‘Đánh cược tính mạng’ nếu phớt lờ vô lăng ô tô có dấu hiệu nặng
Hiện tượng vô lăng ô tô nặng có nhiều nguyên nhân nếu tài xế không nhanh trí tìm hiểu và xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trong quá trình sử dụng ô tô, vô lăng là một trong những bộ phận luôn tiếp xúc nhiều nhất, gắn liền với người dùng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, người dùng bỗng cảm thấy tay lái có hiện tượng nặng, sượng hoặc trả lái chậm. Đây chính là dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên đa phần người sử dụng ô tô không biết tại sao xe lại gặp tình trạng như vậy và cách xử lý như thế nào dẫn đến khó điều khiển và gặp phải nhiều phiền phức, thậm chí còn gây tai nạn do không kiểm soát được tình hình.
Vô lăng có hiện tượng nặng, đánh lái chậm có nhiều nguyên nhân cần xử lý ngay
Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô trở nên nặng đến từ dầu trợ lực lái, do quá trình bảo dưỡng không thường xuyên dẫn đến mức dầu trợ lực lái thấp hơn mức bình thường. Đối với trường hợp này, có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu có thể bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường. Không để hiện tượng này diễn ra lâu rất dễ hỏng toàn bộ hệ thống lái sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả tài xế lẫn người đi đường. Thậm chí còn mất khoản tiền lớn để sửa chữa.
Video đang HOT
Ngoài ra, vô lăng nặng cũng có thể do cánh bơm dầu trợ lực bị mòn, dây dẫn dầu bị nứt hoặc hỏng khiến lượng dầu đến thước lái không đảm bảo dẫn đến tình trạng trên. Khi xe bị lỗi này, lái xe có thể phải mang xe đến trung tâm bảo dưỡng, thay cánh bơm, thay dây dẫn dầu trước khi quá muộn.
Trong trường hợp vô lăng đánh lái chậm có thể đến từ nguyên nhân áp suất và lưu lượng dầu bơm không đảm bảo khiến thước lái dịch chuyển chậm do đó dẫn đến việc đánh lái ô tô trở nên chậm hơn bình thường. Ngoài ra, thước lái bị hở séc-măng khiến dầu tràn và lọt sang khoang bên hoặc trường hợp do thanh dẫn lái bị khô mỡ khiến khả năng bôi trơn kém cũng là nguyên nhân đánh lái chậm.
Đối với hiện tượng này, cần bôi trơn thước lái và thanh dẫn lái. Việc này đòi hỏi kỹ thuật cao nên bạn hãy mang xe đến gara và tiến hành sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Nguyên nhân thứ hai có thể nghĩ tới là dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Điều này dẫn đến việc thiếu công suất dẫn động bơm. Khi xe chạy chậm, sự thiếu hụt này càng dễ cảm nhận (vì số vòng tua của bơm trợ lực xuống quá thấp và lực cản đánh lái lúc này lớn hơn). Khi gặp nguyên nhân này người lái xe cần phải kiểm tra và điều chỉnh dây đai theo hướng dẫn. Cách tốt nhất nên kiểm tra càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh tại những gara uy tín.
Theo VietQ
Những lưu ý quan trọng khi vô lăng ô tô bị lệch
Vô lăng ô tô bị lệch sẽ khiến cho tài xế bị mất lái và có thể gây tai nạn thảm khốc nếu không xử lý kịp thời.
Nhiều xe ô tô chạy lâu ngày đột nhiên phát hiện hiện tượng vô-lăng bị lệch. Vô lăng lệch tức là kể cả khi tài xế không tác động, vô lăng vẫn tự xoay nhẹ sang 1 bên và xe sẽ chạy theo đường cong thay vì đường thẳng. Trong trường hợp muốn chạy thẳng, tài xế cũng phải ghì lấy vô lăng, giữ khó chịu.
Vô lăng xe ô tô bị lệch sẽ gây nguy hiểm
Thông thường, hiện tượng vô lăng lệch hầu hết là do lốp. Ví dụ như áp suất lốp xe không bằng nhau hoặc độ chụm bánh xe bị lệch. Hiện tượng này thường xảy ra nếu như tài xế chạy xe trên đường xấu quá nhiều hoặc thường xuyên đỗ xe với 2 bánh vắt trên vỉa hè.
Nguyên nhân tiếp theo khiến vô lăng lệch có thể tính tới đó là do lệch trục. Vô lăng lệch cũng có thể là do thước lái, trụ lái gặp vấn đề. Trong trường hợp vô lăng lệch do các vấn đề thước, trụ lái thì cần phải đem đến các xưởng chuyên sửa chữa ô tô để kiểm tra. Để biết xe có phải bị lệch trục lái hay không, hoặc có thể thử bơm đều các lốp xe và quan sát.
Vô lăng lệch cũng có thể là do hiện tượng xỉa lái. Thông thường, có tới 80% trường hợp vô lăng bị lệch là hệ quả của việc bị xỉa lái. Cũng có thể là do va chạm. Khi đi xe gặp va chạm, có thể khiến cho rô-tuyn của xe bị lệch, do đó vô lăng xe cũng bị lệch theo.
Khi gặp trường hợp do bị xỉa lái, đầu tiên phải cần biết vị trí của lốp bị mòn hoặc lốp nào không đều. Để làm được điều này hãy thử đảo vị trí của các lốp và quan sát hướng xe bị lệch mới, từ đó suy ra lốp gặp vấn đề.
Tiếp đó, hãy đưa xe vào cầu nâng, đưa cần số về P và kéo phanh tay. Tiến hành chèn bánh, kích nổ bánh và hạ vào hãm an toàn. Kiểm tra bánh sơ qua, quan sát xem bánh xe này có có đúng loại không. Cỡ lốp, mã lốp có phù hợp hay không, hoặc lốp có bị hỏng hay có điểm gì lạ không.
Tiếp đó tiến hành chỉnh lại áp suất lốp để tìm ra vấn đề của lốp. Chú ý đánh dấu vị trí các lốp để tiện cho việc thử nghiệm. Sau đó, hãy tháo 2 lốp trước và đảo vị trí 2 lốp trước với nhau và tiến hành chạy thử.
Quan sát xem hướng nhao lái thay đổi như thế nào, từ đó suy ra lực kéo cần thiết trên 1 hoặc 2 lốp. Nếu cần giảm lực nhao lái hãy chuyển 1 hoặc 2 bánh xuống trục sau và lật má lốp.
Trong quá trình kiểm tra cũng cần tuân thủ các quy trình an toàn. Nếu phát hiện lốp có gai 1 chiều hoặc lốp có kích thước khác với các lốp khác thì không thể đảo lốp được mà phải thay lốp mới và chạy thử. Cần chú ý là phải chắc chắn rằng nếu cần thay thế lốp thì cần chọn lốp phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất.
(Theo VietQ)
Để bình xăng cạn kiệt ảnh hưởng thế nào đến động cơ ô tô? Cố gắng di chuyển khi bình xăng đã cạn sẽ gây nên nhiều tổn thất, đặc biệt là ở bộ phận lọc và mô-tơ của ô tô. Bơm xăng có nhiệm vụ đưa nhiên liệu từ bình xăng tới buồng đốt, đây là một bộ phận quan trọng. Việc cố gắng di chuyển với một bình xăng đã cạn, sẽ gây nên nhiều...