử dụng trên một smartphone Lumia. Cụ thể, Lumia 925 sở hữu một khung nhôm bao quanh 4 cạnh còn mặt lưng của máy vẫn là chất liệu nhựa polycarbonate tương tự như chiếc điện thoại Sony Xperia SP. Có thể nói Lumia 925 rất đẹp và sang. Bên cạnh đó, Nokia còn làm được một điều tuyệt với là giảm trọng lượng máy xuống chỉ còn 139 g và dày 8,5 mm trong khi trước đây Lumia 920 nặng tới 185 g và dày 10,7 mm.
Khi cầm Lumia 925 có cảm giác máy rất nhẹ ngang với smartphone Samsung Galaxy S4. Nhưng khung nhôm giúp cho 925 rất chắc chắn, kiểu dáng của máy nhờ thế cũng mạnh mẽ hơn như những gì mà chiếc điện thoại Apple iPhone 5 mang lại.
Cạnh trái của máy được để trống, trong khi cạnh phải là cách bố trí nút camera, phím nguồn và cụm phím chỉnh âm lượng quen thuộc.
Camera sau của 925 được làm lồi, vẫn là cảm biến PureView 8,7 MP như Lumia 920. Thiết bị được hỗ trợ đèn flash LED kép chứ không có đèn Xenon như Lumia 928.
Có thể nói, hầu hết các thay đổi trên Lumia 925 so với 920 đều tập trung vào thiết kế và trọng lượng máy. Trong khi đó, cấu hình của Lumia 925 gần như tương đồng so với người tiền nhiệm nhưng không thể phủ nhận rằng thiết kế của máy đột phá hơn rất nhiều và chất lượng màn hình, camera cũng có nhiều điểm cải tiến trên lý thuyết. Chúng ta sẽ phải chờ tới khi đánh giá chi tiết về smartphone Lumia 925 để có thể kiểm chứng điều này.
Ngoài phiên bản màu đen, Lumia 925 còn có thêm bản màu ghi xám.
Lumia 925 được trang bị màn hình OLED 4,5 inch độ phân giải 768x1.280 pixel.
Bên cạnh đó, máy vẫn chạy vi xử lý lõi kép Snapdragon S4 tốc độ 1,5 GHz và 1 GB RAM như Lumia 920.
So sánh cấu hình giữa 3 smartphone của Nokia:
Theo GenK
Smartphone Sky Vega Iron về Việt Nam giá 16 triệu đồng Mẫu điện thoại của Pantech có cấu hình thuộc hàng mạnh nhất hiện nay sẽ cạnh tranh trực tiếp với Galaxy S4 và Optimus G Pro. Hộp đựng máy đơn giản với logo dòng máy Vega của Pantech. Sản phẩm bán kèm theo miếng dán màn hình, sạc, cáp, tai nghe, 2 pin và 1 hộp sạc pin rời. Màn hình FullHD công...