Đánh giá ảnh hưởng của Võ Đại tướng ngay trước lễ 49 ngày
“Con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp được miêu tả như một huyền thoại ngay từ khi ông còn sống”.
Hội thảo về chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Pháp: Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một huyền thoại
Đó là nhận định của các chuyên gia quân sự – chính trị- ngoại giao Pháp tại Hội thảo khoa học với tên gọi “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phân tích chiến lược” diễn ra ngày 14/11, tại Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trường quân sự – Bộ Quốc phòng Pháp.
Chuyên gia lịch sử quân sự Pierre Journoud – thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Trường quân sự Pháp khẳng định: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm thay đổi khái niệm truyền thống về “Đối thủ” trong binh lính Pháp” tại hội thảo một lần nữa nhấn mạnh đến tầm ảnh hưởng của con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp được miêu tả như một huyền thoại ngay khi ông còn sống. Báo chí thế giới gọi ông là “Người anh hùng dân tộc của Việt Nam”, “Người Anh hùng của Điện Biên Phủ”, “Napoleon của Việt Nam”, “Một trong những nhà chiến lược tài ba nhất của thế kỷ 21″, “Thiên tài quân sự”. Và theo tôi, còn nhiều khía cạnh cần đi sâu nghiên cứu về con người ông. Ví dụ chúng ta cần đào sâu về cuộc đời ông với tư cách một nhà giáo – một thầy giáo về lịch sử vô cùng đặc biệt, đi sâu nghiên cứu niềm đam mê của ông về lịch sử Việt Nam và cả lịch sử Pháp; cần nghiên cứu cuộc đời một nhà lãnh đạo chính trị…”.
Chuyên gia lịch sử quân sự Hugues Tertrais dẫn chứng lại những lời kể của một thầy giáo người Pháp từng dạy học trò Võ Nguyên Giáp ở cấp trung học nhận xét ngay từ khi còn đi học là “một cậu bé vô cùng thông minh, nói tiếng Pháp rất chuẩn, có nền tảng giáo dục rất tốt nhưng luôn giữ một tinh thần yêu nước, một tinh thần cộng sản từ khi còn nhỏ”.
Ông Jean Francois Morel, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Trường quân sự Pháp khẳng định rất cần thiết phải nghiên cứu về chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để mọi người, đặc biệt các thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử.
Video đang HOT
Nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi ở Mỹ
Ý kiến này đã được nhiều học giả Mỹ thừa nhận ngay khi biết tin Đại tướng vừa qua đời.
Tiến sỹ John Prados – một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ nghiên cứu về Việt Nam – về Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, ông từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một hội nghị giữa các quan chức, nhà sử học Mỹ với các quan chức và nhà sử học Việt Nam.
Ấn tượng của TS John Prados đối với Tướng Giáp là ông rất thân thiện, dễ mến và quả quyết, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ quan điểm của mình. “Tướng Giáp là một nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi đối với những gì đã xảy ra tại nước Mỹ. Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”.
Cả những đồng đội chiến đấu bên cạnh ông và các đối thủ đều xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại của lịch sử.
Marcel Bigeard, vị tướng danh tiếng từng tham gia chỉ huy quân đội Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ đã nói về Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Tướng Giáp đã chỉ huy quân đội của ông thành công trong hơn 30 năm. Điều này tạo thành một sức mạnh chưa từng có…”.
Nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland cũng từng tuyên bố:”Những phẩm chất làm nên một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại là khả năng đưa ra quyết định, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung và một trí tuệ hội tụ được những phẩm chất này. Tướng Giáp đã sở hữu tất cả”.
Gần 60 năm trước đây, sau trận chiến Điện Biên Phủ lừng lẫy, người Pháp đã từng gọi ông bằng danh xưng “ngọn núi lửa phủ tuyết”. Họ gọi như vậy là để ca ngợi tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu kiên cường của ông, một nhiệt huyết sôi sục, bùng nổ đằng sau vẻ bề ngoài điềm tĩnh.
“Ông ấy là một nhân vật huyền thoại và anh hùng của Việt Nam”, học giả người Australia, giáo sư Carl Thayer đã đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng những lời rất tốt đẹp như vậy.
Chiến lược gia quân sự lỗi lạc
Trước đó, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, nghe tin Đại tướng qua đời đã viết trên trang mạng xã hội Twitter chia sẻ cảm xúc: Tướng Giáp là “một chiến lược gia quân sự lỗi lạc”.
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Ông là một chiến lược gia quân sự lỗi lạc, người từng nói với tôi rằng chúng ta là ‘kẻ thù danh dự’”, Hill dẫn lời McCain hôm nay viết trên mạng xã hội Twitter.
Máy bay của ông McCain bị bắn trên bầu trời Hà Nội năm 1967 và ông trở thành tù nhân chiến tranh trong vòng 5 năm rưỡi.
Năm 1985, ông gặp Tướng Giáp trong một chuyến thăm Hà Nội, ngay sau khi được bầu vào Quốc hội Mỹ. Vào cuối buổi gặp mặt, đại tướng nói với McCain rằng người Mỹ là một kẻ thù “danh dự”. “Câu nói đưa ra từ ông ấy, điều đó phải có ý nghĩa nào đó”, McCain sau đó cho biết.
Ngày 17/11, hai họ Võ và Vũ sẽ làm lễ dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Thiền viện Sùng Phúc (thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội),đúng 49 ngày Đại tướng về với đất Mẹ Quảng Bình. Thiền viện Sùng Phúc toạ lạc trên một thửa đất rộng gần 4.000 mét vuông thuộc tổ dân phố số 10, phường Cự Khối, quận Long Biên, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 6 km. Thiền viện Sùng Phúc được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17 thuộc chốn Tổ Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Đến những ngày đầu Xuân Ất Dậu (2005), ngôi Thiền tự được Hòa thượng Thích Thanh Từ ban tên là Thiền viện Sùng Phúc, trong chuyến viếng thăm miền Bắc. Ngày 11/6 năm Mậu Dần (tức năm 1998), chùa làng hội đủ duyên lành đón thầy Thích Trúc Thông Giác về nhập tự giáo hóa. Đến ngày 16/2 năm Giáp Thân (2/5/2004), một ngôi nhà gỗ mái ngói hai tầng với tổng diện tích khoảng 460 m2 được khánh thành để sử dụng làm Thiền đường, giảng đường và trai đường tạm đủ cho khoảng 600 Phật tử thuộc thành phố Hà Nội và các vùng lân cận đến tu tập.
Theo Xahoi
Quảng Bình đã chọn được con đường mang tên Đại tướng
Đó là trục đường ven biển của xã Bảo Ninh chạy hướng Bắc - Nam, dài 7 km, mặt đường rộng nhất thành phố với 60m.
Một đoạn QL 1A chạy qua trung tâm Tp Đồng Hới.
Vừa qua, UBND TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã tổ chức cuộc họp bàn về phương án đặt tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự tham dự của nhiều cán bộ lão thành, lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.
Theo lãnh đạo UBND TP Đồng Hới, địa phương đã xây dưng 3 phương an đê lưa chon tuyên đương mang tên Đai tương Vo Nguyên Giap.
Phương an 1: chọn truc đương chinh rông 60m doc xa Bao Ninh dai hơn 7km hiên nay đa đươc đâu tư xây dưng vơi chiêu dai 4km.
Phương an 2: chọn tuyên đương Quôc lô 1A đi qua trung tâm thanh phô (đương Quang Trung- Hung Vương- Ly Thương Kiêt- Ly Thanh Tông) đi qua cac xa, phương Lôc Ninh, Băc Ly, Đông Phu, Đông My, Hai Đinh va Phu Hai.
Phương an 3: chọn đương Thông Nhât (đương 36m) thuộc đia phân phương Nam Ly va Đưc Ninh Đông.
Ngày 8/11, tin từ UBND TP Đồng Hới đã thống nhất phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và đang chờ lãnh đạo tỉnh Quảng Bình phê duyệt.
Đó là trục đường ven biển của xã Bảo Ninh chạy hướng Bắc - Nam, dài 7 km, mặt đường rộng nhất thành phố với 60m, đã được đầu tư xây dựng 4 km, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại với 4 làn đường, 3 con lươn phân cách (2 con rộng 3m, con ở giữa rộng 6m) và đến nay vẫn chưa được đặt tên. Trong tương lai, tuyến đường này sẽ nối TP. Đồng Hới với huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sau khi khánh thành trục đường này sẽ tạo nên một diện mạo mới cho thành phố Đồng Hới-thành phố du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hành lang phía đông thành phố Đồng Hới, và 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy...
Cùng với việc chọn đường để đặt tên Đại tướng, trước đó, Trường THPT Lệ Thủy (huyện Lệ Thủy) và Trường THPT Chuyên Quảng Bình cũng đã có Tờ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Đồng nhân dân tỉnh xin đổi tên Trường THPT Lệ Thủy thành Trường THPT Võ Nguyên Giáp, Trường THPT Chuyên Quảng Bình xin đổi tên thành Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp.
Theo Xahoi
Ảnh mới nhất về mộ Đại tướng: Hàng nghìn người vẫn đến mỗi ngày Trong những ngày vừa qua, tại khu vực Vũng Chùa vẫn có hàng ngàn người từ khắp nơi đến thắp hương tưởng nhớ vị Đại tướng kính yêu của dân tộc Việt Nam. Vòng hoa của đồng chí Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao viếng Đại tướng Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau,...