Đánh đu giữa lưng chừng trời – công việc “độc đáo nhất thế giới”
Một ngày đến Bà Nà (Đà Nẵng), bạn bắt gặp cảnh tượng những chàng trai treo mình trên dây, lơ lửng giữa không trung trên cánh rừng rậm rạp hay đu qua đu lại nơi lưng chừng thác. Đừng nghĩ đó là cảnh quay mạo hiểm của một bộ phim hành động…
Đó đơn giản là các nhân viên kỹ thuật cáp treo đang nhặt rác giữ rừng xanh. Để nhặt rác trong rừng, trên núi, các chàng trai này sẽ đánh đu từ cáp treo, tụt dần xuống thu gom rác mà du khách xả xuống các vách đá, chân thác, trên ngọn cây…
Khi được hỏi về việc tại sao lại có “nghề tay trái” độc đáo thế này dành cho nhân viên kỹ thuật cáp treo, anh Tạ Duy Quỳnh – nhân viên bảo dưỡng cáp treo – trả lời ngắn gọn và đầy hóm hỉnh: “Do bệnh nghề nghiệp”.
Đối với nhân viên kỹ thuật, sự cẩn thận, cầu toàn trong từng chi tiết đã trở thành tính cách đặc trưng của các anh, nên chỉ một chiếc túi nilon của du khách vứt trên đường lên đỉnh núi Bà Nà cũng cần phải được thu gom gấp.
Tuy nhiên do địa hình núi rừng hiểm trở, nhiều vị trí phức tạp không thể đi đường bộ, lại thêm gió thổi làm rác bị bay lên các lùm cây, khe suối nên phương án nhặt rác có một không hai này được nhân viên kỹ thuật áp dụng. Các anh nói vui với nhau, đây là công việc “độc đáo nhất thế giới”.
“Mỗi lần đu dây cáp giữa cánh rừng nguyên sinh tôi có cảm giác như đang trải nghiệm môn thể thao mạo hiểm đầy thú vị”, anh Bùi Văn Thắng – nhân viên bảo dưỡng cáp treo – chia sẻ.
Công việc không dành cho người yếu tim và sợ độ cao
Anh Lê Phước Dũng – Tổ trưởng bảo dưỡng cáp treo – còn khẳng định: “Nếu tham dự cuộc thi về đu dây trên không, nhất định tổ chúng tôi sẽ giật giải”. Chúng tôi hiểu rằng đó chỉ là cách nhìn lạc quan của các anh để quên đi những khó khăn, vất vả và nguy hiểm trong công việc “có một không hai” của mình.
Video đang HOT
Các anh cần mẫn vượt qua những tảng đá trơn trượt, men theo khe đá, luồn lách sâu vào cánh rừng rậm để nhặt từng mẩu rác. Những ngày sương mù hay vào mùa đông, việc nhặt rác trở nên khó khăn hơn nhiều. Ngoài thời tiết bất lợi, họ còn phải đối mặt với rắn, vắt và các loài côn trùng độc khác.
Thế nhưng chỉ với cây sào dài chừng 3m, chiếc túi đeo bên hông, bộ đàm và đồ bảo hộ, dấu chân của các anh đã in khắp cánh rừng.
Công Bính
Ảnh: DNP
Theo Dantri
Tarzan nghề độc lạ ít ai ngờ ở rừng Bà Nà
Treo mình giữa không trung chỉ với sợi dây cáp mỏng manh, họ như những chàng "Tarzan" cần mẫn đu dây để bảo dưỡng hệ thống cáp treo khổng lồ và nhặt rác cho rừng nguyên sinh Bà Nà Núi Chúa (Đà Nẵng).
Lơ lửng giữa không trung với điểm tựa duy nhất là sợi dây cáp mỏng manh. Bên dưới là những cánh rừng rậm rạp với thác nước trơn trượt, vách đá hiểm trở cùng với rắn, với vắt vào những ngày mưa, thế nhưng, trong suốt những năm qua, đội ngũ nhân viên kỹ thuật cáp treo Bà Nà vẫn âm thầm làm thêm một nhiệm vụ đặc biệt, thu gom rác.
Ban quản lý Khu du lịch Bà Nà Núi Chúa rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho du khách bỏ rác đúng nơi quy định... Đồng thời, để bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ không gian của khu rừng nguyên sinh Bà Nà, Ban quản lý khu du lịch luôn quan tâm đến vấn đề thu gom rác thải.
Chính vì thế, đội kỹ thuật cáp treo Bà Nà bên cạnh việc bảo dưỡng hệ thống cáp treo khổng lồ này, vẫn thường xuyên thực hiện nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh môi trường và bảo hộ nguyên trạng rừng nguyên sinh. Dấu chân in khắp khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, với họ, đây không chỉ là công việc đơn thuần mà còn là một cách thiết thực để giữ cho núi rừng mãi xanh tươi.
Dưới đây là những hình ảnh hết sức ngoạn mục mà về một công việc thầm lặng mà đội ngũ kỹ thuật cáp treo Bà Nà đã dành hết tình yêu cho nó:
Địa hình núi rừng hiểm trở, suối sâu, vực thẳm nên phương án nhặt rác có một không hai này được nhân viên kỹ thuật Bà Nà áp dụng
Bên cạnh công việc bảo dưỡng cáp treo, đội ngũ kỹ thuật Bà Nà còn thường xuyên đu dây để nhặt rác
Hành trang mang theo là bộ đàm, đồ bảo hộ, túi đựng rác và một cây sào dài 3m
Giống như công việc bảo dưỡng cáp treo, công việc này cũng đòi hỏi sự tập trung, cẩn trọng và tinh thần, ý thức trách nhiệm cao. Vì thế khâu kiểm tra thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho đồng đội là vô cùng quan trọng!
Để thả người xuống cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa kỹ thuật vận hành cáp treo và kỹ thuật điều khiển sợi cáp
Thông qua bộ đàm, các nhân viên kỹ thuật sẽ phối hợp với nhân viên vận hành cáp để dừng cabin tại những nơi họ sẽ thả mình theo dây leo núi chuyên dụng
Sau hành trình lơ lửng trên không ở độ cao hơn 60m...
chỗ đáp của họ có thể là ngay chân thác nước
Bên vách đá
Thậm chí cheo leo trên một tán cây
Họ cần mẫn vượt qua những tảng đá trơn trượt, men theo khe đá, luồn lách sâu vào cánh rừng rậm để nhặt rác
Những ngày sương mù, hay vào mùa đông, công việc trở nên khó khăn hơn nhiều. Ngoài thời tiết bất lợi, họ còn phải đối mặt với rắn, vắt và các loài côn trùng độc hại khác
Phút thư giãn sau những giờ làm việc đầy căng thẳng để giữ cho rừng nguyên sinh Bà Nà luôn sạch đẹp
Theo Infonet
Tá hỏa vì sinh vật lạ lúc nhúc quanh cối đâm tiêu Lúc 17 giờ ngày 15/3, tại nhà anh Trần Đình Thanh (SN 1971, ngụ 22/10 đường chùa Ba Na, KP Đông Tân, P Dĩ An, TX.Dĩ An, Bình Dương), nhiều người dân đã tá hỏa khi chứng kiến hàng trăm sinh vật lạ bò lúc nhúc quanh chiếc cối. Anh Thanh kể, từ trước Tết, anh đã mua chiếc cối tại một tiệm...