Đánh cược mạng sống với nghề “ăn mứt”
Cứ tới mùa “ăn mứt”, họ phải đánh cược cả mạng sống với sóng biển hung dữ nơi những gành đá trơn tuột. Bị sóng đánh ngã xuống gành đá gãy xương hay bị hàu cứa đứt tay chân là chuyện thường ngày. Nhưng dù nguy hiểm tới đâu cũng không ai bỏ nghề, vì với những người đàn bà ấy, đó là tất cả cơm ăn áo mặc, học hành của con cái…
Độc đáo
“Mứt” là tên gọi từ xa xưa mà người dân làng Nam Ô ( phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đặt cho loài cây rong biển màu đen. Người dân quen gọi việc thu hái là “ăn mứt”. Loại rong biển này có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ chế biến nên được nhiều người khắp nơi ưa chuộng.
Lịch làm ăn của người dân làng Nam Ô mỗi năm có 4 mùa gắn với biển tính theo lịch âm. Các tháng 2, 3, 4 là mùa đi lặn hàu, ốc, bào ngư. Tháng 5, 6, 7 thì đi mành, đi rớ (đánh cá, đánh mực). Tháng 8, 9 đi thả lưới ven biển. Còn mùa này thì họ đi “ăn mứt”.
Dụng cụ thu hái mứt là những miếng tôn mỏng được cắt thành hình tròn có đường kính khoảng 8cm, đựng mứt thì dùng vợt nhỏ. Người thu hái mứt luôn mặc áo mưa để tránh sóng đánh ướt người và tay được đeo tất bảo hộ. Khi thu hái thì dùng miếng tôn cào thật mạnh vào tảng đá nơi có mứt biển, vừa cào vừa đưa vợt hứng, đầy vợt thì đổ vào rổ.
Bà Bùi Thị Sáu đang hái mứt bên những con sóng dữ. ảnh: Nguyễn Dương.
Thời điểm cào mứt là lúc thủy triều xuống, các bãi đá sẽ nhô ra, còn khi thủy triều lên, phải về ngay kẻo sóng dữ đánh rất nguy hiểm. Thế nên từ khoảng 2h sáng, những người phụ nữ Nam Ô đã tỉnh giấc í ới gọi nhau đi làm. Từng nhóm khoảng 5 người bơi thúng vượt biển đi làm xa ở bán đảo Sơn Trà, gành Hải Vân, cả vịnh Lăng Cô (Huế), có người đi xe máy, có người đi bộ vượt hàng chục cây số. Thời gian cào mứt khoảng 3 – 4 tiếng, cào xong về tới nhà là 7-8h sáng, rửa sạch rồi đem ra chợ bán hoặc có nắng thì phơi khô.
Bà Nguyễn Thị Tố Nga (54 tuổi, ở Nam Ô 3) có thâm niên 30 năm làm nghề “ăn mứt”, cũng là người thu mua mứt, cho biết: “Những năm gần đây, chúng tôi không chỉ bán được ngay ở ngoài chợ, mà còn có những vị khách đánh xe từ ngoài Bắc vào đặt hàng. Mứt ăn bổ dưỡng, trị táo bón nên ai cũng ưa thích, dễ bán lắm. Ngày nắng thì mứt có giá từ 65-70 ngàn/kg, ngày mưa thì 55-60 ngàn/kg. Nếu có nắng, phơi khô 10kg mứt tươi thì cân ra được 2 lạng, sẽ bán với giá 700 ngàn/kg”.
Nguy hiểm
Làng Nam Ô hiện có hơn 70 hộ mưu sinh bằng những nghề quanh năm gắn bó với biển cả. Đàn ông, thanh niên có sức khỏe thì đi đánh bắt xa bờ, phụ nữ thì làm nghề biển gần bờ như mò ốc, lặn hàu, ăn mứt… Phụ nữ mưu sinh bằng nghề “ăn mứt” mùa biển động này rất nguy hiểm, nên phải gan dạ, có kinh nghiệm lâu năm mới dám làm.
Video đang HOT
Đặc sản mứt Nam Ô được đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt của những phụ nữ tần tảo.
Bà Bùi Thị Sáu (51 tuổi, Nam Ô 3) kể: “Tôi làm nghề này đã được 30 năm rồi, vất vả lắm chú ơi. Cách đây một tuần, tôi bị sóng đánh ngã va vào đá, tới nay chân vẫn còn đau nhức. Đi làm thì người lúc nào cũng ướt sũng vì sóng. Lạnh thấu xương cũng phải cố mà chịu”. Chỉ vào những vết sẹo nơi đầu gối, bà Huỳnh Thị Hoa (49 tuổi, Nam Ô 3), người có 25 năm tuổi nghề, góp chuyện: “Các vết sẹo do hàu cứa đó. Sóng biển đánh ngã sưng chân, hay hàu cứa là chuyện bình thường. Nhưng lúc nào cũng phải cẩn thận trước sóng dữ, bởi nó mà lôi ra xa là có thể mất mạng ngay”.
Bà Sáu một mình mưu sinh nuôi cha mẹ già đã trên 80 tuổi và đứa con gái năm nay học lớp 10. “Con gái tôi nó giỏi lắm, năm nào cũng được trường phát giấy khen, trao phần thưởng cả”, bà Sáu hồ hởi khoe. Trong khi đó, bà nuôi 3 đứa con gái, đứa đầu thì bị thiểu năng trí tuệ, đứa thứ hai đang học cao đẳng năm 2, đứa út lớp 8. “Biển có động sóng to nguy hiểm đến mấy nhưng ngày nào tôi cũng phải đi làm, chỉ trừ những ngày bão thôi. Vì miếng cơm manh áo, không muốn để các con phải thất học”, bà Hoa nói.
“Mứt” phát triển trong thời tiết khắc nghiệt, từ khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 âm lịch, khi những đợt không khí lạnh tràn qua biển duyên hải miền Trung. Khi nước ngọt từ những đợt mưa lũ làm nước biển giảm độ mặn, cây mứt biển hình thành, phát triển, phủ dày các gành đá ở vũng Hải Vân, Sơn Trà và bãi đá khu vực Nam Ô, Hòa Vân.
Theo Nguyễn Dương
Những chuyến bay nghẹt thở
Ở nhiều nước có các đội cứu hộ, cứu nạn bằng trực thăng dân sự. Do đặc thù ở Việt Nam, nhiều hoạt động cứu hộ cứu nạn cần đến trực thăng quân đội. Bên cạnh nhiệm vụ chính là sẵn sàng chiến đấu, trực thăng quân sự còn tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ dân sự, từ vận tải, cứu hộ, cứu nạn đến phòng cháy chữa cháy....
12giờ đêm 25/9, nhận được lệnh khẩn từ sở chỉ huy yêu cầu bay ra Song Tử Tây để đưa đại đức Thích Thánh Thành, 35 tuổi, trụ trì chùa trên đảo Song Tử Tây bị xuất huyết dạ dày về đất liền, tổ bay Mi 171 do đại tá Trần Văn Quang (Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 917, Sư đoàn không quân 370), thiếu tá Ngô Hồng Sơn (Phi đội trưởng Phi đội 1) là phi công lái chính cùng đội bay là các thượng tá Phương Văn Lý, Nguyễn Hữu Cần và Phạm Văn Tuấn chuẩn bị khẩn trương ngay trong đêm để sáng sớm lập tức lên đường.
Cứ có lệnh là lên... trời
Đội bay từ sân bay Tân Sơn Nhất bay ra Phan Rang để nạp dầu, từ đó bay thẳng ra đảo Song Tử Tây. Tuy nhiên do ảnh hưởng cơn bão số 10, gió mạnh, thời tiết rất xấu. Tổ bay phải chờ ở sân bay Phan Rang tới 3/10 mới thực hiện chuyến bay ra đảo.
Thiếu tá Sơn kể: "Mặc dù bão tan nhưng thời tiết vẫn hết sức phức tạp, gió giật khó xác định được hướng, phải thay đổi độ cao thường xuyên và nhiều lúc phải bay ở độ cao 150m sát mặt biển hoặc cao 2.000m để vòng tránh những đám mây tích điện hoặc tránh mưa giông. Thời tiết lúc bay ra đã xấu, chiều bay về còn xấu hơn. Khi về, do chở bệnh nhân yếu nên không thể bay cao để vòng tránh, nhiều lúc phải bay xuyên mây giông và những cơn mưa bất chợt. Có lúc phải bay trong mưa nặng hạt, đập vào cửa kính ràn rạt cả giờ với tầm nhìn bằng không".
Ngư dân Bùi Nam Hồng Việt được đưa vào đất liền cấp cứu kịp thời.
Bay qua cơn giông, đám mây tích điện, bay trong mưa, gió giật hay độ cao lớn đều là những tình huống nguy hiểm có thể đe dọa an toàn chuyến bay. Cuối cùng, sau nhiều giờ ứng biến linh hoạt với thời tiết tổ bay cũng đã đưa được đại đức Thích Thánh Thành về đất liền an toàn.
Đây chỉ là một trong rất nhiều phi vụ cứu hộ thành công mà cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn không quân 917 thực hiện trong những năm qua. Có thể kể những vụ điển hình như vụ bay về Cần Thơ đưa Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn lên cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM). Bay cấp cứu ngư dân bị nạn ở đảo Song Tử Tây, bay cấp cứu thượng úy Ngô Văn Hải, đảo trưởng đảo Đá Lát (Trường Sa)...
Vụ mới nhất là ngày 15/10, thượng tá Nguyễn Văn Khải, chủ nhiệm bay và thiếu tá Lê Quý Hưng lái chính và tổ bay Mi 171 số hiệu 02 cấp cứu ngư dân Bùi Nam Hồng Việt, 41 tuổi, bị cảm thương hàn về đất liền điều trị. Trước đó, ngư dân Hồng Việt đang đánh cá ở khu vực quần đảo Trường Sa thì phát bệnh, được đưa vào bệnh xá đảo Trường Sa chữa trị trong tình trạng sốt cao, mất nước, rất nguy kịch.
Sau khi sơ cứu, để đảm bảo điều kiện chữa trị, bệnh xá Trường Sa đề nghị đưa bệnh nhân Việt vào đất liền. Sư đoàn không quân 370 cử tổ bay trực thăng của trung đoàn không quân 917 làm nhiệm vụ. Xuất phát từ 6 giờ sáng, sau 8 giờ bay qua nhiều vùng thời tiết xấu, tổ bay đã đưa bệnh nhân về đất liền an toàn.
Các biên đội trực thăng của trung đoàn còn tham gia vụ tìm kiếm, cứu nạn tàu cá của Tiền Giang bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Vũng Tàu, chìm canô ở Cần Giờ (TPHCM)...
Đức đại đức Thích Thánh Thành từ đảo Song Tử Tây về đất liền.
Thượng tá Ngô Vy Sơn, chủ nhiệm bay Trung đoàn nhớ lại: Ấn tượng nhất đối với tôi là chuyến đi cứu hộ, cứu nạn người dân trong cơn bão số 11 năm 2009 đổ bộ vào Phú Yên.
Lần đó trung đoàn cử ra bốn tổ bay, trong đó có tổ của tôi. Buổi chiều chúng tôi bay ra Phan Rang, chờ tiếp lương thực, gạo, mì tôm để cấp phát cho bà con thuộc hai huyện Đồng Xuân, Tuy Hòa. Điểm xa nhất mà chúng tôi phải ưu tiên là xã vùng núi Tú Mỡ, huyện Đồng Xuân bị nước lũ cô lập hoàn toàn.
Bay trong vùng rừng núi địa hình phức tạp là một thách thức lớn. Chúng tôi phải bay trong hẻm núi giữa hai bên là vách núi dựng đứng, gió giật rất mạnh, rất dễ gây ra hiện tượng mất độ cao ở trực thăng, dẫn tới tai nạn. Trong khi đó, chúng tôi phải bay thấp dưới mây để tìm kiếm nạn nhân, thả đồ tiếp tế, cất hạ cánh để chuyển đồ tiếp tế và cứu người...
Hôm đầu gặp gió giật mạnh không vào được, phải bay trở lại Phan Rang. Hôm sau chúng tôi lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Đang bay vào thì bất ngờ mưa rừng ập đến, kèm theo gió giật mạnh, phi công phải kéo máy bay lên trên 2.000m, bay trở ra.
Thượng tá Nguyễn Quốc Long, chính ủy trung đoàn, bổ sung: Phi công lái trực thăng vốn đã được đào tạo bài bản, kỹ càng và nghiêm khắc, vì chỉ một sai sót nhỏ có thể dẫn tới tai nạn cho mình, tổ lái và hành khách đi cùng. Đối với phi công được giao nhiệm vụ cứu trợ, cứu nạn, còn đòi hỏi cao hơn. Khi sự cố xảy ra, phi công phải quyết đoán xử lý ngay lập tức, thời gian có thể tính bằng giây.
Trong trường hợp anh Sơn, nếu không kịp thời kéo máy bay lên cao, máy bay có thể đâm vào núi.
Hạ cánh trên nóc nhà cao tầng làm nhiệm vụ cứu nạn trong đợt tổng diễn tập phòng cháy quốc gia ngày 14/8.
Ngày đó ở Tú Mỡ có nhiều người tử nạn nên các tổ bay phải chở 25 cỗ quan tài để kịp thời mai táng. Chuyến công tác cũng chuyển được 18 tấn lương thực và đưa 500 lượt người ra khỏi vùng bão lũ. Nhiệm vụ ở Tú Mỡ nhưng khi vào ra đưa người bị nạn, tổ bay phát hiện một số bà con Gia Lai đang cầu cứu trên các khu đất cao, mái nhà...bị cô lập bởi bão lũ. Tổ bay cũng đã đưa họ về nơi an toàn.
Những chuyến cứu hộ bất ngờ đó không quá hiếm trong cuộc đời phi công của thượng tá Ngô Vy Sơn. Anh Sơn nhớ trong chuyến chở đoàn cán bộ trung ương đi khảo sát bờ biển phía Nam ngay sau cơn bão lớn năm 2007 quét dọc bờ biển phía Nam.
Đang bay qua cửa biển Cần Giờ, TPHCM, tổ bay phát hiện có người đang trôi dạt trên biển. Tổ bay báo cáo chỉ huy trung đoàn và xin đoàn công tác quay lại để cứu người. Được chấp thuận, mặc dù gió giật rất mạnh, sóng lớn, lại không có phương tiện chuyên dụng, vì không phải chuyến công tác cứu hộ, nên anh em phải thả tời, gọi loa hướng dẫn nạn nhân bám tời kéo lên, đưa vào bờ an toàn.
Việc khó... có chỉ huy
Trên chuyến trực thăng Mi 8 bay từ TPHCM đi Cần Thơ, đại tá Trần Văn Quang, trung đoàn trưởng cho biết, nhiệm vụ chính của trung đoàn là công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác vận chuyển, chuyên chở là những nhiệm vụ chính trị được thực hiện thường xuyên. Sau này trung đoàn được giao thực hiện nhiều công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão...
Cũng dễ hiểu khi ở trung đoàn 917, cán bộ phải thực hiện nhiệm vụ bay nhiều hơn "chiến sĩ". Sĩ quan chỉ huy lại là những người tích lũy nhiều giờ bay nên càng phải tham gia bay nhiều hơn, nhất là những chuyến bay quan trọng. Đó là lý do giải thích việc trong mưa bão đại tá Trần Văn Quang cùng tổ bay đi cứu nhà sư, mà lẽ ra chỉ huy như anh có thể ngồi nhà và chỉ đạo thông qua bộ đàm.
Đại tá Trần Văn Quang là một trong những phi công nhiều kinh nghiệm nhất trung đoàn với trên 2.000 giờ bay. Anh cũng là người thực hiện những chuyến công tác khó khăn, quan trọng: Chở các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng đi công tác Trường Sa và các tỉnh phía Nam. Đại tá Quang cũng là một trong hai phi công chính tham gia buổi tổng diễn tập phòng cháy chữa cháy tầm cỡ quốc gia ngày 14/8 tại tòa nhà Diamond Plaza, trung tâm TPHCM. Nói về độ khó của chuyến bay, anh Quang cho biết: Bay cứu hộ trên nóc nhà thì nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên trực thăng không quân bay trên nóc nhà cao tầng với độ cao khoảng 100m, địa hình phức tạp, chướng ngại vật nhiều lại ở giữa trung TPHCM. Sau cuộc diễn tập, cả hai tổ bay đều hoàn thành nhiệm vụ, được Bộ Công an tặng bằng khen.
Theo Trường Điền
Những phụ nữ kiếm tiền "lì" nhất miền Tây Rất nhiều phụ nữ vùng sông nước miền Tây đã chọn những công việc hết sức mạo hiểm để kiếm tiền, như nuôi rắn độc, "săn" tắc kè, bù cạp, chuột... Dù biết việc mình làm chỉ cần sơ xuất nhỏ có thể mất mạng như chơi, nhưng những phụ nữ chân yếu tay mềm này lại không chút sợ sệt. "Mùa nào...