“Đánh động” nguy cơ Cát Bà có thể rơi vào “Top nguy hiểm”
Du lịch đang là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của người dân vào thời điểm này. Nhưng nỗi ám ảnh “chặt chém” ở Sầm Sơn vừa tạm lắng đi, lại rộ lên những “cáo buộc” mới với Cát Bà dù cũng có ngay khá nhiều lời “biện hộ”.
Cảnh ùn ứ, chen lấn vào cửa đi tàu tại bến Bính – TP Hải Phòng (ảnh minh họa của Thế Cường, chụp chiều 1/9/2012 )
Top an toàn, Top nguy hiểm
Những gì làm sục sôi dư luận suốt thời gian qua cũng đã được xác thực qua Báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam (DLVN) vừa diễn ra sáng 6/6 tại Hà Nội. Cụ thể là 7 vấn đề đang tác động tiêu cực đến ngành du lịch đều đã được du khách phản ánh, cảnh báo, chất vấn… rất nhiều.
Có những điểm chung giữa phán xét của du khách nói chung với nhận định của Bộ VHTTDL, đặc biệt là về “điểm nóng” Sầm Sơn (Thanh Hóa). Bên cạnh đó, những cái tên lọt vào “Top 7″… nguy hiểm các địa phương thường xuyên để xảy ra tình trạng tổ chức du lịch có nhiều lộn xộn như Hà Nội, TPHCM, Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng bị dư luận mổ xẻ kha khá. Còn Cửa Lò (Nghệ An) ít điều tiếng hơn một chút. Đà Lạt (Lâm Đồng) và Nha Trang (Khánh Hòa) hầu như không bị tiếng chê qua các bình luận của bạn đọc trên Diễn đàn Dân trí.
Hai địa phương Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) được Bộ VTHTDL ghi nhận là chính quyền quản lý tốt, ít để xảy ra vi phạm. Điều này hoàn toàn trùng khớp với đánh giá chung của du khách cả nước.
Còn với Cát Bà (CB), không nhiều như Sầm Sơn nhưng bạn đọc cũng đã không ít lần phàn nàn về “những con sâu làm rầu nồi canh” trong dịch vụ du lịch nơi đây. Lần này nữa, dư luận cũng có chê, có khen và cả nhắn nhủ, nhắc nhở. Mục đích chung có lẽ là cũng muốn “đánh động” các cơ quan chức năng địa phương để có ngay những biện pháp cần thiết lựa chọn cho du lịch CB một hướng đi đúng, tránh nguy rơi vào “Top nguy hiểm” – bị coi như điểm du lịch xấu xí, bị du khách tẩy chay.
Đi tàu cao tốc (ảnh: Ngọc Vy, VTC News)
Phòng hơn Chống
Dưới đây là một số ý kiến bạn đọc đại diện cho các luồng dư luận khác nhau về du lịch CB:
“Mình là người CB đây, nhưng thực lòng mà nói vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ của CB, đặc biệt là dịch vụ tàu xe thì quá tệ, nhất là vào mùa hè. Hầu như mỗi lần về thăm nhà vào mùa hè mình đều cảm thấy không hài lòng với dịch vụ tàu xe, kể cả tàu cao tốc. Họ luôn bán quá số vé, nhiều người phải ngồi ghế phụ, xuống tàu thì chen nhau như chạy loạn… Có mấy lần rút kinh nghiệm không đi tàu cao tốc nữa mà chuyển sang đi tàu liên vận với hi vọng lượng người đi ít hơn, nhưng cũng chưa lần nào thoát được cảnh chờ xe đến đón (cả khi đi và khi về). Họ huy động tất cả xe và tàu để chở khách, nhưng khi sang đến đầu bên kia thì không có xe đón, làm cả gần trăm người vạ vật ở bến để chờ xe. Có lần phải chờ đến hơn một giờ đồng hồ họ mới thuê xe của hãng xe khách đến tăng bo… Ôi chẳng biết đến bao giờ cơ quan quản lý mới khắc phục được tình trạng này, để hình ảnh du lịch CB được cải thiện?
Nói như vậy không phải tất cả dịch vụ ở CB đều tệ, nhưng riêng về tàu xe mình khuyên mọi người nếu không muốn đi tàu cao tốc thì xe liên vận chỉ nên dùng dịch vụ của Hoàng Long. Mình thừa nhận nếu đã lên tàu, xe của Hoàng Long chưa bao giờ mình phải chờ đợi. Dịch vụ lưu trú và ăn uống ở các khách sạn lớn thì bây giờ cũng tốt hơn mấy năm trước rất nhiều” – Mr Linh:linh.sst@gmail.com
Video đang HOT
“Tôi là người Hải Phòng, nhưng thật bất bình với việc chém chặt khách của du lịch CB bị phản ánh thế này. Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng vào cuộc tích cực. Nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì cần bị tước giấy phép kinh doanh, phạt thật nặng. Muốn biết cụ thể, các vị đi du lịch vào ngày nghỉ cuối tuần thì rõ… Cứ là thu tiền phòng gấp 2 hay gấp 3 lần tiền ngày thường, đó là tình thạng chung của CB rồi…” - PH:hp@gmail.com.vn
“Tôi cũng vây, không tới lân thứ 2. Mặc dù đi xe của nhà tự lái, tự khám phá. Trên đường đi không có gì đê phàn nàn. Cảnh rât đẹp, sơn thủy hữu tình, 1 bên núi, 1 bên biên xanh. Chỉ có điêu khi đên nơi, CB ơi, dân nhiều người không muôn quay lại nữa. 1 bữa ăn tôi cho 4 người, không có gì là cao lương mỹ vị nhé: 1 kg tôm, 1 kg ghẹ, 1 con cá vừa cho 4 người ăn, 1 âu cháo cá, 8 chai bia, 2 lon nước ngọt = giá 7, 8 triệu. Hic…” – Tuan Ha: intuanha@gmail.com
“Nguyên nhân theo tôi là:
1/. Tư duy ngắn hạn, không tạo được 1 cộng đồng làm du lịch nên mạnh ai nấy &’chém’. Nơi nào chính quyền yếu, nơi đó dịch vụ lộn xộn.
2/. Chính quyền địa phương thu phí kinh doanh dịch vụ cao (kể cả khoản thu mềm), dân phải &’chém’ khách để bù vào.
3/. Khách du lịch không quyết liệt với các hành động &’chặt chém’ này. Cần cảnh giác với tất cả dịch vụ, dần dần chủ sẽ không còn coi khách là &’gà’ được nữa” – Minh: minhs@hotmail.com
Đội quân xe ôm đông đảo tại Cát Bà (ảnh minh họa: Thế Cường)
“Tôi vừa mới đi CB về được 2-3 tuần (đi vào giữa tuần), thấy cũng bình thường mà. Vé tàu như niêm yết, mỗi người một chỗ. Khách sạn bình thường tại trung tâm thị trấn 250.000đ/ngày đêm, xe đạp đôi 30.000đ/h, ăn uống đắt đỏ hơn ở Hà Nội một chút thôi, thậm chí có chỗ còn bán rẻ hơn chỗ tôi sinh sống ở Hà Nội… Đâu đến nỗi như bài báo nói nhỉ?” – Nguyễn Hoài: Hoailin09@gmail.com
“Mình là hướng dẫn viên vừa đi tour CB 3 ngày 2 đêm, thấy dịch vụ vẫn rất ổn nếu có liên hệ trước. Cả hệ thống khách sạn và nhà hàng nổi đều rất ổn. Đi lại thì thứ nhất đi ra đảo nên đi phà Tuần Châu, cũng không mất quá nhiều thời gian so với đi tàu cao tốc mà lại có thể ngắm cảnh thư giãn luôn :) Còn dịch vụ xe ôm ở CB quanh thị trấn thì giá chung là 10k rồi. Thế nên có đi xa gần gì cũng 10k/1 người, kể cả xe điện cũng vậy. Chúc mọi người có chuyến du lịch ra CB vui vẻ!” – Shady: chilagiacmobenem_tyt@yahoo.com
Vẫn hy vọng lời chúc đó luôn hiệu nghiệm với tất cả du khách.
Theo Dantri
Sầm Sơn: Mảng sáng chưa đủ xua tan mảng tối
Những con số tiền phạt ở Sầm Sơn, lạ thay lại gặt hái được khá nhiều lời ngợi khen cũng như phần nào lấy lại được niềm tin của du khách. Tuy nhiên tâm lý chung vẫn còn e ngại, muốn chờ đợi xem những tín hiệu ban đầu liệu có sức sống lâu bền?
Ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn khẳng định sẽ tiếp thu và kiểm tra những vấn đề phản ánh từ dư luận (ảnh: Duy Tuyên)
Tín hiệu lạc quan
Bức tranh du lịch Sầm Sơn có vẻ đã bắt đầu le lói mảng sáng, khiến tâm tư, trăn trở của cả du khách và người dân Thanh Hóa nói chung, Sầm Sơn nói riêng đã có được những thay đổi bước đầu có phần tích cực hơn:
"Hoan hô Chủ tịch mới của thị xã Sầm Sơn. Phải làm mạnh và liên tục nếu có xảy ra vấn đề tương tự. Tôi cũng là người Tp. Thanh Hóa, nhưng mỗi khi xuống Sầm Sơn cũng rất ngại vì sợ bị "chém" - Lê Ngọc Hưng:ngochung2k01@gmail.com
"Rất đồng tình với Đội quản lý thị trường số 2 với biện pháp đầu tiên này. Cũng mong Đội quản lý thị trường số 2 mạnh tay hơn nữa để Sầm Sơn không còn là mối ác cảm với du khách trong và ngoài nước nữa..." - Ngoc Thanh: nthanh@gmail.com
Chúng tôi ủng hộ cách làm của lãnh đạo TX Sầm sơn. Chỉ có phạt tiền thật nặng và tịch thu giấy phép kinh doanh mới thay đổi được TƯ DUY kinh doanh kiểu chộp giật và mới làm cho môi trường du lịch Sầm Sơn được cải thiện" - Manh Thuong: manhthuong4@yahoo.com
"Mình là người Sầm Sơn, rất hoan nghênh lãnh đạo Sầm Sơn làm nghiêm như vậy để Sầm Sơn sau này sẽ có nhiều khách du lịch đển và thoái mái, không còn lo bị chặt chém nữa" - Trinh Tu Toan: mesitoan01@gmail.com
"Cùng với việc cơ quan chức năng xử lý quyết liệt những kẻ chặt chém, tôi mong những người sống nhờ du khách ở Sầm Sơn cũng phải tự "xử lý " mình đi thì mới lấy lại niềm tin cho du khách được" - Ha Tien Tien: Tienvc2@gmail.com
"Hoan hô chính quyền Sầm Sơn, Thanh Hóa. Những quyết định xử phạt như vậy có tính răn đe cao và tôi tin rằng Sầm Sơn sẽ dần lấy lại niềm tin của du khách. Nếu chính quyền không vào cuộc quyết liệt thì chắc chẳng bao lâu nữa bãi biển Sầm Sơn chỉ còn là bãi cát không người. Ngoài ra tôi nghĩ chính quyền sở tại cần có những buổi họp dân để phân tích cho họ hiểu rằng: chặt chém hôm nay thì ngày mai bản thân họ sẽ... chết vì không ai đến Sầm Sơn nữa!!!" - Lê Liêm: leliem123@yahoo.com
"Thật là tín hiệu tốt! Việc quản lý như thế này không chỉ áp dụng ở Sầm Sơn, mà nên áp dụng ở mọi địa điểm du lịch trên toàn quốc. Bảng niêm yết giá nên có cả tiếng Anh để khách nước ngoài có thể đọc được và chủ động" - Minh Hiếu: chie_march_1987@yahoo.com
Bảng niêm yết giá tại bãi biển Sầm Sơn
Du khách vẫn... thấp thỏm
Vâng, chắc chắn một vài cánh én chưa thể làm nên mùa xuân. Hơn nữa những nỗi ám ảnh đã bao năm qua về cách làm ăn "9 tháng mài dao, 3 tháng chặt" dù không phải chỉ riêng ở Sầm Sơn nhưng đã bị quy thành "đặc sản" có tiếng nhất của nơi đây vẫn còn in dấu đậm nét trong suy nghĩ của biết bao người.
"Tôi ở Thanh Hóa mà nghe đến Sầm Sơn cũng nản nữa là.... Nay cơ quan chức năng làm được vậy là tốt rồi, nhưng không biết có làm được triệt để không và làm được trong bao lâu?" - Anh Hung: anhhungktv@gmail.com
"Cũng như muối bỏ bể cả thôi, làm cho có vì dân và du khách bức xúc quá. Mình ở trên TP Thanh Hóa xuống Sầm Sơn chơi còn bị hét giá, chứ huống gì người ngoại tỉnh đến Sầm Sơn tham quan, vui chơi?" - Bánh: kamike07@gmail.com
"Vân bị chém như thường, hành đông vừa rôi mới chỉ là... thế thôi. Không tin bạn cứ thử sẽ biêt ngay. Tôi vừa đi vê, trong bữa ăn tôi đã hỏi giá tất cả chỉ trừ bát tương ớt. Ăn xong bị &'siêt cô' bát tương. Hỏi lại chủ quán tại sao đắt thế, hắn nói là &'chưa hỏi giá bát tương'. Trời!!!!" - Luong: luonglx@gmail.com
"Mình vừa đi Sầm Sơn cuối tuần trước. Uống nước dừa phải trả thêm tiền đá và đường. Lần sau chắc chẳng bao giờ đến chỗ đó nữa" - Trung Nguyen: trungnc1980@gmail.com
"Rồi cũng đâu vào đấy thôi, tôi khẳng định năm nay sẽ còn rất nhiều người bị chém, ví dụ như 500 nghìn đồng 1 ly cà phê... Tôi nghĩ, chỉ là xoa dịu cơn đau đầu chút thôi, chứ có sự... thông đồng ăn hoa hồng với quán rồi.... Thử điều tra kỹ mà xem!" - Nguyễn Hải: anhhai19@gmail.com
"Tôi là người Sầm Sơn nên tôi biết rất rõ vấn đề chặt chém khách. Tôi thấy giá bán ở đây là rất cao. Tuy nhiên nguyên nhân cũng là do chính quyền thị xã áp đặt thuế và các khoản phí quá cao, làm cho người kinh doanh dịch vụ phải bán giá cao mới bù lại được thuế. Trong chuyện này, người dân thu lợi không được bao nhiêu, mà chỉ có chính quyền là được nhiều mà thôi" - Nguoi Sam Son: ha_vu_1982@yahoo.com
"... Tôi đi Sầm Sơn hôm 17/4 chưa khai Hội. Tại bãi đỗ xe ở Hòn Trống Mái (tôi đỗ xe ở mép đường, không vào bãi), theo thông báo thì chưa đến ngày thu tiền thế mà mấy bà mang quyển vé tự chế xé cho tôi và đòi 20.000 đồng. Tôi chỉ vào biển niêm yết giá của UBND dựng cạnh đó, họ nói: Không nộp thì khỏi đi!" - Ninh: ninh.vn@gmail.com
Kios của ông Nguyễn Hữu Minh - nơi thu tiền sai đối với du khách vừa bị xử phạt
Và chắc hẳn rất nhiều bạn đọc cùng đồng ý với điều được Cham Phuongchamphuong@yahoo.com.vn nhấn mạnh:
"Tôi nghĩ cái gì cũng bắt đầu từ con người mà ra, chủ yếu là người đứng đầu... Tất cả đều làm được, nhưng các nhà quản lý có muốn làm hay không thôi..."
Cũng như điều Trần Đoàn: trandoanyb@yahoo.com.vn lưu ý:
"Một tiến bộ ban đầu chưa đủ đảm bảo để tất cả các cơ sở còn lại không chặt chém tiếp. Cách tốt nhất là du khách tự quyết định mình có thò cổ cho chặt chém hay không... Đã có quá nhiều cảnh chặt chém ở đây, điều đó chắc là đã ăn vào máu của nhiều người kinh doanh tại đây rồi, nhiều vụ việc đọc mà... kinh hoàng! Tôi cho là chỉ khi nào thật vắng khách, họ mới nhận thức được đầy đủ việc kinh doanh ổn định và lâu dài. Mà việc đó phụ thuộc vào chúng ta đó, các du khách ạ!"
Theo Dantri
Chặt chém ở Sầm Sơn: Vi phạm sẽ không được kinh doanh "Chúng tôi thiết tha đề nghị với du khách khi có sự việc gì gọi điện báo ngay cho chúng tôi. Ai vi phạm sẽ phạt nghiêm ở mức tối đa và không cho tiếp tục kinh doanh nữa". Đó là khẳng định của lãnh đạo Sầm Sơn đối với những hành vi vi phạm. Để kiểm chứng những phát biểu của lãnh...