Đánh giá ASUS Vivobook A510UN i7 8550U: Mỏng, nhẹ và cấu hình mạnh mẽ
Hôm nay mình sẽ đánh giá ASUS Vivobook A510UN i7 8550U, chiếc laptop ra mắt cách đây vài tháng nhưng vẫn có nhiều điểm thu hút giới trẻ.
Máy thiết kế thời trang bắt mắt và cấu hình tốt, sử dụng chip Core i7, có thêm card đồ họa rời GeForce MX150.
1. Thiết kế
Cũng như những người anh em Vivobook khác trong nhà ASUS, laptop ASUS Vivobook A510UN i7 8550U cũng được thừa hưởng rất nhiều nét đẹp trong thiết kế.
Đầu tiên có thể kể tới những vân đồng tâm rất đẹp ở phía mặt nắp máy. Ngoài ra, phiên bản mà mình đang sử dụng để đánh giá có màu vàng đồng, đem lại cảm giác hơi bị “sang” hơn một chút xíu.
Toàn bộ vỏ máy từ đầu tới cuối sử dụng chất liệu nhựa nên cho trọng lượng rất nhẹ. Thân hình máy cũng thuộc dạng mỏng và trọng lượng thì chỉ là 1.65 kg mà thôi, rất gọn nhẹ và thuận tiện khi các bạn thường xuyên phải di chuyển.
Về cổng kết nối thì máy sở hữu ở cạnh phải bao gồm: 2 cổng USB 3.0 và 1 khe cắm thẻ nhớ SD.
Trong khi cạnh phải nhiều hơn với cổng sạc, cổng USB 3.0, cổng HDMI, cổng USB – C và lỗ cắm tai nghe 3.5 mm.
2. Màn hình
Tại thời điểm đó thì ASUS là một trong những người đi tiên phong về công nghệ viền màn hình mỏng Nano Edge, nên chiếc ASUS Vivobook A510UN i7 8550U của chúng ta rất nhanh chóng đã được thừa hưởng thiết kế này. Đây là chiếc màn hình 15.6 inch, độ phân giải Full HD sắc nét.
Màn hình của ASUS Vivobook A510UN i7 8550U theo như cá nhân mình đánh giá thì hơi bị ám màu xanh vàng nhè nhẹ, đem lại cảm giác dịu mắt hơn khi sử dụng nhưng lại là một điểm yếu nếu như bạn là người chỉnh sửa ảnh, hay biên tập phim muốn sử dụng chiếc laptop này cho công việc của mình.
Ngoài ra, màn hình máy không có góc nhìn rộng và khả năng chống chói thấp, vì thể máy chỉ thích hợp cho dân văn phòng ngồi điều hòa làm việc trong nhà mà thôi.
3. Bàn phím, bàn di chuột và cảm biến vân tay
Bàn phím của máy thì chỉ mới nhìn ở vẻ bề ngoài thôi là mình đã cảm thấy giống như những chiếc laptop giá thấp của ASUS vậy. Sau khi sử dụng thì mình cảm thấy nhận xét ban đầu quả không sai. Bàn phím có độ nảy không đều, hành trình ngắn, bị hiện tượng lún nhẹ ở giữa bàn phím nếu như các bạn gõ quá mạnh.
Thế nhưng bàn di chuột thì mình lại đánh giá rất cao khi ASUS phủ thêm một tấm nhựa lên trên, cho cảm giác di mượt tay hơn, mặc dù xuất hiện nước nhẹ như ra mồ hôi tay nhưng con trỏ chuột vẫn hoạt động nhanh và chính xác.
Cảm biến vân tay của máy thuộc dạng lớn, một chạm như trên smartphone và hoạt động nhanh, chính xác nên mình cũng không cần phải bàn nhiều tới nữa.
4. Cấu hình và hiệu năng
Phiên bản mình đang sử dụng để đánh giá có cấu hình tóm tắt như sau:
CPU: Intel Core i7 8550U.
RAM: 4GB.
Ổ cứng SSD: 256GB.
Card màn hình rời: Nvidia GeForce MX150.
Theo như nhận xét cá nhân của mình thì chiếc ASUS Vivobook A510UN i7 8550U này có cấu hình tương đối cao, có thể sử dụng tốt trong vòng 4 – 5 năm nữa
Đầu tiên, sẽ là bài test hiệu năng quen thuộc với phần mềm Geekbench thì máy đạt được 17.230 điểm.
Video đang HOT
Ngoài ra, máy cũng sử dụng ổ SSD nên mình cũng test thêm tốc độ đọc ghi ổ cứng với phần mềm Crystal Disk Mark. Kết quả cho thấy, ổ cứng của máy có tốc độc độ đọc/ghi có thể lên tới 525.5 GB/s đọc và 455.2 GB/s ghi.
Kiểm tra hiệu năng với phần mềm Cinebench cho kết quả cũng khá ổn với điểm OpenGL là 88.96 FPS và CPU là 524 cb.
Tất nhiên, với cấu hình này, khi sử dụng với các tác vụ văn phòng thông thường thì máy hoạt động mượt mà, không có hiện tượng giật, lag xảy ra. Đã có những thời điểm, mình sử dụng gần 30 tab Chrome, kết hợp với xử lý hơn 40 tấm ảnh RAW nhưng máy vẫn hoạt động bình thường và hiệu quả.
Tiếp tới là phần test game thì mình chỉ test 2 tựa game khá phổ biến là Liên Minh Huyền Thoại và CS:GO.
Với Liên minh thì mình để ở cấu hình tối đa và thấy chơi khá ổn khi tỉ lệ khung hình trong khoảng 60 FPS.
Mọi thứ cũng tương tự với CS:GO khi mình mở cấu hình tối đa để chơi, tỉ lệ khung hình giao động quanh mức 50 ~ 60 FPS, cũng vừa đủ để chơi mượt mà.
Có thể nói, hiệu năng của ASUS Vivobook A510UN i7 8550U đáp ứng đươc gần như hầu hết nhu cầu sử dụng của chúng ta trong công việc cũng như giải trí.
5. Tản nhiệt
Khe tản nhiệt của máy được đặt ở cạnh sau, gần về với phía màn hình.
Sau khoảng hơn 3 giờ sử dụng liên tục với các tác vụ văn phòng, mình cảm thấy phần bề mặt chiếu nghỉ của máy vẫn mát. Nhiệt độ của CPU trong khoảng từ 45 – 50 độ C (mức bình thường) khiến cho thân máy hoạt động không bị quá nóng.
Còn khi chơi game thì nhiệt độ của CPU tăng lên khá cao (có lúc lên tới 94 độ C) và sau khoảng gần 1 giờ chơi liên tục thì mình thấy máy hơi nóng ở phần chiếu nghỉ tay bên phải.
Nhưng nhìn chung thì tản nhiệt của máy hoạt động tốt!
6. Thời lượng pin
Vẫn là bài test thời lượng pin với độ sáng màn hình tối đa, wifi mở liên tục và loa là 50%. Mình sử dụng với các phần mềm văn phòng thông thường, kết hợp với lướt web và nghe nhạc thì thấy máy trụ được hết buổi sáng làm việc và tới giữa giờ chiều thì pin bắt đầu báo đỏ.
Theo như nhà sản xuất thì thời lượng pin của máy có thể sử dụng lên tới 8 tiếng (trong điều kiện lý tưởng). Còn mình thì test trong điều kiện làm việc thực tế nên thời lượng pin của máy thực sự với nhu cầu sử dụng của mình thì sẽ chỉ là 5 giờ liên tục mà thôi.
Test với phần mềm Batterymon cũng cho kết quả tương tự với 4 giờ 53 phút.
Đánh giá của mình về thời lượng pin của ASUS Vivobook A510UN i7 8550U là ở mức trung bình khá, tức là sử dụng được tốt trong nửa ngày làm việc và bạn nên mang kèm theo sạc để đề phòng máy có thể hết pin sớm.
Kết luận
ASUS Vivobook A510UN i7 8550U là một chiếc laptop có thiết kế đẹp, hiệu năng tốt, phù hợp cho dân văn phòng hay những người cần laptop có thêm card đồ họa rời để xử lý công việc tốt hơn.
Với việc sử dụng chip core i7 thế hệ thứ 8 và card màn hình rời GeForce MX150 thì mình tin chắc bạn có thể sử dụng tốt trong vòng 4 – 5 năm nữa khi mua chiếc máy này.
Còn bạn nghĩ sao về chiếc laptop này? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Biên tập bởi Tech Funny
Đánh giá Asus Vivobook S14 phiên bản có card đồ họa rời GeForce MX150
Trong bộ ba ASUS S Series thì Vivobook S14 với phiên bản cấu hình có thêm card đồ họa rời GeForce MX150 tỏ ra nổi bật hơn hẳn.
Với kích thước nhỏ nhắn và cấu hình mạnh mẽ, đây sẽ là chiếc laptop mỏng nhẹ phù hợp cho rất nhiều người sử dụng với những mục đích khác nhau như học tập, văn phòng hay giải trí,...
1. Thiết kế
Mình không nói quá nhiều về thiết kế của ASUS Vivobook S14, vì chiếc laptop này sở hữu thiết kế giống hệt hai "người anh em" của mình là Vivobook S13 và Vivobook S15, có chăng chỉ khác nhau ở vài điểm nhỏ như là bàn phím hay viền màn hình mà thôi.
Phiên bản ASUS Vivobook S14 mà mình đang cầm có màu đen và đó là mặt lưng bằng kim loại, các phần còn lại của máy thì được làm bằng nhựa.
Điểm nhấn trên chiếc laptop của chúng ta vẫn là những thứ quen thuộc như màn hình viền siêu mỏng Nano Edge.
Bản lề Ergolift nâng máy lên khoảng 3 độ giúp cho chúng ta đánh máy thoải mái hơn và không bị mỏi tay trong thời gian dài.
Thiết kế siêu mỏng, trọng lượng khoảng 1.8kg nhẹ nhàng giúp bạn có thể mang máy theo bên mình tới bất cứ nơi đâu để làm việc.
Về cổng kết nối thì máy bố trí cũng không khác gì mấy so với Vivobook S15.
Cạnh trái lần lượt có 2 cổng USB 3.0 và khe cắm thẻ nhớ micro USB.
Cạnh phải máy lần lượt là cổng sạc, cổng USB 3.0, cổng HDMI, cổng USB - C và lỗ cắm tai nghe 3.5mm.
2. Màn hình
Như đã nói ở phần thiết kế, màn hình trên ASUS Vivobook S14 được trang bị công nghệ Nano Edge, giúp viền màn hình trở nên siêu mỏng, cho cảm giác rộng rãi khi sử dụng.
Phiên bản này có màn hình 14 inch, độ phân giải Full HD, cho màu sắc tươi tắn, đẹp mắt. Ngoài ra, độ sáng màn hình cao, độ tương phản tốt cùng góc nhìn rộng cũng là những phần không thể thiếu làm nên sự hoàn thiện cho ASUS Vivobook S14.
3. Bàn phím, trackpad và cảm biến vân tay
Bàn phím trên ASUS Vivobook S14 tương tự như hai người anh em Vivobook S13 và S15, hành trình phím ở mức trung bình, phím bấm nảy và đều tay, các phím được thiết kế với kích thước và khoảng cách hợp lý.
Ngoài ra, bàn phím cũng tích hợp 3 chế độ tùy chỉnh độ sáng đèn nền cho phép bạn có thể làm việc thoải mái trong các môi trường khác nhau.
Bàn di chuột trên ASUS Vivobook S14 cũng khá mịn khi di chuyển, có lẽ nhờ một phần vào lớp nhựa mỏng được đặt phía trên. Tốc độ nhận diện con trỏ trỏ khá nhanh và chính xác, chỉ có điều khi nhấn xuống trackpad sẽ phát ra tiếng cạch cạch hơi to.
Cảm biến vân tay trên máy là dạng một chạm, diện tích lớn, giống như trên smartphone, cho thời gian mở khóa nhanh và nâng cao tính bảo mật hơn cho chiếc laptop này.
4. Cấu hình và hiệu năng
Cấu hình của chiếc laptop ASUS Vivobook S14 mình đang sử dụng đánh giá bao gồm:
CPU: Intel Core i5 8265U.
RAM: 8GB.
Ổ cứng: SSD 256GB.
Card đồ họa: GeForce MX150.
Đầu tiên như thường lệ là đánh giá điểm hiệu năng bằng phần mềm Geekbench. ASUS Vivobook S14 đạt được 46.577 điểm.
Tiếp tục đánh giá thêm bằng phần mềm Cinebench thì máy đạt được 89.71 fps với OpenGL và 507 cb cho CPU.
Do máy sử dụng ổ SSD nên mình test thêm tốc độ đọc/ghi trên máy với phần mềm Crystal Disk Mark. ASUS Vivobook S14 có tốc độ đọc tối đa lên tới 519.5 MB/s và tốc độ ghi tối đa lên tới 501.6 MB/s.
Với tác vụ văn phòng thông thường thì có lẽ Vivobook S14 đã dư sức gánh được hết rồi, nhờ vào bộ vi xử lý Intel Core i5 thế hệ thứ 8 và dung lượng RAM dồi dào lên tới 8GB. Còn card đồ họa rời MX150 sẽ hỗ trợ chúng ta sử dụng mượt mà các ứng dụng đồ họa hoặc chơi game giải trí.
Thử đầu tiên với Liên minh Huyền thoại ở mức cấu hình tối đa, game chơi mượt mà ở mức 120 FPS. Tỉ lệ khung hình có thể giảm đôi chút trong khi chơi, đặc biệt là vào combat tổng. Nhưng nhìn chung, game chơi vẫn rất mượt mà.
Với CS:GO mình cũng để cấu hình tối đa để chơi và tỉ lệ khung hình trên giây trung bình là 60 FPS, vừa đủ để mình chơi chứ chưa dám leo rank. Khi chơi mình thấy mọt thứ mượt mà và đồ họa cũng đẹp mắt. Còn muốn FPS cao hơn thì chắc mình cần phải giảm đồ họa xuống mức thấp hơn.
Cuối cùng là PUBG, mình phải giảm đồ họa xuống mức thấp nhất để có được FPS trung bình khoảng 30. Với tựa game nặng như này, đôi lúc khi chơi xảy ra tình trạng giật lag.
Tuy nhiên, đây là điều bình thường với Vivobook S14 vì máy chủ yếu phục vụ giới văn phòng nhiều hơn. Với card đồ họa GeForce MX150 thì mình nghĩ chúng ta chỉ nên chơi những tựa game giải trí nhẹ nhàng mà thôi.
5. Tản nhiệt
Các khe tản nhiệt của máy được đặt ở gần bản lề giống như các mẫu laptop khác, cùng với đó là một khe hút gió ở cạnh đáy.
Tản nhiệt của máy mình thấy ở mức ổn với một quạt tản nhiệt đơn. Máy có nhiệt độ CPU vào khoảng 50 độ sau khi sử dụng khoảng 3 giờ liên tục. Đây cũng là mức bình thường với một laptop mỏng nhẹ như ASUS Vivobook S14.
Sau khoảng gần 1h chơi game thì máy cũng nóng lên khá nhiều với nhiệt độ hơn 90 độ C, đây cũng là mức chung của đa số laptop gaming có trên thị trường. Ngưng khoảng 15 phút không chơi game nữa, nhiệt độ hạ dần về mức 50 độ C.
6. Thời lượng pin
Trong điều kiện làm việc thông thường, độ sáng màn hình tối đa, wifi mở liên tục và loa ngoài ở mức âm lượng 50%. Mình sử dụng máy để làm các công việc văn phòng thông thường, nghe nhạc, chỉnh sửa Photoshop, gõ văn bản và lướt web thì trong vòng 2 tiếng buổi sáng, máy giảm từ 100% pin xuống còn 70%.
Ngoài ra, khi đo lượng pin máy với phần mềm Batterymon, mình thấy máy sẽ hoạt động được trong vòng hơn 8 tiếng liên tục trong điều kiện trên. Còn nếu sử dụng máy để chơi game hoặc các phần mềm đồ họa nặng, thời lượng pin trụ được tầm khoảng 4 giờ.
Kết luận
ASUS Vivobook S14 là một chiếc laptop phù hợp để lựa chọn sử dụng đa mục đích của các bạn trẻ hiện nay. Bạn có thể mua máy về làm văn phòng, chơi game giải trí hay làm đồ họa nhẹ nhàng cũng khá ổn.
Những ưu điểm lớn nhất trên chiếc laptop này là thiết kế mỏng nhẹ, viền màn hình siêu mỏng, cấu hình tốt với card đồ họa rời và cuối cùng là thời lượng pin rất trâu.
Còn bạn nghĩ gì về chiếc laptop này? Hãy để lại bình luận dưới đây nhé.
Biên tập bởi Tech Funny
Đánh giá ASUS ROG Strix SCAR II: Thiết kế đẹp, cấu hình mạnh, tản nhiệt tốt,... Nếu so với SCAR đời đầu thì SCAR II là phiên bản nâng cấp tốt nhất về cả ngoại hình lẫn cấu hình. Để rõ hơn thì mời các bạn xem thêm ở phía dưới. 1. Thiết kế Với mặt lưng bên ngoài, chúng ta vẫn nhận ra mặt kim loại phay xước tạo thành đường chéo đặc trưng của ROG Strix SCAR....