Đánh “đòn gió” với Giám đốc FBI, Trump tự mình chuốc thêm rắc rối
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump đột ngột sa thải Giám đốc FBI James Comey tuần trước, mối quan tâm của lưỡng đảng ở Mỹ giờ đây không chỉ là lựa chọn người thay thế Comey mà còn sự ám chỉ của ông chủ Nhà Trắng về việc ông bí mật ghi âm các cuộc đối thoại với vị giám đốc vừa bị “trảm”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng ám chỉ có băng ghi âm đoạn nói chuyện với cựu giám đốc FBI bị ông sa thải James Comey
Các nhà lập pháp chủ chốt của đảng Cộng hòa và Dân chủ ngày 14.5 đang gây áp lực, yêu cầu Tổng thống Trump giao các băng ghi âm các cuộc đối thoại giữa ông và Comey nếu có.
Yêu cầu của họ dựa trên tuyên bố trên Twitter của ông Trump tuần trước rằng: “James Comey nên hy vọng rằng không có đoạn ghi âm nào cuộc nói chuyện của chúng tôi trước khi ông ấy rò rỉ thông tin cho báo chí!”, Trump viết trên Twitter.
The Hill bình luận, lời ám chỉ của Trump về băng ghi âm với giám đốc FBI đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng xung quanh Nhà Trắng kể từ khi Trump sa thải Comey vào ngày 9.5.
“Nếu có bất cứ băng ghi âm nào về những cuộc đối thoại, chúng cần phải được giao nộp”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham nhấn mạnh.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Lee, một cựu công tố viên liên bang, nói rằng việc chuyển giao những băng ghi âm như thế cho Quốc hội “có thể là điều không thể tránh khỏi”.
Video đang HOT
Lãnh đạo Thượng viện Charles Schumer nói rằng nếu như băng ghi âm thực sự tồn tại, “tổng thống phải giao nộp chúng ngay lập tức”.
“Việc hủy chúng là hành vi vi phạm luật pháp. Ông ấy nên chuyển chúng tới Quốc hội và các nhà điều tra”, nghị sĩ Schumer nhấn mạnh.
Trong khi đó, về phần mình, khi được hỏi về các băng ghi âm với cựu giám đốc FBI, ông Trump nhấn mạnh: “Tôi sẽ không nói về điều đó. Tất cả những gì tôi muốn là Comey trung thực và tôi hy vọng ông ta sẽ trung thực. Tôi chắc anh ta sẽ như thế. Tôi hy vọng thế”.
Trump và các trợ lý của ông cũng phủ nhận thông tin rằng Tổng thống từng yêu cầu ông Comey cam kết trung thành và giám đốc FBI lúc đó đã từ chối.
Hiện nhiều thành viên đảng Dân chủ vẫn đang tiếp tục kêu gọi chỉ định công tố viên đặc biệt điều tra về mối liên hệ của ông Trump và Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.
Lãnh đạo Thượng viện Schumer nói với CNN rằng nhiều thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tuyên bố chỉ ủng hộ tân giám đốc FBI mà Trump cho đến khi Bộ Tư pháp chỉ định một công tố viên đặc biệt.
Quan điểm của các nghị sĩ đảng Dân chủ cho thấy bất kỳ ai được ông Trump bổ nhiệm có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến xác nhận từ Quốc hội.
Trong khi đó, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa tuyên bố việc này là không cần thiết.
“Đây không là một cuộc điều tra hình sự. Tôi thấy không cần một ủy ban đặc biệt”, nghị sĩ Graham tuyên bố.
Trong một cuộc khảo sát của NBC News-Wall Street Journal, 29% người Mỹ đồng ý việc sa thải ông Comey trong khi 38% trả lời không. 32% nói rằng họ không có đủ thông tin để trả lời. Một cuộc khảo sát cho kết quả, 78% người Mỹ muốn một công tố viên đặc biệt hoặc ủy ban độc lập điều tra tiếp về mối liên hệ giữa Trump và Nga trong khi 15% nói rằng họ muốn Quốc hội điều tra sự thật.
Lời ám chỉ trên của Trump làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng xung quanh Nhà Trắng kể từ khi Trump sa thải Comey vào ngày 9.5, theo The Hill.
Theo Danviet
Bật mí về người tạm thay James Comey ngồi vào "ghế nóng" FBI
Sau khi Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey bị Tổng thống Donald Trump sa thải tối 10.5, Phó giám đốc FBI Andrew McCabe đảm nhiệm vị trí quyền giám đốc.
Đây là lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, một phó giám đốc FBI được bổ nhiệm làm giám đốc tạm thời. Năm 1993 khi Tổng thống Bill Clinton sa thải Giám đốc FBI William Sessions, Phó giám đốc Floyd Clarke giữ chức quyền giám đốc trong 44 ngày cho đến khi ông Clinton bổ nhiệm ông Louis Freeh làm giám đốc mới.
Với kinh nghiệm 21 năm làm việc tại FBI, tháng 1/2016, ông McCabe trở thành phó giám đốc, có nhiệm vụ giám sát tất cả các cuộc điều tra FBI tiến hành trong và ngoài nước, cũng như mọi vấn đề liên quan hoạt động tình báo.
Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe. Ảnh: NBC News.
Nhiều người cho rằng, giám đốc mới của FBI sẽ là ông Robert Mueller - người 4 năm trước lọt vào danh sách giám đốc FBI tiềm năng, nhưng cuối cùng Tổng thống Barack Obama chọn ông James Comey. Một ứng viên khác là ông Mike Rogers - cựu nhân viên FBI, cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhân viên đương chức và nghỉ hưu của FBI với hơn 13.000 thành viên.
Trước khi ông Comey được bổ nhiệm, ông Mike nằm trong danh sách giám đốc tiềm năng. Ông Ken Wainstein, cựu Trưởng phòng an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp, cũng được dự đoán cho vị trí giám đốc FBI. Ông từng là cố vấn cho cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper.
Một số nhân viên hiện nay và cựu nhân viên FBI cũng nằm trong danh sách ứng cử viên tiềm năng. Đó là ông Michael Mason - cựu giám đốc điều hành của FBI.
Trước đây, ông Mason giám sát các cuộc điều tra hình sự và không gian mạng, phối hợp các hoạt động quốc tế và ứng phó khủng hoảng của cơ quan. Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani cũng được cho là ứng cử viên sáng giá.
Ông Giuliani là người đại diện cao cấp trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, cũng từng được xem xét cho một số vị trí trong chính quyền mới của ông Trump như chức tổng chưởng lý, ngoại trưởng...
Theo Lan Anh (Tiền Phong)
Trump bắt tay đánh lạc hướng dư luận khỏi bê bối James Comey Tổng thống Mỹ Donald Trump đêm 11.5 đặt bút ký sắc lệnh thành lập một ủy ban điều tra các cáo buộc gian lận bầu cử mà ông từng tuyên bố năm 2016 trong bối cảnh dư luận đang sôi sục trước việc Giám đốc FBI James Comey bất ngờ bị sa thải. Việc sa thải Giám đốc FBI James Comey đang kéo...