Đánh đu tại tận cùng của thế giới
Tại trạm theo dõi địa chấn ở Ecuador, bạn có thể thử cảm giác mạnh khi ngồi trên một chiếc xích đong đưa qua lại trong không trung, sát mép vực thẳm mà không có bất kỳ biện pháp an toàn nào.
Đi bộ đường dài vào sâu trong vùng hoang dã của Ecuador là một trạm theo dõi địa chấn với tên gọi là Casa del Arbol hay “Nhà Cây”, bởi đây chỉ là một ngôi nhà nhỏ đơn sơ được dựng lên trên một cái cây phục vụ cho công việc quan sát núi Tungurahua – một ngọn núi lửa đang hoạt động ở cách đó không xa.
Điều thu hút du lịch chính ở khu vực này không phải là ngôi nhà trên cây kỳ lạ này, thậm chí đây cũng không phải là một một địa điểm lý tưởng cho du khách quan sát núi lửa, mà điều đơn giản không ngờ đến là chiếc xích đu được mắc trên cành cây gần mép của một vách đá.
Đây là một chiếc xích đu đơn giản được làm từ mảnh gỗ gắn trên hai đầu dây thừng đối diện nhau và mắc trên một thanh kim loại nhô ra từ cành cây. Thoạt nhìn chiếc xích đu không có gì đặc biệt, nhưng có lẽ là cảm giác khi ngồi trên đó. Khi chiếc xích được đẩy nhẹ, đong đưa qua lại, nó sẽ mang bạn vào cõi hư không mà người ta gọi với một cái tên thích đáng là “Đánh đu tại tận cùng của thế giới”.
Chiếc xích đu sẽ vòm bạn vào không gian vô hạn, vượt ra ngoài rìa của vách đá cao đến 2.660 m so với mặt đất mà không có bất kỳ một sợi dây đai nào để bảo vệ sự an toàn
Video đang HOT
Du khách mạo hiểm luôn được chào đón để có một chuyến đong đưa trên chiếc xích đu. Trong khi nguy hiểm luôn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, nhưng khách đánh đu cũng luôn ý thức được sự rủi ro để không vô tình ném mình xuống vực thẳm một cách oan uổng.
Khi đã quyết định đi bộ đường dài đến đây, hầu như du khách đều dũng cảm để nắm lấy cơ hội của mình và tận hưởng những trải nghiệm thú vị trên chiếc xính đu đơn giản này.
Tính đến nay, vẫn chưa có một báo cáo nào về nạn tử vong xảy ra tại khu vực đánh đu mạo hiểm.
Giờ đây, Nhà Cây đã trở thành địa điểm giải trí nổi tiếng trên khắp các trang mạng xã hội và truyền thông thế giới. Những người từng đến đây khuyên rằng, cảm giác tuyệt vời nhất là đánh đu khi những đám mây che khuất ngọn núi lửa Tungurahua ở phía trước đó.
Theo Zing
Tiền Trung Quốc góp cho Philippines chỉ đủ mua...9 chai rượu
Đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên, nhưng hình ảnh của Trung Quốc cũng đang chìm trong "thảm họa danh dự".
Trong lúc hàng trăm nghìn người tại Philippines đang vật lộn để tìm thức ăn, nước uống, chỗ trú ngụ và chôn cất xác người thân sau cơn bão Haiyan, Trung Quốc đã nhanh chóng trích ra từ kho dự trữ tiền tệ lớn nhất thế giới trị giá 3,7 nghìn tỷ USD của mình và trao cho Philippines...vỏn vẹn 100.000 USD (!).
Đó là khoản cứu trợ chính thức đầu tiên Trung Quốc gửi Chính phủ Philippines. Đến thứ 5 ngày 15/11, để "gỡ" lại danh dự trước làn sóng chê bai khắp thế giới, Trung Quốc vội vã chuyển đồ cứu trợ trị giá 1,6 triệu USD đến tâm bão. Nhưng hành động này không cứu vãn được danh dự của một cường quốc đang nổi nhưng mang tiếng "bủn xỉn".
Một em bé trong trại tạm trú ở Tacloban, Philippines. (Nguồn: Theglobeandmail)
"Đúng là Trung Quốc còn nhiều dân nghèo, đúng là quan hệ Trung Quốc - Philippines đang căng thẳng, nhưng đó đường đường là "con rồng châu Á", nếu được phép gửi ý kiến tới Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi sẽ khuyên ông điều ngay một nhóm cứu viện hùng hậu đến Philippines", ông Ian Bremmer - Tổng Giám đốc tập đoàn Eurasia tại New York, chia sẻ.
Trong khi các nước đang dốc hầu bao quyên góp nhằm chia sẻ thiệt hại với nước bạn: Úc góp 28 triệu USD, Mỹ góp 20 triệu USD, Liên minh châu Âu góp 17 triệu USD, Anh góp 16 triệu USD, Nhật góp 10 triệu USD, Hàn Quốc góp 5 triệu USD, Vatican góp 4 triệu USD, Indonesia góp 2 triệu USD cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác, trong đó chỉ riêng các tổ chức tại Mỹ đã quyên góp được 300 triệu USD trị giá viện trợ.
100.000 USD của Trung Quốc chỉ đủ mua 9 chai rượu loại này. (Ảnh: BP)
Vậy mà số tiền cả Trung Quốc gửi đi chỉ bằng số tiền nghệ sỹ trượt băng nghệ thuật Hàn Quốc Kim Yu-na đóng góp, 100.000 USD chỉ đủ để mua...9 chai rượu 2006 Romanee-Conti.
Đặt lên bàn cân so sánh với nhiều nước khác, sự "nhỏ mọn" của Trung Quốc càng lộ rõ thêm. New Zealand có nền kinh tế quy mô GDP 167 tỷ USD, chỉ bằng một góc con số 8,4 nghìn tỷ USD tại Trung Quốc. Nhưng Chính phủ Wellington đã chung tay quyên góp được 1,7 triệu USD.
Nguyên nhân do đâu?
Mối bang giao chặt chẽ giữa chính phủ Manila và Washington từ lâu đã khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên. Tổng thống Philippines - ông Benigno Aquino cũng kiên quyết không lùi bước trước sự xâm lấn của Trung Quốc tại khu vực biển Đông, và làm Bắc Kinh nổi giận khi đâm đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài Liên hiệp quốc về yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông. Nhưng đây hoàn toàn là vấn đề chính trị riêng rẽ.
Ông Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị Đại học Hồng Kông chuyên nghiên cứu mối quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á, phát biểu: "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội thể hiện lòng hào hiệp của mình. Khoản viện trợ ít ỏi đó không thể cải thiện mối quan hệ vốn đã mong manh (với Manila)".
Để tự chữa ngượng, Trung Quốc đã gửi thêm 200.000 USD tới Philippines qua Hội chữ thập đỏ. Nhưng kể cả vậy, tổng cứu trợ của nước này còn ít hơn khoản nhận được từ chính Philippines trị giá 450.000 USD khi động đất Tứ Xuyên xảy ra năm 2008. Cho đến bây giờ, tổng khoản cứu trợ của Trung Quốc vẫn ít hơn khoản tiền 4,88 triệu USD nước này gửi Pakistan sau trận động đất xảy ra 2 tháng trước.
"Quyền lực mềm"
Sự việc này, nhìn trên góc độ vĩ mô, thuộc một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc không tạo dựng được hệ thống "quyền lực mềm". Thay vì dùng văn hóa, chính sách ngoại giao khôn khéo để kết thân với các nước trên thế giới, Trung Quốc chỉ dùng tiền. Trung Quốc rót rất nhiều tiền đầu tư vào các nước như xây dựng đường sắt tại Indonesia, hầm ngầm tại Brazil, điện lực tại Campuchia, thủy điện tại Lào, cầu đường tại Việt Nam, đường sá tại Zambia, nhà máy tại Malaysia, sân bay tại Myanmar, dàn khoan tại Uzbekistan, nhưng đổi lại, Trung Quốc muốn nắm toàn bộ quyền chi phối. Đó cũng là thông điệp Trung Quốc đang gửi đến Philippines.
Chuyên gia về các vấn đề thương mại Arvind Subramanian của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington nhận định: "Trung Quốc sẽ rất hùng mạnh, nhưng theo một cách lập dị", nước này chỉ có thể thâu tóm vật chất chứ không phải tình cảm từ thế giới. "Họ sẽ không bao giờ đạt được thứ quyền lực mềm mà Mỹ có - mọi người muốn tới Mỹ, sống ở Mỹ".
Có lẽ Trung Quốc đừng nên viện trợ Philippines, có lẽ ông Tập Cận Bình nên giữ khoản tiền đó lại và thuê cho Trung Quốc một công ty quảng cáo cộng đồng. Bởi lẽ đúng là Philippines đang chìm trong thảm họa thiên nhiên, nhưng hình ảnh của chính Trung Quốc cũng đang chìm trong "thảm họa danh dự".
Theo Diên đan Đâu tư
Lũ phá hỏng cầu, người dân "đánh đu" với tử thần Hàng trăm người dân xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đang phải "đánh đu" mạng sống trên cây cầu vừa bị bão lũ phá hỏng, được nối tạm bằng những... thanh tre, gỗ. Cầu Khe Lành dài hơn 50m bắc qua khe Lành, được xây dựng từ năm 2001 bằng bê tông, cốt thép. Cầu Khe Lành là đầu mối...